- Đội ngũ cán bộ giảng viên
2. Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng Bắc Trung Bộ đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của vùng trước bối cảnh hội nhập
2.2. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch vùng Bắc Trung Bộ
* Số lượng nhân lực du lịch
Sự tăng lên về số cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch và dịch vụ ăn uống phục vụ khách du lịch, cũng như sự phát triển về số khách đến vùng Bắc Trung Bộ đã thu hút một số lượng lớn lao động vào các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Vì vậy, số lượng lao động trong ngành du lịch không ngừng tăng lên qua các năm (hình 1), năm 2013 số lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch tăng 4,8 lần so với năm 2005, đồng thời chiếm 1,3% tổng số lao động toàn vùng và chiếm khoảng 13% lao động ngành du lịch của cả nước [3]. 17.200 20.072 35.000 43.419 60.240 75.000 83.080 10 11 17 12 12 13 11 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 90.000 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 2005 2006 2007 2008 2010 2012 2013 Lao động trong ngành du lịch (nghìn người) Tốc độ tăng trưởng (%)
Hình 1: Số lao động và tốc độ phát triển lao động du lịch vùng Bắc Trung Bộ qua các năm 2005 - 2013
71
Lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ hiện nay chủ yếu là người dân địa phương thuộc các tỉnh trong vùng (chiếm 90 - 95%), còn lại là lao động từ các vùng khác đến.
Theo dự báo của ngành du lịch vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2015 - 2020, lượng khách du lịch quốc tế cũng như nội địa tăng bình quân hàng năm có thể đạt 15 - 17%/năm, nhu cầu về nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch vào khoảng 240.000 người (khoảng 20.000 người/năm)[2],[7]. Tốc độ tăng trưởng của nguồn nhân lực năm sau luôn cao hơn so với năm trước, trung bình trên 10%/năm (tương đương 8.000 người/năm). Tuy nhiên, con số này còn khá khiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực du lịch giai đoạn 2015 - 2020.
Xét tổng thể thì hàng năm lao động trong ngành du lịch có xu hướng tăng đều. Năm 2005 lao động trong ngành du lịch là 17.200 người, đến năm 2010 tăng với 60.240 người, năm 2013 tăng lên là 83.080 người (hình 1). Có thể nói, những năm gần đây, có sự tăng trưởng mạnh về số lượng lao động trong ngành du lịch vùng Bắc Trung Bộ, do chính sách mở cửa, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch. Ngành du lịch của vùng phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác của vùng phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, đồng thời góp phần tăng tổng GDP của xã hội.
Số lượng nhân lực ngành du lịch toàn vùng những năm gần đây tăng trưởng mạnh, trong đó nhân lực gián tiếp có xu hướng tăng với quy mô lớn hơn, phản ánh vai trò của ngành du lịch và tính hiệu quả của việc xã hội hóa hoạt động du lịch.
* Cơ cấu nguồn nhân lực - Phân theo giới tính và độ tuổi
Đối với ngành du lịch là ngành có nhiều vị trí công việc đòi hỏi sự khéo léo, mềm dẻo, tinh tế trong giao tiếp, bên cạnh kỹ năng nghề sẽ nâng cao chất lượng của dịch vụ và đáp ứng sự hài lòng của du khách, do vậy phù hợp với lao động nữ.
