- Đội ngũ cán bộ giảng viên
3. Khai thác giá trị văn hóa tộc người trong liên kết phát triển du lịch Thanh Hóa Hòa Bình
3.1. Tạo lập sản phẩm du lịch đặc trưng
Nếu như Hòa Bình đã thể hiện rõ thế mạnh về tạo lập sản phẩm du lịch đặc trưng là khai thác văn hóa dân tộc, đặc biệt ở người Mường thì Thanh Hóa tuy đa dạng hơn
44
hẳn về tài nguyên du lịch nhưng lại chưa chú trọng tới khai thác giá trị văn hóa tộc người. Du khách trong nước biết đến Thanh Hóa chủ yếu về du lịch biển và một số di tích lịch sử, văn hóa như Lam Kinh, Thành nhà Hồ, suối cá Cẩm Lương, rất ít du khách ngoài tỉnh biết tới các giá trị văn hóa tộc người và phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ ở khu vực phía Tây tỉnh Thanh Hóa. Vì vậy, Thanh Hóa cần có chiến lược khai thác nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quý giá này phục vụ phát triển du lịch.
"Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch" [9, tr.2]. Như vậy, bên cạnh những sản phẩm du lịch đã có, Thanh Hóa cần xác định thêm sản phẩm du lịch đặc trưng ở đây chính là những tour tham quan các bản dân tộc Mường, dân tộc Thái, Mông, Dao, Khơ mú, Thổ ở Thanh Hóa (du khách có thể tham quan các làng nghề dệt thổ cẩm, nhà sàn, ruộng bậc thang, tìm hiểu các lễ hội truyền thống, các loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc, thưởng thức đặc sản dân tộc kết hợp thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên miền núi như sông, suối, thác, rừng, núi). Trong đó, tại các điểm du lịch cần làm nổi bật giá trị văn hóa riêng của người Mường, người Thái, Mông, Dao... ở Thanh Hóa, ngoài điểm chung cần làm nổi bật đặc điểm riêng so với cùng tộc người đó nhưng sống ở địa bàn khác. Ví dụ: trang phục, ngôn ngữ của người Mường, người Thái Thanh Hóa có những nét khác với trang phục người Mường, người Thái ở Hòa Bình nói riêng, Tây Bắc nói chung.
Vì "du lịch dân tộc học" ở Thanh Hóa chưa có thương hiệu nên thời gian đầu cần kết nối với những điểm du lịch dân tộc học có khoảng cách không quá xa ở Hoà Bình như Mai Châu và thành phố Hòa Bình. Đặc biệt, có thể vận dụng sự quảng bá du lịch từ những đoàn du khách lẻ tổ chức đi "phượt" cung đường Hà Nội - Mai Châu - Mường Lát.
3.2. Kết nối các tuyến, điểm du lịch
Từ phân tích tiềm năng du lịch và thế mạnh đã được khai thác của du lịch Thanh Hóa - Hòa Bình, chúng ta có thể tìm ra hướng hợp tác nhằm phát huy điểm chung, đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại điểm đến chung, đồng thời có thể khai thác thế mạnh của mỗi địa phương bổ trợ cho nhau. Cụ thể ở đây chính là đẩy mạnh khai thác tuyến điểm du lịch gắn với người Mường Hòa Bình và người Mường Thanh Hóa, tuyến điểm du lịch bản Lác (Mai Châu) và một số bản người Thái ở Bá Thước, Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa ở Thanh Hóa như bản Kho Mường, bản Đốc, bản Tôm... Đối tượng khách thu hút từ khu vực phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội (cách Hòa Bình chỉ khoảng 70km). Tranh thủ quảng bá các địa điểm "du lịch dân tộc học" ở Thanh Hóa kết nối với những khu du lịch dân tộc đã có "tên tuổi" của Hòa Bình, nhằm khai thác thế mạnh các điểm
45
du lịch tại Hòa Bình đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách Hà Nội, do có thể đi lại được trong ngày.
Sau đây là một số gợi ý về tuyến điểm kết nối "du lịch dân tộc học" của hai tỉnh như: Hà Nội - Bảo tàng không gian văn hóa Mường (thành phố Hoà Bình - bản Mường Giang Mỗ (Hòa Bình) - suối cá thần Cẩm Lương, Cẩm Thủy (Thanh Hóa); Hà Nội - Bản Lác (Mai Châu, Hòa Bình) - Bản Kho Mường (Bá Thước); Hà Nội - Bản Giang Mỗ (người Mường) - Bản Lác (người Thái, Hòa Bình) - Sài Khao (Bản Mông ở xã Trung Lý, Mường Lát, Thanh Hóa) - Khô Mường (Bá Thước, Thanh Hóa); Thành phố Hòa Bình - suối cá Cẩm Lương (Cẩm Thủy, Thanh Hóa) - Thành nhà Hồ (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) - Sầm Sơn (Thanh Hóa).
