(Khảo sát từ chỉ sản phẩm nghề nghiệp nghề biể nở Thanh Hóa)

Một phần của tài liệu TAP CHI SO 10 (Trang 43 - 44)

- Đội ngũ cán bộ giảng viên

(Khảo sát từ chỉ sản phẩm nghề nghiệp nghề biể nở Thanh Hóa)

NCS. Nguyễn Văn Dũng

Tóm tắt: Qua thực tế khảo sát từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa,

chúng tôi nhận thấy, số lượng từ ngữ nghề nghiệp rất phong phú, đa dạng và có một sự khác biệt khá lớn với ngôn ngữ toàn dân, nhưng giữa từ nghề nghiệp và từ địa phương lại có mối quan hệ rất khăng khít. Trong bài viết này, chúng tôi đi sâu phân tích đặc điểm cấu tạo và các kiểu kết hợp của từ ghép chính phụ chỉ sản phẩm nghề biển ở Thanh Hóa, nhằm chỉ ra những đặc điểm về cấu tạo từ, làm rõ mối quan hệ giữa từ nghề nghiệp và từ địa phương.

1. Đặt vấn đề

1.1. Như chúng ta đã biết, để tồn tại, phát triển và đáp ứng nhu cầu cuộc sống, con người phải mưu sinh, lao động, tìm nghề, lựa chọn nghề và học nghề. Đây là cơ sở xã hội để hình thành nên lớp từ ngữ của một tầng lớp nghề nghiệp riêng biệt phục vụ cho quá trình giao tiếp, tư duy. Lớp từ ngữ đó cũng tạo nên dấu ấn nghề nghiệp - từ ngữ nghề nghiệp. Thực tế, bất kỳ một ngành nghề nào cũng ở phạm vi một địa phương nhất định, khi những người trong nghề giao tiếp với nhau đều bị chế định bởi dấu ấn địa phương. Như vậy, từ ngữ nghề nghiệp thuộc phương ngữ xã hội xét về tính chất người dùng và có quan hệ chặt chẽ với từ địa phương - phương ngữ địa lý xét theo tính chất phạm vi sử dụng. Để xác định từ nghề nghiệp (tiếng nghề nghiệp), chúng tôi đặt trong sự đối lập với từ toàn dân. Bên cạnh những từ có nội dung chỉ nghề nghiệp được sử dụng hạn chế trong một địa phương nhất định thì những từ đã được sử dụng rộng rãi trong toàn dân, ở phạm vi rộng cũng được xem là từ nghề nghiệp.

1.2. Để tạo ra một sản phẩm của nghề thì người làm nghề phải sử dụng công cụ, phương tiện cùng quy trình hoạt động, thao tác phù hợp mới có thể tạo ra những sản phẩm nghề nghiệp theo ý muốn chủ quan. Cùng với lớp từ ngữ chỉ công cụ, phương tiện và lớp từ ngữ chỉ quy trình hoạt động, thì lớp từ ngữ chỉ sản phẩm có số lượng lớn nhất, phong phú và đa dạng. Từ thực tế khảo sát những đơn vị từ ngữ chỉ sản phẩm nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa, chúng tôi nhận thấy, xét từ bình diện hình thái học, số lượng từ ghép chính phụ (còn gọi là từ ghép bổ nghĩa, phân nghĩa xét từ bình diện ngữ

48

nghĩa học) chiếm số lượng lớn nhất, thể hiện rõ nhất đặc điểm của nghề. Trong bài biết này, chúng tôi đi sâu phân tích đặc điểm, mô hình cấu tạo và các kiểu kết hợp lớp từ ghép chính phụ chỉ sản phẩm nghề biển ở Thanh Hóa trong sự so sánh với từ toàn dân, góp phần chỉ rõ mối quan hệ giữa từ nghề nghiệp và từ địa phương.

Một phần của tài liệu TAP CHI SO 10 (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)