72
Bảng 1: Cơ cấu lao động theo giới tính trong các cơ sở lưu trú ở vùng Bắc Trung Bộ năm 2013 Số cơ sở lưu trú
(cơ sở) Tổng số lao động (người)
Nam Nữ Người Tỷ lệ (%) Người Tỷ lệ (%) 1.823 83.080 39.047 47 44.033 53
Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch
Tỷ lệ lao động nữ trong ngành du lịch vùng Bắc Trung Bộ cao hơn lao động nam. Trong 1.823 cơ sở lưu trú, có tới 44.033 lao động nữ trong tổng số 83.080 lao động, chiếm 53%, còn lại 47% lao động là nam giới. Tỷ lệ chênh lệch giữa lao động nam và lao động nữ không quá cao (< 10%) thể hiện nhu cầu lao động nam và nữ tương đối đồng đều. (Bảng 1)
Độ tuổi lao động cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Ở mỗi độ tuổi khác nhau có mức độ ảnh hưởng tới công việc là khác nhau. Đối với lao động trẻ, họ có lợi thế về kiến thức chuyên môn, trình độ học vấn, ngoại ngữ, khả năng tiếp thu kiến thức mới nhanh, nhưng lại thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp. Ngược lại, đối với lao động có thâm niên, họ có kinh nghiệm trong công tác nhưng lại thiếu tính năng động, linh hoạt trong công việc, đồng thời cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu những kiến thức mới. Do vậy, cơ cấu lao động theo độ tuổi hợp lý, hài hòa giữa các nhóm tuổi sẽ tạo nên thành công trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
- Phân theo ngành nghề
Năm 2013, số lượng lao động làm việc trong các cơ sở lưu trú chiếm tỷ trọng cao nhất 90%, do sự gia tăng của các loại hình lưu trú qua các năm, lao động làm việc trong lĩnh vực lữ hành chiếm 8,0%, lao động làm việc trong lĩnh vực vận chuyển khách chiếm tỷ trọng thấp nhất 2,0%. Hai lĩnh vực lữ hành và vận chuyển khách còn thấp do việc kinh doanh du lịch lữ hành của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ còn hạn chế.
73
Bảng 2: Chất lượng nguồn nhân lực du lịch phân theo trình độ ở các tỉnh Bắc Trung Bộ năm 2013 (Đơn vị tính: người)
Tỉnh Lao động (người) Đại học, trên đại học Cao đẳng, trung cấp Đào tạo khác Chưa qua đào tạo Thanh Hóa 15.000 2.544 4.512 4.384 4.560 Nghệ An 9.350 1.800 2.700 1.650 3.200 Hà Tĩnh 8.958 1.450 4.500 1.258 1.750 Quảng Bình 11.865 1.200 2.700 3.500 4.465 Quảng Trị 18.137 3.870 6.130 5.900 2.237
Thừa Thiên Huế 19.770 5.004 6.043 2.100 6.623
Tổng số 83.080 15.868 26.585 18.693 21.934
Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch
Trình độ học vấn và kinh nghiệm, thâm niên công tác quyết định lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp du lịch.
Chất lượng nhân lực hoạt động trong ngành du lịch vùng trong những năm gần đây cũng đã có cải thiện đáng kể (năm 2005 số lao động có trình độ đại học và trên đại học đạt là 2.150 người, chiếm 12,5% tổng lao động du lịch toàn vùng; đến năm 2013 con số đó tăng lên là 15.868 người chiếm 19,1%). Tuy vậy, so với yêu cầu của ngành du lịch thì con số đó vẫn còn khiêm tốn. Phần lớn số lao động du lịch trong vùng có nghiệp vụ du lịch ở trình độ cao đẳng, trung cấp (năm 2013 số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp là 26.585 người, chiếm 32% lao động du lịch toàn vùng; số lao động phổ thông chưa qua đào tạo ngành nghề còn chiếm tỷ lệ khá cao (26,4%), đào tạo không đúng chuyên ngành du lịch cũng chiếm đến 22,5%) (bảng 2).Môi trường đào tạo và học tập kinh nghiệm cho lao động, đặc biệt là lao động trong các bộ phận nòng cốt còn hạn chế; thiếu các lao động giỏi, các chuyên gia đầu ngành. Đây là bước cản trở lớn đối với sự phát triển của kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.