Để phục vụ hiệu quả cho quá trình kết nối các tuyến, điểm du lịch văn hóa, du lịch sinh thái của Thanh Hóa - Hòa Bình, một vấn đề không kém phần quan trọng chính là cần nâng cấp các quốc lộ, tỉnh lộ kết nối các điểm du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, hướng trọng tâm vào công tác quản lý dịch vụ. Một điểm đến không chỉ cần đầu tư về cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú, giữ vệ sinh môi trường… mà còn cần tổ chức tốt dịch vụ để tạo niềm tin, truyền cảm hứng cho du khách, nâng cao uy tín của điểm đến. 3.4. Bổ sung lẫn nhau các giá trị văn hóa tộc người độc đáo của hai địa phương
Với tiềm năng văn hóa tộc người đa dạng của hai địa phương, có thể khai thác bổ sung lẫn nhau nhằm tạo sự hấp dẫn cho du khách khi lựa chọn các sản phẩm du lịch. Một mặt, cần phát huy thế mạnh văn hóa biển của cư dân người Việt ở vùng biển Thanh Hóa đối với du khách đến từ Hòa Bình vì đối tượng khách ở đây xa biển nên sẽ cảm thấy hấp dẫn với loại hình du lịch khác biệt này.
Mặt khác, đối với du khách đến từ Hà Nội và các tỉnh lân cận, có thể quảng bá các tour tham quan những điểm du lịch nổi tiếng từ lâu của Hòa Bình kết hợp thêm một số điểm mới ở Thanh Hóa mang tính chất đồng dạng. Cụ thể là, kết nối điểm du lịch của dân tộc Thái ở Hòa Bình (bản Lác) với dân tộc Thái ở Thanh Hóa (bản Kho Mường), điểm du lịch của dân tộc Mường Hòa Bình (bản Giang Mỗ) với dân tộc Mường ở Thanh Hóa (Căm Mương, Mường Khô). Với cách kết nối này, du khách trong chuyến tham quan sẽ có cái nhìn liền mạch về địa bàn sinh tụ của một số dân tộc, có thể so sánh được sự giống nhau và khác nhau của cùng một tộc người nhưng sinh sống trên những địa bàn khác nhau.
Tóm lại, xuyên suốt từ Hòa Bình đến miền Tây Thanh Hóa, chúng ta có thể nhận thấy những giá trị văn hóa tộc người ẩn chứa trong từng ngôi nhà, từng tà áo, vành khăn. Với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ và vẻ đẹp toát lên từ văn hóa các tộc người
46
sinh tụ, việc kết nối du lịch Thanh Hóa - Hòa Bình sẽ thúc đẩy vấn đề khai thác những nét đặc sắc của văn hóa các dân tộc phục vụ phát triển du lịch nói riêng, kinh tế nói chung. Để những tên đất, tên người đã từng được biết đến như Giang Mỗ, Mai Châu (Hòa Bình), Kho Mường, Mường Lát, Sài Khao (Thanh Hóa)... sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch ưa khám phá và trải nghiệm trên những vùng đất hoang sơ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phan Hữu Dật (1973), Cơ sở dân tộc học, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
[2]. Lê Sỹ Giáo (chủ biên) (1998), Dân tộc học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[3]. Nguyễn Đình Khoa (1976), Các dân tộc ít người ở Việt Nam(Dẫn liệu nhân chủng học), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[4]. Lê Bá Thảo (1998), Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lý, Nxb Thế giới.
[5]. Ngô Đức Thịnh (2009), Bản sắc văn hóa vùng ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[6]. Đặng Nghiêm Vạn (2003), Cộng đồng quốc gia dân tộc Vịêt Nam, Nxb Đại học Quốc gia TPHCM.
[7]. Bùi Thị Hải Yến (2010), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[8]. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[9]. Luật du lịchsố 44/2005/QH11 được Quốc hội ban hành năm 2005.
[10]. Website: Http://www.baohoabinh.com.vn
[11]. Website: Http://www.dulichxuthanh.com.vn
[12]. Website: Http://www. thuvienhoabinh.com.vn
EXPLORING VALUES OF ETHNIC CULTURE IN THE TOURISM DEVELOPMENT LINKAGE OF THANH HOA - HOA BINH DEVELOPMENT LINKAGE OF THANH HOA - HOA BINH
Luu Thi Ngoc Diep, M.A
Abstract: "National Tourism Year 2015 in Thanh Hoa" open up opportunities
for the cooperation of tourism development linkage between Thanh land and other localities, especially neighboring provinces with tourism potentials as Ninh Binh, Nghe An, Hoa Binh, Son La... Among those provinces, Thanh Hoa and Hoa Binh are adjacent provinces containing a cultural space of Thai-Muong ethnic groups with the unique tourism resources that are largely yet awakened. The linkage to explore strengths of ethnic culture will contribute to support and promote tourism development of the two provinces in the future.
47
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO TỪ GHÉP CHÍNH PHỤ