Đa dạng hoá nguồn vốn huyđộng ngoại hố

Một phần của tài liệu 0376 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối của chi nhánh NH đầu tư và phát triển hà thành luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 94 - 96)

- Đối với kinh doanh ngoại tệ: doanh số kinh doanh ngoại tệ trong năm 2008 tăng 179% và lợi nhuận tăng 5,6 lần so với năm 2007 Riêng trong

b. Xây dựng bộ phận nghiên cứu phân tích, dự báo biến động thị trường ngoại hố

3.3.4. Đa dạng hoá nguồn vốn huyđộng ngoại hố

Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển sau khủng hoảng kinh tế 2007 đã để lại bài học cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trong việc quản lý rủi ro thanh

khoản. Nền tảng vững chắc cho các hoạt động kinh doanh, trong đó bao gồm kinh doanh ngoại hối, là phải có nền vốn huy động bền vững.

Để đa dạng hóa nguồn vốn huy động thì đòi hỏi Chi nhánh phải đa dạng hóa sản phẩm huy động, đa dạng hóa đối tượng huy động. Dựa trên nền tảng công nghệ lõi hiện đại của hệ thống là nền tảng triển khai các sản phẩm huy động vốn nhiều tiện ích hấp dẫn, như tiền gửi tiết kiệm rút gốc linh hoạt, gửi tiết kiệm đảm bảo bằng vàng, gửi một nơi rút nhiều nơi... Đa dạng hoá cũng có nghĩa là không chỉ tập trung vào huy động các loại tiền tệ như USD, EUR mà cũng cần huy động các loại tiền tệ khác như JPY, CNY, GBP...

Đa dạng hóa đối tượng huy động là việc Chi nhánh phải thực hiện nâng dần tỷ trọng nguồn vốn huy động từ đối tượng dân cư. Đối tượng khách hàng là dân cư, là đối tượng khách hàng bán lẻ, phù hợp với định hướng phát triển bán lẻ của BIDV, có tính ổn định hơn so với các đối tượng khác.

Cơ cấu huy động vốn của Chi nhánh đang bị mất cân đối lớn về mặt kỳ hạn, tính ổn định không cao. Vì vây, biện pháp hạn chế sự mất cân đối này là Chi nhánh ngoài việc tập trung vào đối tượng dân cư, thì cần phải có chính sách lãi suất linh hoạt, hấp dẫn đối với loại hình tiền gửi có kỳ hạn dài.

BIDV Chi nhánh Hà Thành cần tiếp tục phát huy, tranh thủ lợi thế ngân hàng chỉ định thanh toán bù trừ chứng khoán miền bắc, để triển khai tiếp cận các đối tượng là các định chế tài chính như công ty chứng khoán, công ty tài chính, các quỹ đầu tư. Các đối tượng này theo quy định pháp luật không được phép tổ chức các hoạt động thanh toán như ngân hàng, chỉ được phép huy động vốn có kỳ hạn, không được phép huy động vốn không kỳ hạn, được phép cho vay, vì vậy, nó sẽ phải liên kết với khách hàng để thực hiện các nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chinh ra thị trường. Nguồn vốn từ đối tượng khách hàng thường có quy mô lớn và có nhiều loại tiền tệ khác nhau.

Ngoài ra, theo quy định số 26/2009/TT-NHNN ngày 30/12/2009 của NHNN Việt Nam quy định việc mua, bán ngoại tệ của một số Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nuớc bao gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Than, Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Luong thực miền Nam, Tổng Công ty Luong thực miền Bắc, Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam. Những đối tuợng khách hàng này sẽ phải thực hiện bán lại ngoại tệ cho ngân hàng và đuợc mua ngoại tệ từ ngân hàng theo tỷ giá niêm yết để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đây là co chế mà BIDV Chi nhánh Hà Thành cần phải chú trọng, tiếp cận để gia tăng nguồn vốn ngoại tệ cho Chi nhánh. Vì đây là những Tập đoàn, Tổng Công ty lớn nên Chi nhánh cần đề xuất hỗ trợ từ BIDV Hội sở chính trong quá trình tiếp cận.

Một phần của tài liệu 0376 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối của chi nhánh NH đầu tư và phát triển hà thành luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 94 - 96)