2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Lào Cai
1.088 2 2 6 1.592 7 5 4 3. Tiền gửi từ
Năm 2014 với chính sách thắt chặt tiền tệ, trần lãi suất huy động VNĐ giảm xuống mức 5,5%/năm cho các kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng. Trần lãi suất huy động USD đã được giảm xuống mức 0,75%/năm. Việc đưa lãi suất huy động vốn liên tục của NHNN khiến khách hàng lựa chọn nhiều kênh đầu tư khác có tỷ suất lợi nhuận cao hơn đầu tư tiền gửi tại ngân hàng. SHB Lào Cai tuy vừa mới thành lập, đối diện với nhiều bất lợi của nền kinh tế nhưng Chi nhánh đã có nhiều biện pháp để thu hút khách hàng và tổng số vốn huy động năm 2014 đạt được là 1.327 tỷ đồng, đây là con số rất đáng ghi nhận đối với
một Chi nhánh mới trong thời điểm khó khăn này. Bước sang năm 2015 nền kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ hồi phục thị trường tài chính ổn định với chính sách của NHNN điều chỉnh tỷ giá chính thức thêm 3% và nới biên độ tỷ giá từ +/-1% lên +/-3% hạ trần lãi suất tiền gửi bằng USD và bán ra USD can thiệp thị trường sau mỗi lần điều chỉnh tăng giá... Thị trường tài chính ổn định chi nhánh cũng chủ động hơn trong việc điều chỉnh lãi suất kết hợp nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt từ việc huy động trực tiếp tại các hộ gia đình đến việc huy động vốn lưu động tại địa bàn dân cư và các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính,. Do đó trong năm 2015 chi nhánh đã có mức tăng trưởng 23,6% đưa tổng nguồn vốn huy động tính đến cuối năm 2015 của chi nhánh đạt 1.640 tỷ đồng. Đến năm 2016 trải qua hơn 4 năm hình thành và phát triển, mạng lưới khách hàng cũng được mở rộng, chi nhánh cũng đã thiết lập được mối quan hệ với Ngân hàng Chính sách xã hội các đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp lớn trong tỉnh, vì vậy tổng nguồn vốn huy động năm 2016 đạt 1.998 tỷ đồng, tăng 358 tỷ đồng so với năm 2015, tương ứng với 21,8%.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Lào Cai
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Lào Cai năm 2014-2016)
39
Lượng vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là từ tiền gửi của các TCKT và tiền gửi từ dân cư, trong đó chủ yếu là tiền gửi từ dân cư, luôn chiếm trên 80%. Trong giai đoạn 2014-2016 thì nguồn vốn từ tiền gửi của dân cư có tính ổn định và tăng trưởng, góp phần xây dựng nền tảng khách hàng bền vững. Từ năm 2014 đến năm 2016 luôn có thể thấy sự tăng trưởng đều trong nguồn vốn huy động và cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh cũng không có sự thay đổi nhiều. Năm 2014 nguồn vốn huy động từ tiền gửi của TCKT đạt 192 tỷ đồng (chiếm 14,5% trong tổng nguồn vốn), nguồn vốn huy động từ tiền gửi từ dân cư chiếm 82% tổng nguồn vốn, tương đương với 1.088tỷ đồng. Đến năm 2016 nguồn vốn huy động từ tiền gửi của TCKT đạt 382 tỷ đồng (chiếm 19,1% trong tổng nguồn vốn), nguồn vốn huy động từ tiền gửi từ dân cư chiếm 79,7% tổng nguồn vốn, tương đương với 1.592 tỷ đồng. Còn lại là tiền gửi từ các nguồn khác chiếm tỷ lệ ~3%.
Các doanh nghiệp để tiền trong ngân hàng chủ yếu là nguồn tiền gửi không kỳ hạn, doanh nghiệp cần quay vòng vốn thường xuyên nên không để nhiều vốn trong Ngân hàng. Ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp để tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế vẫn có xu hướng tăng nhưng không cao.
Trong tổng vốn huy động từ khách hàng của chi nhánh, huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn. Là do tình hình kinh tế giai đoạn này tương đối ổn định, thu nhập của dân cư tăng, dân chúng đã tin tưởng vào giá trị đồng tiền và dần chuyển từ hình thức tiết kiệm vàng sang hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng.
2.1.3.2. Tín dụng.
Cấp tín dụng là hoạt động rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh của NHTM. Trong những năm qua chi nhánh luôn coi trọng và có nhiều biện pháp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng ổn định, bền vững đi kèm với kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng.