74
Bảng 3: Chất lượng nguồn nhân lực du lịch vùng Bắc Trung Bộ phân theo trình độ
(2005 - 2013) (Đơn vị tính: người) TT Trình độ 2005 2006 2007 2008 2010 2012 2013 1 ĐH và trên ĐH 2.150 3.331 5.915 7.120 10.240 13.950 15.868 % so với tổng 12,5 16,6 16,9 16,4 17,0 18,6 19,1 2 Cao đẳng - TC 5.074 6.121 10.920 12.938 18.252 23.700 26.585 % so với tổng 29,5 30,5 31,2 29,8 30,3 31,6 32,0 3 Đào tạo khác 4.592 4.375 7.840 9.204 13.433 16.725 18.693 % so với tổng 26,7 21,8 22,4 21,2 22,3 22,3 22,5 4
Chưa qua đào tạo
5.400 6.242 10.325 14.111 18.383 20.625 21.933
% so với tổng 31,4 31,1 29,5 32,5 30,5 27,5 26,4
Tổng cộng 17.200 20.072 35.000 43.419 60.240 75.000 83.080
Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ lao động trong kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ còn ở mức thấp. Tính đến năm 2013, số lao động biết ngoại ngữ chỉ chiếm khoảng 20% tổng số lao động toàn ngành, trong đó, đa số biết tiếng Anh, số lao động biết các ngoại ngữ khác không đáng kể [3]. Về cơ cấu, tuy cơ cấu lao động du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đang chuyển biến tích cực, theo hướng kinh tế du lịch đang thu hút thêm được nhiều lao động, đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng tăng, nhưng sự phân bổ nguồn lực lao động trong ngành vẫn còn bất hợp lý. Nhân lực du lịch tập trung chủ yếu ở một số vùng có thu nhập cao và nơi làm việc thuận lợi: thành phố lớn, các thị xã, thị trấn… Ngược lại, một số nơi, vị trí công việc thu nhập thấp hơn, địa bàn lao động ở những vùng sâu, vùng xa khó thu hút lao động, đặc biệt là lao động chất lượng cao.
Trong những năm qua, số lao động trình độ nghiệp vụ của đội ngũ lao động du lịch đã được tăng lên rõ rệt, tỷ lệ lao động được đào tạo bước đầu đã được nâng cao. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề, nghiệp vụ du lịch, buồng, bàn, bar, lễ tân chiếm tỷ trọng cao 56% số lao động ngành, số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp cũng chiếm tỷ lệ khá cao 31%,…bước đầu đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh [3]. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn cao là do mô hình sản xuất chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ, có sử dụng nhiều lao động thuộc phạm vi gia đình. Mặt khác,
75
đây cũng là lực lượng lao động làm việc trong các bộ phận không đòi hỏi nhiều về bằng cấp, trình độ tay nghề như: nhân viên tạp vụ, kho bãi, bảo trì, bảo vệ,… Trong thời gian tới, cần có các giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực ngoại ngữ cho người lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
* Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực du lịch vùng Bắc Trung Bộ
Những mặt đạt được
Trong những năm gần đây du lịch vùng Bắc Trung Bộ đã có những bước phát triển khởi sắc, đặc biệt trong công tác phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch đã đạt được những kết quả khả quan.
- Ngành du lịch đang được định hướng, quy hoạch và điều chỉnh hợp lý. Quy hoạch về nhân lực du lịch nói chung [2] và sự ra đời của quy hoạch du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020 nói riêng [4] là định hướng cho sự phát triển du lịch của vùng.
- Đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên, nhân tố quyết định sự nghiệp và chất lượng đào tạo, tăng nhanh về số lượng, nâng dần về kiến thức nghiệp vụ, ngoại ngữ và có trách nhiệm với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch. Chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng, từng bước được chuẩn hóa. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng được nâng lên một bước, lực lượng lao động có tay nghề cao, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế đã được hình thành.
- Hệ thống các cơ sở đào tạo du lịch được quan tâm đầu tư về trang thiết bị, chương trình đào tạo, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn thông qua các dự án của Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hay dự án “Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội” do Liên minh Châu Âu tài trợ đã được triển khai, tổ chức thực hiện ở nhiều trường trung cấp, cao đẳng các tỉnh thành trong cả nước mang lại tính khả thi cao.
