- Đối với kinh doanh ngoại tệ: doanh số kinh doanh ngoại tệ trong năm 2008 tăng 179% và lợi nhuận tăng 5,6 lần so với năm 2007 Riêng trong
1 Nguồn: T'υng cục Thố!Ig kê
2.5.2 Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của Chi nhánh Ngân
hàng Đầu
tư và Phát triển Hà Thành
Hiện nay, do chua đuợc phép mua bán ngoại hối vì mục tiêu đầu cơ nên rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối của BIDV chi nhánh Hà Thành trong những truờng hợp sau đây:
Một là, hoạt động cho vay thiếu hiệu quả dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn cao. Đây là một trong những nguy cơ luôn thuờng trực, xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
Nguyên nhân chủ quan là do công tác quản lý tín dụng thiếu hiệu quả, nghiệp vụ đánh giá, thẩm định khách hàng không chính xác về năng lực tài
chính, năng lực quản trị, mức độ khả thi của phương án, dự án vay vốn... dẫn đến nợ quá hạn, ứ đọng vốn.
Nguyên nhân khách quan, thị trường ngoại hối trong năm 2008 và năm 2009 đã chứng kiến nhiều biến động phức tạp ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nhập khẩu, tình trạng khan hiếm ngoại tệ trong cho vay hoặc nếu có thì cũng ít doanh nghiệp vay bằng ngoại tệ do tâm lý dự đoán giá trị đồng nội tệ VND tiếp tục giảm sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Diễn biến nợ quá hạn cho vay ngoại tệ của Chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm từ 2007 đến 2009, năm 2007 Chi nhánh không có quá hạn cho vay ngoại tệ nhưng đến năm 2008 đã tăng lên 1,36% so với tổng dư nợ cho vay ngoại tệ và năm 2009 tỷ lệ tăng lên rất cao là 4,8%. Điều này cho thấy nguy cơ rủi ro đang tiềm ẩn, đòi hỏi BIDV chi nhánh Hà Thành cần phải có biện pháp quản lý cho vay ngoại tệ hiệu quả hơn tránh thất thoát và ứ đọng vốn.
Hai là, rủi ro từ những biến động phức tạp của thị trường, tình hình kinh tế xã hội và những tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Rủi ro giảm chênh lệch giữa lãi suất huy động lãi suất cho vay. Lãi suất trên thị trường luôn biến động do tình hình kinh tế vĩ mô của đồng nội tệ VND và của đồng ngoại tệ USD, EUR. Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009, tình hình kinh tế thế giới diễn biễn phức tạp, suy thoái diễn ra trên toàn cầu, bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất tại Mỹ rồi lan ra toàn thế giới. Trước những diễn biến phức tạp đó, đòi hỏi Chính phủ các nước thường xuyên thay đổi chính sách tiền tệ để nhằm vực lại nền kinh tế thế giới. Các quốc gia đồng loạt nới lỏng chính sách tiền tệ ở các mức độ khác nhau để nhằm kích thích kinh tế, tuy nhiên không thể nới lỏng được mãi, khi kinh tế phục hồi bắt buộc phải có chính sách thắt chặt tiền tệ để hạn chế rủi ro lạm phát phát sinh. Nên lãi suất của các đồng tiền của quốc gia có liên quan cũng thay đổi tương ứng, có những thời điểm cuối năm 2007 lãi suất huy động trên thị trường cao hơn lãi suất cho vay.
Ba là, hiện nay, hoạt động kinh doanh ngoại hối được BIDV quản lý tập trung tại Trụ sở chính, vì vậy, đây sẽ là bộ phận xử lý, phòng ngừa những rủi ro đối với các trạng thái ngoại hối phát sinh (trường, đoản). Hiện nay, hoạt động quản lý rủi ro của BIDV được hai bộ phận là Ban quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp cùng với Ban vốn và kinh doanh vốn phối hợp thực hiện. Tuy nhiên, đây là hoạt động kinh doanh mới tại Việt Nam, nên công tác quản lý rủi ro còn nhiều hạn chế về công nghệ, trình độ nhân lực và kinh nghiệm, vì vậy,hiệu quả hoạt động chưa cao. Trong khi đó, thị trường ngoại hối quốc tế luôn có những biến động phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nhiều rủi ro, đồng thời thị trường ngoại hối trong nước đang trong quá trình phát triển ban đầu, quy mô nhỏ, khả năng chống đỡ những tác động từ bên ngoài thấp. Vì vậy, rủi ro nếu xảy ra khi đó sẽ mang tính hệ thống và có quy mô lớn. Đây là hạn chế đòi hỏi BIDV cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ, an toàn. Bộ phận chịu trách nhiệm quản lý rủi ro tại Chi nhánh là Phòng Quản lý rủi ro, tuy nhiên trên thực tế hoạt động việc quản lý rủi ro ngoại hối chưa được Chi nhánh chưa có chính sách và giao nhiệm vụ cụ thể tới Phòng Quản lý rủi ro. Tất cả việc quản lý hoạt động kinh doanh ngoại hối vẫn trực thuộc Phòng Kế hoạch Tổng hợp
Phạm trù rủi ro và thu lợi nhuận luôn đi kèm với nhau, rủi ro thấp thì đồng nghĩa với lợi nhuận thấp, lợi nhuận thu từ hoạt động đó thấp và ngược lại. Do hoạt động kinh doanh ngoại hối được triển khai tại BIDV Chi nhánh Hà Thành chỉ dừng lại các hình thức đơn giản là mua, bán giao ngay, huy động vốn ngoại tệ và cho vay ngoại tệ. Vì vậy, đánh giá mức độ xảy ra rủi ro đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh là thấp.
KẾT LUAN CHƯƠNG 2
Hoạt động kinh doanh ngoại hối là nghiệp vụ đã được các NHTM Việt Nam triển khai từ trước, nhưng những nghiệp vụ này mới chỉ được thực hiện ở tại các Hội sở chính của các ngân hàng. Còn tại các chi nhánh cấp dưới thì hoạt động này mới chỉ diễn ra ở cấp độ đơn giản ở các giao dịch mua, bán ngoại tệ giao ngay.
Trong Chương 2 đã đề cập đến lịch sử hình thành phát triển của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển. Với vai trò một trong những NHTM quốc doanh trực thuộc sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ, với chức năng của một ngân hàng thực hiện các nhiệm vụ chính trị, BIDV đang chuyển mình hiện đại hóa trở thành Tập đoàn Tài chính - Ngân hàng lớn, mạnh hàng đầu của Việt Nam trong khu vực.
Nhiệm vụ chính của Chương 2 là nhằm làm rõ tình hình hoạt động kinh doanh nói chung của BIDV Chi nhánh Hà Thành và thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối của Chi nhánh trong những năm từ 2007 đến 2010. Qua đó cho thấy rằng hoạt động kinh doanh ngoại hối mới chỉ dừng lại tại những nghiệp vụ sơ khai cần có sự chú trọng phát triển hơn nữa nghiệp vụ này trong ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng. Và hoạt động kinh doanh ngoại hối của BIDV Chi nhánh Hà Thành được nghiên cứu chủ yếu là hoạt động huy động vốn ngoại tệ, hoạt động cho vay ngoại tệ, hoạt động mua, bán ngoại tệ.
Qua Chương 2 có thể làm rõ được thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Chi nhánh, những hạn chế, những nguy cơ có thể xảy ra rủi ro. Từ đó làm cơ sở xác định vai trò, định hướng của nghiệp vụ này trong hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Hà Thành.
CHƯƠNG 3