Các nhân tố tác động bên ngoà

Một phần của tài liệu 0376 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối của chi nhánh NH đầu tư và phát triển hà thành luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 28 - 29)

b. Các chỉ tiêu định lượng

1.4.1 Các nhân tố tác động bên ngoà

Tiền tệ là công cụ đóng vai trò quan trọng rất đặc biệt trong việc hình thành các cơ chế vận hành và hoạt động của mọi thành viên và tổ chức trong xã hội. Nên bất kỳ sự thay đổi nào trong xã hội đều ảnh hưởng đến giá trị của đồng nội tệ sẽ ảnh hưởng đến giá trị so sánh với giá trị các đồng ngoại tệ khác. Và thị trường ngoại hối là một trường hợp đặc biệt chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố vĩ mô như: môi trường pháp luật, chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ và Ngân hàng trung ương các nước, lạm phát, lãi suất cơ bản, đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài, hoạt động thương mại quốc tế...

- Môi trường pháp lý: việc tạo lập được môi trường pháp luật đối với bất kỳ một nền kinh tế nào cũng chiếm một vị trí rất quan trọng, nó góp phần định hướng, quản lý thị trường phát triển lành mạnh, bền vững. Với chính sách ngoại hối giảm giá đồng nội tệ có kiểm soát tạo góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa trong nước, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường, thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển phù hợp với các nước đang phát triển. Nhưng mọi chính sách luôn có ưu cũng như nhược điểm của nó. Nếu không có sự kiểm soát làm cho giá trị đồng nội tệ giảm giá quá mức sẽ làm mất ổn định kinh tế xã hội, tăng nhập siêu, thâm hụt ngân sách, gia tăng nợ quốc gia...

Tất cả những nhân tố trên này luôn có tác động tới thị trường ngoại hối theo các mức độ khác nhau, tích cực hay tiêu cực, đây chính là cơ hội cho NHTM và các thành viên khác của thị trường có thể thực hiện kinh doanh với mục tiêu nhất định trong từng thời kỳ.

Trong trường hợp, Ngân hàng Trung ương tiến hành điều chỉnh giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế. Điều nàygóp phần kích thích đầu tư, làm

tăng dòng chảy tín dụng trong ngân hàng dẫn đến giá trị đồng nội tệ so với ngoại tệ có xu hướng giảm như tỷ giá VND/USD,VND/EUR, VND/JPY ... giảm.. Khi đó nếu NHTM có trạng thái dương với USD, EUR, JPY thì ngân hàng sẽ có lợi trước những biến động này hoặc ngược lại.

Trong trường hợp khác, nếu Chính phủ phát hành trái phiếu USD thu hút nguồn lực để phát triển nền kinh tế trong nước, thông qua đó sẽ làm tăng dự trữ quốc gia đối với đồng USD, hạn chế được tình trạng căng thẳng do nhập siêu ngày một tăng, trong khi các dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài dấu hiệu chững lại. Điều này góp phần làm cho tỷ giá VND/USD tăng chậm lại thậm chí giảm trong ngắn hạn. Vì vậy khi đó, những NHTM có trạng thái ngoại tệ âm đối với đồng USD sẽ thu được lợi nhuận.

Mọi hoạt động kinh tế đều phụ thuộc vào yếu tố tâm lý của những thành viên tham gia và thông tin của thị trường, nhiều trường hợp yếu tố tâm lý đóng vai trò quyết định xu hướng vận động cụ thể của thị trường. Chính yếu tố tâm lý này sẽ góp phần hình thành mức độ đầu cơ của thị trường và nó quyết định quy mô lợi nhuận hoặc thua lỗ của hoạt động kinh doanh của các NHTM trên thị trường ngoại hối.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối của mỗi ngân hàng phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia có liên quan. Mỗi một sự thay đổi liên quan đến hoạt động kinh tế đều được thể hiện thông qua sự thay đổi giá trị tiền tệ có liên quan. Chẳng hạn, môi trường chính trị, xã hội của quốc gia ổn định đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế phát triển bền vững, trong đó có thị trường ngoại hối và các loại tỷ giá.

Một phần của tài liệu 0376 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối của chi nhánh NH đầu tư và phát triển hà thành luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w