Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thương mạ

Một phần của tài liệu 0288 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh lào cai luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28 - 32)

1.2.3.1. Chỉ tiêu định tính

a. Tuân thủ các quy định, quy trình, văn bản áp dụng

Sự rõ ràng, cụ thể, khoa học của các quy định như quy định về số lượng, phạm vi điều chỉnh, trình tự thực hiện, nghĩa vụ các bên... sẽ giúp cho tín dụng diễn ra được thuận lợi, không rườm rà, nhanh chóng, chính xác, an toàn và hiệu quả, đồng thời cũng kiểm soát được rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng. Ngân hàng áp dụng quy trình mới, an toàn, đơn giản cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của ngân hàng. Nếu như ngân hàng áp dụng quy trình lạc hậu, phức tạp, các văn bản lạc hậu, không rõ ràng sẽ hạn chế, gây khó khăn cho các bên tham gia giao dịch, như vậy cũng sẽ làm giảm chất lượng tín dụng.

b. Đảm bảo Quy trình tín dụng và nguyên tắc cho vay

Quy trình tín dụng chính là định hướng cho tín dụng, việc tuân thủ đúng Quy trình tín dụng sẽ giúp cho tín dụng diễn ra đúng hướng và hiệu quả. Việc xây dựng Quy trình tín dụng chặt chẽ và hợp lý, tuân thủ các nguyên tắc tín dụng sẽ góp phần nâng cao hoạt động quản trị, đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi ro, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Vì vậy khi đi xem xét chất lượng tín dụng của một NHTM cần phải xem xét việc tuân thủ Quy trình tín dụng.

Ngân hàng hoạt động trong một lĩnh vực kinh tế đặc biệt, mang tính đặc thù đó là lĩnh vực tiền tệ, do đó các nguyên tắc hoạt động của ngân hàng cũng rất chặt chẽ. Nguyên tắc cho vay là một yêu cầu quan trọng trong tín dụng, việc đánh giá chất lượng tín dụng đầu tiên là phải xem xét khoản tín dụng đó có đảm bảo tuân thủ đúng nguyên tắc hay không. Các nguyên tắc cho vay cơ bản là:

- Thời hạn cho vay phải được xác định một cách chính xác. - Người đi vay có khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn.

c. Khả năng tư vấn cho khách hàng

Sự tư vấn cho khách hàng là vô cùng quan trọng, nó góp phần giảm thiểu rủi ro, và tạo điều kiện cho các hoạt động diễn ra hiệu quả. Khả năng tư vấn cho khách hàng không những đánh giá được khả năng, trình độ chuyên môn, sự nhiệt tình, tận tình đối với khách hàng, mà nó cũng góp phần đánh giá được chất lượng của hoạt động của ngân hàng nói chung và tín dụng nói riêng.

d. Sự hài lòng của khách hàng

Chất lượng tín dụng cũng được đánh giá thông qua sự hài lòng của khách hàng đối với tín dụng của ngân hàng. Sự hài lòng của khách hàng cho thấy mức độ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng của ngân hàng. Mức độ hài lòng của khách hàng càng cao chứng tỏ chất lượng dịch vụ càng tốt và ngược lại. Chỉ tiêu này thường được tiến hàng định kỳ để có thể đưa ra các sửa đổi phù hợp để nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

e. Thương hiệu của Ngân hàng

Thương hiệu của Ngân hàng càng cao chứng tỏ sự biết đến của khách hàng cao, và sự hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng cao. Từ đó có thể một phần đánh giá được chất lượng của hoạt động ngân hàng nói chung và tín dụng nói riêng.

