- Đội ngũ cán bộ giảng viên
2. Kết quả nghiên cứu
2.3. Mô hình cấu tạo
Dựa vào tiêu chí độc lập và không độc lập của các thành tố tham gia cấu tạo từ, từ ghép chính phụ có 3 kiểu mô hình cấu tạo như sau:
Kiểu mô hình 1: Thành tố độc lập + Thành tố độc lập
Thuộc kiểu mô hình này có số lượng và tỷ lệ cao nhất 730 đơn vị (chiếm 91.02%), trong đó nghề đánh cá 649 đơn vị (chiếm 88.91%), nghề làm mắm 62 đơn vị (chiếm 8.49%), nghề sản xuất muối 19 đơn vị (chiếm 2.60%).
Ví dụ: bạch tuộc đá, bạch tuộc nhảy, cá bạc má đào, cá bạc má trắng, cá bồ cu,
cá bống mặt quỷ, cá chim, cá chim bịp, cá chà, cá cơm, cá cơm than, cá nục, cá nục ván, cá bơn cát, cá bơn Thị Kính Thị Mầu, các bơn thớt, cá cau, cá chét, cá chét chèo, cá đuối đĩ, cá eo hột dưa, cá eo dùi trống, cá hố moi, cá hồng lang, cá kìm vạc, cá lệch, cá lẹp, cá bè gai, cá bẹ dày, cá bò, cá bơn dép, cá cau, cá cau trắng, cá đao cầu, cá đù bẹp, cá đù bạc, cá ngộ, cá vỉ, cá ve, mực cơm xôi… (nghề đánh cá); chượp đen, chượp chín, chượp sống, chượp tạp, chượp chua, mắm hôi, mắm chua, mắm cái, mắm cáy, mắm rươi, mắm xá, mắm đâm, mắm kéo, mắm rút, nước mắm nõ, nước mắm nêm, mắm xổi… (nghề làm nước mắm); muối non, muối mùa, muối cạn, muối già, muối thô, muối nước cái, muối nước con, muối mỏ, muối chiêm,… (nghề sản xuất muối).
Đây là kiểu mô hình cấu tạo phổ biến trong từ ghép chính phụ trong từ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa. Các thành tố tham gia cấu tạo từ đều có thể dễ dàng tách ra hoạt động độc lập, chúng có nguồn gốc thuần Việt.
Kiểu mô hình 2: Thành tố độc lập + Thành tố không độc lập hoặc Thành tố không độc lập + Thành tố độc lập
Thuộc kiểu mô hình này có 72 đơn vị (chiếm 8.94%), trong đó nghề đánh cá 61 đơn vị (chiếm 84.72%), nghề làm mắm 4 đơn vị (chiếm 5.56%), nghề sản xuất muối 7 đơn vị (chiếm 9.72%).
Ví dụ: mực rubi, mực búp bê, mực xà, tôm hùm, tôm sú, tôm vàng ré, ốc cu kít,
ốc cuông, mực tuộc, cá thửng, cá rớp, cá rô, cá nhụ, cá nhồng cồ, cá nhám, cá mờm, cá mòi, cá mẹm, cá háo, cá he, cá gúng, cá đù, cá đé, cá chen, cá chẽm, cá buôi, cá bù, cá bẹ, cá ngãng ngô, cá căng cuộc, cá khoai tùn, cá buồm bong, cá đù dom, cá đục cồ, cá giang thếm, cá giang thứa, cá giang bồ lâu, cá lành canh, cá lưỡng chón, cá vược, sứa bồ nâu, cá bâu bâu, cá lẵng chẵng,… (nghề đánh cá), muối iốt, nước khắt, nước ót, nước chượm, nước quà, nước chạt (nghề sản xuất muối); mắm trường, nước mắm cốt,
51
Những đơn vị được cấu tạo theo kiểu mô hình này không nhiều. Trong mô hình cấu tạo này, có một thành tố có thể tách ra hoạt động độc lập, thành tố còn lại thì không thể tách ra để trở thành đơn vị độc lập mà chỉ có khả năng kết hợp hạn chế với tư cách là thành tố phụ. Thành tố không độc lập có nguồn gốc Hán Việt như: cốt (nước mắm cốt), hùm (tôm hùm); có nguồn gốc Ấn - Âu như: rubi (mực rubi), búp bê (mực búp bê); có nguồn gốc thuần Việt nhưng mang tính đặc trưng riêng của nghề như: bồ lâu (cá
giang bồ lâu), thếm (cá giang thếm), cuộc (cá căng cuộc), tùn (cá khoai tùn), lành canh (cá lành canh), đé (cá đé), chón (cá lưỡng chón), ót (nước ót), chạt (nước chạt), chượm
(nước chượm)…
Kiểu mô hình 3:Thành tố không độc lập + Thành tố không độc lập Thuộc kiểu mô hình này có 3 đơn vị, tất cả của nghề đánh cá.
Ví dụ: hải sâm, bào ngư, bạch tuộc (nghề đánh cá)
Thuộc kiểu mô hình này cả hai thành tố không thể tách ra hoạt động độc lập, mà chỉ có thể kết hợp với các thành tố khác. Chúng có nguồn gốc Hán Việt, hoặc có nguồn gốc thuần Việt nhưng mờ nghĩa, không hoạt động độc lập.
Bảng 1a. Bảng tổng hợp mô hình cấu tạo từ ghép chính phụ, xét từng nghề
Nghề Kiểu mô hình 1 Kiểu mô hình 2 Kiểu mô hình 3 Tổng Đánh cá 649 (91.02%) 61 (8.56%) 2 (0.42%) 713 (100%) Làm nước mắm 62 (93.94%) 4 (6.06%) 0 (0%) 66 (100%) Sản xuất muối 19 (73.08%) 7 (26.92%) 0 (0%) 26 (100%) Tổng 730 (90.68%) 72 (8.94%) 3 (0.38%) 805 (100%)
Bảng 1b. Bảng tổng hợp mô hình cấu tạo từ ghép chính phụ, xét tổng thể các nghề
Nghề Kiểu mô hình 1 Kiểu mô hình 2 Kiểu mô hình 3 Tổng Đánh cá 649 (88.91%) 61 (84.72%) 3 (100%) 713 (88.57%) Làm nước mắm 62 (8.49%) 4 (5.56%) 0 (0%) 66 (8.20%) Sản xuất muối 19 (2.60%) 7 (9.72%) 0 (0%) 26 (3.23%) Tổng 730 (100%) 72 (100%) 3 (100%) 805 (100%)
52
Như vậy, những từ ghép chính phụ chỉ sản phẩm nghề biển ở Thanh Hóa có các thành tố tham gia cấu tạo chủ yếu là có nghĩa từ vựng và có khả năng hoạt động độc lập. Do đó, quan hệ cấu tạo thường không chặt chẽ, rất lỏng lẻo, đa số chúng thuộc lớp từ cơ bản, có nguồn gốc thuần Việt. Điều này làm cho từ nghề nghiệp có sức sản sinh cao, góp phần đáng kể cho sự phát triển, đa dạng vốn từ vựng tiếng Việt.
Ngược lại, những đơn vị từ ghép chính phụ có thành tố tham gia cấu tạo không có khả năng tách ra hoạt động độc lập hoặc sử dụng hạn chế, xuất hiện rất ít, đa số chúng có nguồn gốc vay mượn (Hán, Ấn - Âu). Quan hệ cấu tạo của những loại từ này rất chặt chẽ, sức sản sinh thấp, ảnh hưởng đến sự phát triển vốn từ ngữ tiếng Việt.