- Công tác đào tạo mới được tăng cường kể cả về quy mô, chất lượng và năng lực đào tạo. Công tác bồi dưỡng, đào tạo lại nhân lực du lịch đặc biệt là nguồn lao động trực tiếp được chú trọng hơn. Hoạt động liên kết đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch chặt chẽ hơn.
- Công tác quản lí nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch được củng cố. Tổ chức bộ máy quản lí nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch dần được kiện toàn và có chiến lược, định hướng theo từng giai đoạn. Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lí nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo được cụ thể hóa một bước vào ngành du lịch, bước đầu tổ chức điều tra thu thập thông tin nhân lực ngành du lịch, bên cạnh đó có những văn bản nội dung tầm nhìn dài hạn đến năm 2030 .
76
- Nguồn nhân lực có bước phát triển nhanh về số lượng và từng bước được nâng cao về chất lượng. Tỷ lệ lao động được bố trí đúng nghề, tỷ lệ lao động được đào tạo lại, lao động có kinh nghiệm và có trình độ tay nghề, trình độ ngoại ngữ có xu hướng tăng qua các năm. Nguồn nhân lực du lịch vùng Bắc Trung Bộ đang dần được trẻ hóa phù hợp với đặc điểm của ngành nghề du lịch và yêu cầu phát triển của cả nước.
- Nhận thức về tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch của các cấp, ban ngành và các doanh nghiệp du lịch đã có sự chuyển biến rõ rệt. Từ Trung ương đến các sở ban ngành và các các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch (đặc biệt là các cơ sở lưu trú có chất lượng cao) đã quan tâm đầu tư phát triển nguồn nhân lực với nhiều hình thức phong phú và hiệu quả; công tác hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực du lịch của vùng ngày càng phát triển.
Những tiến bộ và cố gắng nêu trên của công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch đã góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển đội ngũ lao động của ngành du lịch của vùng, 83 nghìn lao động trực tiếp (chiếm 1,8% lao động toàn vùng) và 150 nghìn lao động gián tiếp, phần lớn ở độ tuổi từ 25 - 35 tuổi. Lao động có trình độ được đào tạo chuyên ngành du lịch có bằng cấp chỉ chiếm gần 20% số lao động toàn ngành, lao động có trình độ đại học và trên đại học chỉ đạt 2,0%. Hiện nay, số lao động biết ít nhất một ngoại ngữ chiếm 18% tổng số lao động (trong đó chủ yếu biết tiếng Anh).
Những hạn chế
Bên cạnh những thành tựu ngành du lịch vùng Bắc Trung Bộ đã đạt được trong phát triển nguồn nhân lực du lịch, còn một số những hạn chế nhất định.
- Lực lượng lao động ngành du lịch của vùng có trình độ văn hóa và chuyên môn không đồng đều, hạn chế về nhiều mặt, nhất là về ngoại ngữ và chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ lao động sử dụng thành thạo ngoại ngữ còn thấp; có sự chênh lệch khá lớn về chất lượng của đội ngũ lao động du lịch trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau và theo các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ khác nhau, sự khác biệt không chỉ thể hiện ở chuyên môn được đào tạo mà còn thể hiện ở ý thức và thái độ làm việc.
- Sự phân bố về lao động ngành du lịch không đồng đều trong vùng. Nguồn nhân lực ngành du lịch tập trung chủ yếu ở các đô thị chiếm 62,5%, còn lại 37,5% là các khu vực khác.
- Chưa có sự ổn định cao về đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ du lịch. Tỷ lệ lao động chuyển từ doanh nghiệp du lịch này đến doanh nghiệp du lịch khác hoặc chuyển ra khỏi ngành có xu hướng tăng.
77
- Chất lượng của nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, số lao động du lịch chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá lớn (tới 26,0%).
- Hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc ngành phần lớn do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh tổ chức theo mô hình vừa và nhỏ, chưa thu hút được nhiều từ nguồn đầu tư nước ngoài; hoạt động hiệu quả chưa cao, dẫn đến mức chi trả cho người lao động thấp nên không thu hút được lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và