Không gian ba chiều

Một phần của tài liệu TAP CHI SO 10 (Trang 81 - 82)

- Đội ngũ cán bộ giảng viên

2. Một số không gian trong hội họa

2.7. Không gian ba chiều

Không gian ba chiều được phát hiện và mở ra trước mắt một cách choáng ngợp và huy hoàng. Người ta không những quan tâm đến những giá trị nội tại của vật thể mà giá trị những thực thể xác thực. Không gian đầy và trống, ánh sáng và bóng tối, xa và gần… Chúng luân phiên vận động và hòa điệu với nhau một không gian thống nhất “không tách biệt hay đơn tuyến như thời Trung Cổ”. Giai đoạn thời Phục Hưng, con người cũng tư duy nhiều về ánh sáng. Ánh sáng được nhận thức khách quan hơn. Hay nói khác đi là người ta định nghĩa lại ánh sáng. Ngoài ánh sáng lý trí còn có ánh sáng quang học. Với cường độ khác nhau, nó tạo nên những hiệu quả chiều sâu khác nhau. Có thể nói, các nghệ sĩ Phục hưng là những người đã đặt bước đầu tiên cho một ngành hình học mới, nhằm biểu hiện chính xác những điều nhìn thấy. Họ đã lấy sự thụ cảm thị

86

giác làm cơ sở để giải quyết vấn đề, với cách lý giải như sau “Hãy giả định là ta nhìn một khung cảnh thực tế qua mặt kính cửa sổ bằng một mắt. Cảnh vật nhìn thấy được là do những tia sáng phát ra từ những điểm khác nhau của bức tranh thực tế đập vào mắt ta. Sự quy tụ những tia sáng như thế được gọi là một chùm tia chiếu hay sự chiếu. Chiếu tia đó xuyên qua mắt kính cửa sổ, nếu được đánh dấu lại từng điểm như vậy sẽ là một hình chiếu mắt ta tiếp nhận hình chiếu đó đúng như nó đã thú nhận chính quang cảnh thực tế. Do đấy, một bức vẽ có thể chứa đựng toàn bộ bức tranh xuất hiện trên mặt kính. Với sự phối hợp của màu sắc, đậm nhạt và bóng sáng tối, bức vẽ có thể đem lại hiệu quả không gian giống như ta thấy ở thực tế.

Một phần của tài liệu TAP CHI SO 10 (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)