Đặc điểm nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu TAP CHI SO 10 (Trang 65 - 66)

- Đội ngũ cán bộ giảng viên

2. Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng Bắc Trung Bộ đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của vùng trước bối cảnh hội nhập

2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực du lịch

Nguồn nhân lực ngành du lịch, được hiểu là lực lượng lao động tham gia vào quá trình phát triển du lịch, bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp bao gồm những công việc trực tiếp phục vụ khách du lịch, như trong khách sạn, nhà hàng, lữ hành, các cửa hàng bán lẻ phục vụ khách du lịch, cơ quan quản lý du lịch. Lao động gián tiếp bao gồm những công việc cung ứng, hỗ trợ cho các hoạt động trực tiếp phục vụ khách du lịch như: cung ứng thực phẩm cho khách sạn nhà hàng, cung ứng hàng hóa cho các cửa hàng bán lẻ phục vụ khách du lịch, các dịch vụ của Chính phủ hỗ trợ phát triển du lịch, đào tạo nhân lực du lịch, xây dựng các cơ sở lưu trú, sản xuất máy bay, các trang thiết bị phục vụ khách du lịch...

Qua nghiên cứu lực lượng lao động làm việc trong ngành du lịch, chúng tôi chia lực lượng lao động du lịch thành 4 nhóm lao động với những đặc điểm khác nhau:

+ Nhóm lao động chức năng quản lí nhà nước về du lịch: nhóm lao động này có

vai trò đại diện cho Nhà nước để hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch kinh doanh có hiệu quả; kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh.

+ Nhóm lao động chức năng sự nghiệp ngành du lịch: đây là bộ phận có trình độ học vấn cao, có kiến thức chuyên sâu về ngành du lịch, có chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học về du lịch và có vai trò to lớn trong việc phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch, tác động lớn đến chất lượng và số lượng của nguồn nhân lực ngành du lịch hiện tại và trong tương lai.

+ Nhóm lao động chức năng đảm bảo điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp du lịch: nhóm lao động này không trực tiếp cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho du

70

khách. Nhiệm vụ chính của họ là cung cấp những nhu yếu phẩm, phương tiện làm việc cho những lao động thuộc các bộ phận khác của doanh nghiệp.

+ Nhóm lao động chức năng kinh doanh: chiếm số lượng đông đảo nhất trong

hoạt động của ngành du lịch, bao gồm: đội ngũ lao động chức năng kinh doanh lữ hành, đội ngũ lao động vận chuyển khách du lịch (lái xe, lái tàu), lao động chế biến các món ăn, lao động thuộc nghề phục vụ ăn uống (phục vụ bàn), lao động thuộc nghề pha chế và phục vụ đồ uống (phục vụ bar), lao động thuộc nghề lễ tân, phục vụ buồng.

Một phần của tài liệu TAP CHI SO 10 (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)