- Đội ngũ cán bộ giảng viên
THANH HÓ A HÒA BÌNH
ThS. Lưu Thị Ngọc Diệp∗
Tóm tắt: "Năm du lịch Quốc gia Thanh Hóa 2015” mở ra cơ hội cho sự hợp
tác liên kết phát triển du lịch xứ Thanh với nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt là những tỉnh lân cận có tiềm năng du lịch bổ sung lẫn nhau như Ninh Bình, Nghệ An, Hòa Bình, Sơn La... Trong đó, Thanh Hóa và Hòa Bình là hai tỉnh có vị trí tiếp giáp, miền đất của không gian văn hóa Thái - Mường, nơi chứa đựng những tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn độc đáo phần nhiều còn chưa được đánh thức. Việc liên kết khai thác thế mạnh văn hóa tộc người sẽ góp phần bổ sung và thúc đẩy phát triển du lịch của hai tỉnh trong tương lai. Ðây cũng là hướng đi mới mang tính chiến lược để phát triển du lịch một cách bền vững của hai vùng đất thuộc khu vực Bắc Trung Bộ và khu vực Tây Bắc này.
1. Lợi thế liên kết phát triển du lịch Thanh Hóa - Hoà Bình
Yếu tố thuận lợi đầu tiên đặt cơ sở cho vấn đề xác định liên kết tuyến điểm du lịch tại hai địa phương chính là Thanh Hóa và Hòa Bình tiếp giáp nhau về vị trí địa lý. Hơn nữa, Hòa Bình lại chỉ cách Hà Nội khoảng 70km về phía Tây Nam theo quốc lộ 6. Khoảng cách không quá xa thủ đô được xem là lợi thế để khai thác một thị trường du lịch giàu tiềm năng như Hà Nội và một số thành phố vệ tinh.
Mặt khác, điểm tương đồng về văn hóa của Hòa Bình và vùng núi phía Tây Thanh Hóa cũng là một điều kiện để khai thác những giá trị văn hóa tộc người tại hai tỉnh, kết nối các điểm du lịch trong không gian văn hóa Mường - Thái ở đây. Tuy về mặt địa lý hành chính, hai tỉnh lại nằm ở hai khu vực khác nhau. Thanh Hóa thuộc về khu vực Bắc Trung Bộ, còn Hòa Bình được xếp vào khu vực Tây Bắc. Nhưng về văn hóa, vùng núi phía Tây của Thanh Hóa cũng có thể được xếp vào vùng văn hóa Tây Bắc [5].
Hướng liên kết khai thác giá trị văn hóa tộc người nhằm phát triển du lịch Thanh Hóa - Hòa Bình còn xuất phát trên cơ sở khai thác thế mạnh từ văn hóa tộc người ở mỗi
41
địa phương. Các giá trị này bổ sung lẫn nhau tạo ra sự đa dạng về mặt sản phẩm du lịch, thu hút và giữ chân khách du lịch lưu trú lâu hơn. Cụ thể là:
Sức hấp dẫn du khách của Hòa Bình nằm ở đặc điểm: một vùng đất đa dân tộc nhưng người Mường chiếm số lượng đông đảo nhất, từng được mệnh danh là "thủ phủ của người Mường" [12]. Bên cạnh đó, mô hình du lịch bản Lác của người Thái ở Mai Châu cũng mang lại những bài học kinh nghiệm đáng quý cho "du lịch dân tộc học" ở Thanh Hóa.
Ngược lại, thế mạnh đã được khai thác của Thanh Hóa là du lịch biển gắn với văn hóa biển, đây là lợi thế mà Hòa Bình không có được. Ngoài ra, Thanh Hóa còn rất giàu có về các di sản, di tích lịch sử - văn hóa và sở hữu thiên nhiên hùng vĩ, khoáng đạt ở miền Tây; hữu tình, nên thơ ở miền đồng bằng duyên hải còn đang ở dạng tiềm năng. Hướng liên kết "lên rừng - xuống biển" với những sản phẩm du lịch phong phú mang đầy đủ sắc thái rừng - biển phản ánh đời sống của các dân tộc ở các dạng địa hình có thể xem như gợi ý về một hướng đi mới cho "du lịch văn hóa" [9].