Kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội.

Một phần của tài liệu 0288 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh lào cai luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 89 - 93)

Là một chi nhánh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội, nên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Lào Cai cũng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các chính sách cũng như quy định của Ngân hàng mẹ. Do đó để nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh thì Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội cần:

Thứ nhất: tiếp tục tích cực trong việc tìm kiếm các nguồn vốn trong và ngoài nước, các quỹ đầu tư để phát triển các sản phẩm cho vay. Trong thời gian qua, SHB đã triển khai nhiều chương trình tín dụng, sản phẩm cho vay riêng cho đối tượng khách hàng cụ thể. Tuy nhiên do sự phát triển nhanh của nền kinh tế nên nhu cầu tín dụng của các khách hàng cũng không ngừng tăng lên. Để có thể đảm bảo kế hoạch mở rộng cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng đối thì ngân hàng SHB cần tích cực trong việc tìm kiếm các nguồn vốn trong và ngoài nước, các quỹ đầu tư để phát triển các sản phẩm cho vay.

Thứ hai: hỗ trợ các chi nhánh nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên, đặc biệt là các chuyên viên quan hệ khách hàng. Hàng năm, ngân hàng SHB cần hỗ trợ tổ chức các kỳ sát hạch đánh giá lại năng lực của các chuyên viên quan hệ khách hàng để xem xét những người không đủ trình độ năng lực thì cử đi học bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ của cán bộ. Với việc nâng cao chất lượng và năng lực của đội ngũ chuyên viên quan hệ khách hàng thì không những giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với nhiều đối tượng khách hàng nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng mà còn nâng cao được chất lượng tín dụng của các khoản cho vay.

Thứ ba: tạo điều kiện và hỗ trợ chi nhánh trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động để có thể nâng cao năng lực canh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn, thu hút các khách hàng để mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh. Để có thể mở rộng mạng lưới hoạt động thì các chi nhánh cần sự ủng

hộ, giúp đỡ tạo điều kiện của ngân hàng SHB về nhiều mặt nhu: chủ trương chính sách, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỷ thuật...

Thứ tư: SHB nên phân nhiều quyền quyết định hơn cho các chi nhánh nhằm nâng cao tính tự chủ của các chi nhánh để tăng tính cạnh tranh giữa các chi nhánh và tăng khả năng tiếp cận khách hàng.

Thứ năm: SHB nên tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề tín dụng để cho các chuyên viên quan hệ khách hàng của các chi nhánh có điều kiện trao đổi kinh nghiệm công tác và nâng cao trình độ của mình.

Thứ sáu: Triển khai kịp thời, hướng dẫn cụ thể các văn bản, quyết định của Ngân hàng Nhà nước.

Thứ bảy: Tăng cường hoạt động thanh tra kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống nhằm chấn chỉnh các hoạt động của chi nhánh và đội ngũ nhân sự.

Thứ tám: Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp cho ngân hàng. Để hoạt động sản xuất kinh doanh luôn thành công thì ngân hàng phải có một chiến lược kinh doanh phù hợp, xuyên suốt trong mọi hoạt động của ngân hàng. Để đạt được các mục tiêu trước mắt cũng như các mục tiêu trong dài hạn thì ngân hàng cần lựa chọn được cho mình một đường lối hoạt động và phân bổ nguồn lực một cách hợp lý.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở đưa ra những lý luận thực tiễn liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu tại Chương 1, phân tích thực trạng ở Chương 2, trong Chương 3 Luận văn đã trình bày và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Lào Cai

Chương 3 cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, cũng như Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội nhằm hỗ trợ cho việc thực thi các giải pháp có hiệu quả.

KẾT LUẬN

Tín dụng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các NHTM nói chung và của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Lào Cai nói riêng. Tuy nhiên, tín dụng ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Lào Cai vẫn còn những hạn chế nhất định, vì vậy việc phân tích tìm ra nguyên nhân, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Lào Cai là một việc cần thiết trong việc duy trì và mở rộng thị phần tín dụng. Luận văn đã đi sâu nghiên cứu và hoàn thành những nhiệm vụ chủ yếu sau:

Đưa ra những vấn đề lý luận về tín dụng, đi sâu nghiên cứu về chất lượng tín dụng, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng và các nhân tố tác động tới chất lượng tín dụng của các NHTM.

Phân tích tình hình, đánh giá, tổng hợp thực trạng chất lượng tín dụng ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Lào Cai trong giai đoạn năm 2014 - 2016, từ đó đi sâu tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những yếu kém bất cập còn tồn tại làm cho chất lượng tín dụng chưa thực sự cao.

Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề tài đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Lào Cai và đề xuất một số kiến nghị với các chủ thể liên quan như Chính phủ, NHNN, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội.

Hy vọng với những nghiên cứu và đề xuất trên sẽ đóng góp một phần làm cho tín dụng ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Lào Cai có những bước tiến đáng kể, bảo đảm cho quá trình tín dụng diễn ra trôi chảy, chính xác, an toàn, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng, phát triển của kinh tế Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. TS Nguyễn Kim Anh (2011), Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

2. PGS. TS Nguyễn Duệ (2005), Giáo trình Ngân hàng Trung ương, NXB Thống kê, Hà Nội.

3. TS Phan Thị Thu Hằng (2004), Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

4. PGS.TS Tô Ngọc Hung (2014), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.

5. Nguyễn Minh Kiều (2011), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.

6. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng,

NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng năm 2014 - 2016.

8. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2014), Quyết định sổ 22/VBHN-NHNN của NHNN Việt Nam ngày 04/06/2014

9. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Lào Cai, Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh của năm 2014-2016.

10. TS Tô Kim Ngọc (2008), Giáo trình Tiền tệ Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng,

NXB Thống kê, Hà Nội.

12. Quốc hội nuớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng, NXB Chính trị - Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

Tiếng Anh

13. Frediric S.Mishkin, Money, Banking and Finance market.

14. Perter S.Rose, Commercial Bank Management, NXB Tài chính, Hà Nội. 15. Một số Website: www.sbv.gov.vn, www.mof.gov.vn, www.vsqi.gov.vn,

www.wikipedia.org, www.shb.com.vn, www.vietcombank.com.vn,

Một phần của tài liệu 0288 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh lào cai luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w