Định hướng phát triển Trung tâm Khách sạ n nhà hàng và Tổ chức sự kiện văn hóa

Một phần của tài liệu TAP CHI SO 10 (Trang 25 - 27)

- Đội ngũ cán bộ giảng viên

4. Định hướng phát triển Trung tâm Khách sạ n nhà hàng và Tổ chức sự kiện văn hóa

văn hóa

Để đảm bảo tổ chức, duy trì, phát triển các hoạt động tại trung tâm hơn nữa, tác giả xin đưa ra định hướng phát triển trung tâm trong thời gian tới:

Một là, nâng cao chất lượng cũng như số lượng các hoạt động hiện có.

Nhận tổ chức các sự kiện của nhà trường với quy mô từ nhỏ tới lớn để sinh viên có cơ hội được thực hành trong một không gian thật, khách hàng thật. Nhân các sự kiện: ngày thành lập trường, khách đến trường làm việc, ký kết hợp đồng, giảng dạy chuyên đề… trung tâm sẽ tổ chức và phục vụ các dịch vụ ăn nghỉ đảm bảo chất lượng với chi phí thấp. Nhân các sự kiện, ngày quốc tế phụ nữ 8/3, ngày du lịch thế giới 27/9, ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11,… nhận tổ chức các sự kiện giao lưu văn hóa, ẩm thực, hội thi tay nghề chế biến món ăn... nhằm tạo môi trường học tập hấp dẫn để sinh viên rèn luyện kỹ năng nghề. Đây là một sân chơi bổ ích trong học tập, từ đó mang lại kết quả thiết thực trong quá trình đào tạo cho sinh viên.

Đa dạng hóa các hoạt động tại trung tâm bằng cách kết hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, cùng với dự án “Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội” do Liên minh Châu Âu tài trợ mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn từ 1 đến 3 tháng cho các doanh nghiệp nhà hàng - khách sạn có nhu cầu đào tạo nhân viên mới, các cơ sở mầm non và các nhu cầu của người học khác tại địa bàn trong tỉnh về các nghiệp vụ: kỹ thuật chế biến món ăn, nghiệp vụ khách sạn nhà hàng, nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ buồng. Đây là cách giới thiệu và quảng bá về chương trình đào tạo cho một trường du lịch, tạo thương hiệu một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, bởi vì khi cung cấp được nhiều nguồn nhân lực cho xã hội, thì đó sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp trong tỉnh và ngoài tỉnh biết đến trường.

30

Hai là, tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên tại trung tâm.

Trung tâm sẽ bố trí những cán bộ giảng viên chưa được học các khóa học nghiệp vụ VTOS sẽ tiếp tục tham gia các khóa học nghiệp vụ và khóa đào tạo viên VTOS do EU phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức để chuẩn hóa bằng cấp; học tập phương pháp giảng dạy tiên tiến về ứng dụng triển khai tổ chức các hoạt động hướng dẫn sinh viên thực hành kỹ năng nghề một cách bài bản hơn nữa.

Để tổ chức phục vụ các dịch vụ sự kiện của nhà trường đảm bảo chuyên nghiệp theo đúng tiêu chuẩn nghề. Trung tâm xây dựng lộ trình cho các cán bộ giảng viên thường xuyên đi khảo sát thực tế tại các khách sạn - nhà hàng, các cơ sở đào tạo du lịch trong nước và quốc tế để học hỏi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức và kỹ năng thực tế.

Đồng thời, khích lệ đến từng cán bộ giảng viên của trung tâm phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, phát huy tính sáng tạo và linh hoạt.

Làm tốt điều này cũng là cơ sở tạo tiền đề để nhận phục vụ dịch vụ ngoài xã hội tốt hơn, mang tính chuyên nghiệp hơn và chất lượng hơn.

Ba là, đẩy mạnh công tác liên kết giữa trung tâm với các khoa Âm nhạc, Mỹ thuật.

Để trung tâm có những hoạt động mang tính chuyên nghiệp, cũng như tính đa dạng trong tổ chức phục vụ các dịch vụ. Trong thời gian tới, trung tâm sẽ phối hợp với khoa Mỹ thuật thiết kế các hình ảnh, làm market mỹ thuật cho các chương trình hội nghị, hội thảo, các buổi đại tiệc, liên hoan,… trong trường cũng như đơn đặt hàng ngoài xã hội. Khoa Âm nhạc phối hợp với trung tâm trong hoạt động tổ chức sự kiện, dẫn chương trình, biểu diễn âm nhạc… Đây là những hướng đi để trung tâm trở nên đa dạng hóa về sản phẩm dịch vụ, từ đó đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ trong và ngoài trường; cũng như tạo sự chuyên nghiệp cho sinh viên khi được thực hành và tham gia phục vụ tại trung tâm. Mối quan hệ hợp tác của TT THKS - NH & TCSKVH - khoa Mỹ thuật - khoa Âm nhạc sẽ quảng bá cho thương hiệu của nhà trường ra ngoài xã hội thông qua “dây chuyền sản phẩm dịch vụ” của du lịch, mỹ thuật và âm nhạc. Từ đó, sản phẩm do chính sinh viên tạo ra của khối ngành hội họa, điêu khắc, đồ họa, thiết kế thời trang có cơ hôi “bung” ra thị trường do hoạt động dịch vụ từ TT THKS - NH & TCSKVH.

Bốn là, từng bước đưa sản phẩm dịch vụ ra ngoài thị trường.

Trong thời gian tới trung tâm cần có sự hỗ trợ của ban lãnh đạo nhà trường để phát triển thêm các dịch vụ phục vụ như: nhận phục vụ tiệc chiêu đãi với quy mô từ nhỏ tới lớn ở ngoài trường, đón tiếp và phục vụ khách ngoài trường nếu có nhu cầu phòng nghỉ.

Tham gia các hoạt động tuần lễ văn hóa du lịch, các hội trợ triển lãm xúc tiến về du lịch, các hội chợ văn hóa ẩm thực trong và ngoài tỉnh bằng các sản phẩm dịch vụ do

31

chính bàn tay của đội ngũ cán bộ giảng viên và sinh viên khoa Du lịch thực hiện. Đây cũng là một hình thức để giới thiệu quảng bá về chất lượng đào tạo nghề du lịch của nhà trường tới xã hội.

Tóm lại, cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội nói chung và hoạt động du lịch nói riêng. Tin chắc rằng, TT THKS - NH & TCSKVH sẽ khẳng định được vị thế của mình trong công tác tổ chức hướng dẫn sinh viên khoa Du lịch thực hành và phục vụ các dịch vụ tại trường. Từng bước đưa sản phẩm của mình ra ngoài thị trường, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Tiến tới sẽ trở thành một trung tâm thực hành và ứng dụng trong hệ thống các trung tâm ứng dụng của tỉnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Trịnh Xuân Dũng (2005), Kinh doanh nhà hàng, Nxb Lao động, Hà Nội.

[2]. Nguyễn Văn Đính, Hoàng Thị Lan Hương (2003), Công nghệ phục vụ trong khách

sạn và nhà hàng,Nxb Lao động Xã hội.

[3]. Trần Văn Mậu (2001), Tổ chức phục vụ các dịch vụ số lượng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu TAP CHI SO 10 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)