1.2.3.2. Chỉ tiêu định lượng

a. Chỉ tiêu kết cấu dư nợ

Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn Dư nợ ngắn hạn (trung hạn, dài hạn)

* = ______I, _____■.______■.__x 100% (trung hạn, dài hạn) Tổng dư nợ

Kết cấu dư nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ. Phân tích kết cấu dư nợ sẽ giúp ngân hàng biết được ngân hàng cần đẩy mạnh cho vay theo loại hình nào để cân đối với thực lực của ngân hàng. Và khi so với kết cấu nguồn huy động sẽ cho biết rủi ro của loại hình cho vay nào là nhiều nhất.

b. Chỉ tiêu nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = ■ x 1

Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết Số dư nợ quá hạn chiếm bao nhiêu phần trăm trong Tổng dư nợ của Ngân hàng. Tín dụng là sự hoàn trả, do đó tính an toàn là yếu tố quan trọng để cấu thành chất lượng tín dụng. Khi một khoản vay không được

trả đúng hạn như đã cam kết, mà không có lý do chính đáng thì nó sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề có khả năng mất vốn. Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì ngân hàng càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì sẽ có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, tức là tỷ lệ nợ quá hạn càng cao, chất lượng tín dụng càng thấp. Tỷ lệ nợ quá hạn ở mức dưới 5% được đánh giá là ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt.

c. Chỉ tiêu nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = ______S ư xấu______x 100% Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết Số dư nợ xấu chiếm bao nhiêu phần trăm trong Tổng dư nợ của Ngân hàng. Nợ xấu tăng làm tăng chi phí dự phòng rủi ro và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ ngân hàng càng có năng lực quản lý càng cao, hoạt động của ngân hàng ít gặp rủi ro, chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại.

d. Chỉ tiêu nợ có khả năng mất vốn

Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn = Nợ c0 m nitog mất vốn x 100% Nợ quá hạn

Chỉ tiêu này cho chúng ta biết được bao nhiêu phần trăm trong tổng nợ quá hạn có khả năng thu hồi, bao nhiêu phần trăm không có khả năng thu hồi. Chỉ tiêu này cho phép đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng.

e. Chỉ tiêu tỷ lệ dự phòng rủi ro

Tỷ lệ dự phòng rủi ro = DựphÒng rủi , ro

x 100% Tổng dư nợ

Theo Điều 1 Quyết định số 22/VBHN-NHNN của NHNN Việt Nam ngày 04/06/2014: “Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung.”

Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu phần trăm dư nợ được trích lập dự phòng. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng đang tiêu cực và khả năng thu hồi nợ thấp. Nếu chỉ tiêu này thấp thì có thể phản ánh chất lượng của các khoản nợ cải thiện, hoặc có thể do các khoản dự phòng chưa được trích lập đủ theo quy định.

f. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn trung bình Doanh số thu nợ trong năm trong năm Dư nợ bình quân trong năm Chỉ tiêu này cao cho thấy khả năng luân chuyển vốn của ngân hàng nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và thúc đẩy lưu thông hàng hóa. Với một số vốn nhất định nhưng do vòng quay vốn tín dụng tăng nên ngân hàng có khả năng đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu vốn cho các

doanh nghiệp và tăng đầu tư vào các lĩnh vực khác. Đối với khách hàng hệ số càng tăng phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng càng tốt, có tình hình tài chính vững chắc, khách hàng thực hiện tốt những cam kết trên hợp đồng tín dụng và qua đó nhận biết được khách hàng tốt hay không. Đối với ngân hàng, chỉ tiêu này thể hiện khả năng thu hồi vốn của ngân hàng là cao hay thấp, khả năng quản lý tín dụng tốt hay kém. Nếu vòng quay chậm chứng tỏ chất lượng tín dụng không tốt, khả năng thu hồi vốn kém.

g. Chỉ tiêu lãi treo

Lãi treo là lãi tính trên nợ gốc và các khoản cho vay của ngân hàng nhưng chưa thu hồi được. Tổng các khoản lãi treo trên các món nợ càng thấp càng tốt. Lãi treo càng cao thể hiện rủi ro mất vốn của ngân hàng càng lớn, ngân hàng có khả năng mất cả vốn lẫn lãi. Từ đó chất lượng tín dụng giảm và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

h. Chỉ tiêu lợi nhuận từ tín dụng

Tỷ lệ lợi nhuận từ tín dụng = n từ tí , ndụng

x 100% Tổng thu nhập

Chỉ tiêu này cho biết tín dụng đã đem về chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng lợi nhuận của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ lợi nhuận tín dụng mang về lớn, tín dụng có hiệu quả, nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng, chất lượng tín dụng càng cao. Và ngược lại.

Một phần của tài liệu 0288 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh lào cai luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w