Bài học đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội Ch

Một phần của tài liệu 0288 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh lào cai luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41 - 44)

Chi nhánh Lào Cai

Qua kinh nghiệm của các NHTM trong và ngoài nước trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, có thể rút ra những bài học quý giá về nâng cao chất lượng tín dụng đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Lào Cai như sau:

Thứ nhất: Chính phủ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của Ngân hàng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Chính phủ, NHNN đánh giá đúng tình hình nợ xấu, nhanh chóng đưa ra các ứng phó ngay từ giai đoạn đầu. Phải giám sát chặt chẽ việc phân loại nợ tại các NHTM để đánh giá đúng đắn tác động tới hệ thống tài chính, từ đó đưa ra những phương án phù hợp.

Thứ hai: NHNN cần xây dựng và tăng cường khung pháp lý một cách đồng bộ nhằm giám sát chặt chẽ hơn kỷ luật của ngành Ngân hàng nhằm ngăn ngừa sự bùng phát trở lại của nợ xấu và xem xét cho phá sản những NHTM thực sự yếu kém. Tăng cường quy chế quản lý, giám sát các hoạt động kinh

doanh của từng NHTM, đồng thời củng cố sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nuớc trong việc giám sát hoạt động của hệ thống tài chính.

Thứ ba. Ngân hàng cần phải thuờng xuyên tìm hiểu, nghiên cứu những kinh nghiệm nâng cao chất luợng tín dụng của các nuớc trên thế giới để có thể đua ra được những bài học áp dụng trong quá trình hoạt động của Ngân hàng để hạn chế rủi ro.

Thứ tư: Ngân hàng phải chú trọng tăng cường thu thập thông tin sàng lọc những thông tin tin cậy để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn.

Thứ năm: Ngân hàng phải tiến hành chọn lọc kỹ lưỡng, thẩm định chính xác khách hàng, ưu tiên những khách hàng có tiềm lực tài chính tốt, kinh doanh ổn định, các tình hình tài chính lành mạnh và tài sản bảo đảm tốt.

Thứ sáu: Nghiêm cứu kỹ lĩnh vực đầu tư, hạn chế đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm.

Thứ bảy: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sau vay để nắm bắt tình hình khách hàng và đưa ra những hướng xử lý kịp thời khi nhận thấy có dấu hiệu rủi ro.

Thứ tám: Đào tạo, xây dựng đội ngũ chuyên viên quan hệ khách hàng có khả năng, kiến thức, nắm chắc nghiệp vụ, tư cách đạo đức tốt.

Thứ chín: Thường xuyên áp dụng khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đại vào dịch vụ ngân hàng. Áp dụng các chương trình quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng và chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thương mại, đã trình bày các nội dung:

- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về tín dụng của NHTM.

- Đưa ra các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của NHTM.

Những nội dung ở Chương 1 là những lý luận quan trọng để giải quyết các vấn đề ở Chương 2 và Chương 3. Chương 2 Luận văn sẽ đi sâu vào thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Lào Cai.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI - CHI NHÁNH LÀO CAI

2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI - CHI NHÁNH LÀO CAI

Một phần của tài liệu 0288 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh lào cai luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w