40
Bảng 2.2: Tình hình tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Lào Cai
đối trưởng đối trưởng Tuyệt đối trưởng Theo kỳ hạn Ngắn hạn 71 4 - 970 35,9 1.52 4 57, 1 Trung dài hạn 23 2 - 326" 405 35 0" 7,4 Theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp 25 3^^ - 322" 27,3 74 2^^ 130,4 Cá nhân 69 3^ - 97 4 402 1.13 2 162" Theo tiền tệ VNĐ 52 6" - 9Õ0- 71,1 1.14 4 /7,1 Ngoại tệ quy đổi 42
0 - 396" -57" 730 84, 3 Tổng 94 6^ 1.29 6 37,0 1.87 4 44,6
Năm 2014 dưới sự điều chỉnh giảm của trần lãi suất huy động. Là chi nhánh mới đi vào hoạt động, SHB Lào Cai còn gặp rất nhiều khó khăn cùng với đó là nền kinh tế đang phục hồi dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, do đó nhu cầu vay vốn của nhiều doanh nghiệp cũng giảm sút nên trong giai đoạn đầu trong năm 2014 chi nhánh chỉ đạt được 946 tỷ đồng dư nợ tại thời điểm 31/12/2014. Sang năm 2015 nhu cầu sử dụng vốn của nền kinh tế tăng cùng với sự nỗ lực của SHB
Lào Cai, số lượng khách hàng biết đến và sử dụng dịch vụ của SHB cũng tăng lên. Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được tín dụng của chi nhánh trong giai đoạn 2014-2016 đều có sự tăng trưởng. Từ năm 2014 đến năm 2015 chi nhánh đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong tín dụng, biểu hiện là tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng đạt mức 37%. Dư nợ tín dụng năm 2015 là 1.296 tỷ đồng, tăng lên 350 tỷ đồng so với năm 2014, tương ứng với 37%. Đến năm 2016 dư nợ tín dụng vẫn tăng 578 tỷ đồng so với năm 2015, tỷ lệ tăng là 44,6%.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Lào Cai năm 2014-2016)
Tín dụng của chi nhánh đang có sự chuyển dịch trong cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn, đó là giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng trung dài hạn và tăng tỷ lệ dư nợ tín dụng ngắn hạn. Năm 2014 tỷ lệ tín dụng ngắn hạn chiếm 75,48% tổng dư nợ, thì năm 2015 đã giảm xuống còn 74,85% và năm 2016 lại tăng lên mức81,32%. Tỷ lệ dư nợ tín dụng trung dài hạn năm 2014 chiếm 24,52%, năm 2015 tăng lên 25,15% và năm 2016 là 18,68%.
Chỉ tiêu Năm 2014 Tỷ lệ (14/14) Năm 2015 Tỷ lệ (15/14) Năm 2016 Tỷ lệ (16/15) Tổng thu nhập 26 J 100 % 448 58,9 % 53, 6 33,8 % Tổng chi phí 12 6 100 % 229 70,8% 24 4 18,0 % Lợi nhuận 13 √7^ 100 % 21, 9 47,9% 29, 2 50,6 %
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Lào Cai
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Lào Cai năm 2014-2016)
Theo biểu đồ trên ta thấy SHB Lào Cai chủ yếu cấp tín dụng đối với đối tượng là khách hàng cá nhân, tỷ lệ dư nợ vay của khách hàng cá nhân luôn chiếm trên 60% tổng dư nợ. Năm 2014 tỷ lệ tín dụng cá nhân chiếm 73,26% tổng dư nợ, thì năm 2015 là 75,15% và năm 2016 giảm xuống còn 60,41%. Tỷ lệ tín dụng doanh nghiệp năm 2014 chiếm 26,74%, năm 2015 là 24,85% và năm 2016 là 39,59%. Chi nhánh đang tập trung vào phân khúc khách hàng bán lẻ, nhưng trong thời gian tới chi nhánh cần tăng cường tăng tín dụng doanh nghiệp để có thể đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng.
2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Do những kết quả kinh doanh khả quan đạt được trong quá trình kinh doanh các sản phẩm như huy động vốn, tín dụng, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, SHB Lào Cai đã đạt được những con số tăng trưởng khá ổn định trong các năm qua. Những số liệu này không những cao so với các chi nhánh cùng hệ thống mà còn so với cả các đối thủ cạnh tranh trong cùng địa bàn.
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Lào Cai
Trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam và trên thế giới đang có nhiều biến động bất thường, toàn thể ban lãnh đạo cũng như đội ngũ nhân viên SHB Lào Cai đã bám sát sự chỉ đạo của cấp trên, năng động sáng tạo trong hoạt động kinh doanh, công tác quản lý tài chính minh bạch, đúng theo các quy chế hiện hành của NHNN cũng như chính sách chung của SHB, nguồn vốn huy động có sự ổn định cao đảm bảo cho công tác quản trị tài sản hiệu quả. Những thành tựu này đã tạo điều kiện cho chi nhánh đạt được một kết quả sản xuất kinh doanh rất khả quan trong giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên do mới thành lập năm 2012 nên kết quả kinh doanh của chi nhánh cũng còn chưa cao.
Thông qua các báo cáo tài chính thường niên của mình, SHB Lào Cai đã cho thấy rất rõ các thay đổi trong cơ cấu tài sản cũng như các thành tựu đạt được trong năm vừa qua. Khả năng quản lý của chi nhánh trong năm cũng được cải thiện do đó cũng tăng cường được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là sự nỗ lực của SHB Lào Cai, nhất là trong bối cảnh nền tài chính nước nhà đang chịu nhiều biến động, sự cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ trong cùng địa bàn.
Lợi nhuận của chi nhánh qua các năm 2014, 2015, 2016 lần lượt là 13,7 tỷ đồng, 21,9 tỷ đồng, 29,2 tỷ đồng.