Ngân hàng nhìn đúng thực trạng dư nợ để có biện pháp thích hợp xử lý nợ quá hạn phát sinh, quá trình xử lý phải tuân thủ đúng cơ chế hiện hành với các biện pháp xử lý linh hoạt vừa tránh tổn thất cho ngân hàng, đồng thời giúp khách hàng tháo gỡ khó khăn.
Ngân hàng cần tìm hiểu nguyên nhân khách hàng vay vốn không trả được nợ vay đúng hạn. Từ đó có thể phân tích nguyên nhân nợ quá hạn phát
sinh và đánh giá thực trạng nợ của từng hồ sơ nợ tín dụng theo loại hình kinh tế và thời hạn cho vay, về khả năng thu hồi vốn để có biện pháp xử lý.
Nếu do nguyên nhân khách quan thì có thể gia hạn nợ để khách hàng có thời gian chuẩn bị trả nợ cho ngân hàng. Khi không thể cho gia hạn nữa thì tùy mục đích sử dụng vốn có thể cho vay từ ngắn hạn chuyển lên trung hạn, hoặc yêu cầu yêu cầu khách hàng vay vốn bổ xung thêm tài sản thế chấp, cầm cố để bổ xung thêm thời hạn cho vay đối với khách hàng có khả năng trả nợ, có thiện chí trả nợ hoặc trong quá trình sử dụng vốn khách hàng đã trả đuợc một phần nợ gốc, trả lãi hàng tháng đầy đủ, có uy tín trong quan hệ với ngân hàng nhung hiện tại gặp một số khó khăn do những nguyên nhân bất khả kháng.
Trong truờng hợp không thể gia hạn nợ hoặc kéo dài thời gian trả nợ thì ngân hàng động viên, thuyết phục khách hàng tự nguyện bán tài sản để trả nợ thì đuợc giảm trừ lãi suất quá hạn và lãi suất trong hạn. Đối với những truờng hợp khách hàng cố tình trây ì thì ngân hàng cần tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của các cơ quan pháp luật, kiên quyết buộc giao tài sản cho ngân hàng quản lý để cho thuê hoặc phát mại nhằm thu hồi vốn.
Ngân hàng tiến hành giao chỉ tiêu thu hồi nợ quá hạn đến từng chuyên viên quan hệ khách hàng, bình xét trả luơng kinh doanh, để đạt danh hiệu thi đua thì buộc các chuyên viên quan hệ khách hàng phải hoàn thành chỉ tiêu xử lý nợ quá hạn. Đồng thời định kỳ xét thuởng cho các cá nhân có thành tích trong xử lý nợ quá hạn.