- Đối với kinh doanh ngoại tệ: doanh số kinh doanh ngoại tệ trong năm 2008 tăng 179% và lợi nhuận tăng 5,6 lần so với năm 2007 Riêng trong
c. Thực hiện kiểm tra, giám sát và đạo tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ
Hoạt động kinh doanh ngoại hối là hoạt động luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy, với chức năng quản lý, kiểm soát hoạt động kinh doanh ngoại hối toàn hệ thống của BIDV, đòi hỏi Ban Vốn và kinh doanh Vốn, Ban Quản lý rủi ro cần thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Chi nhánh. Thông qua đó sẽ đưa ra các cảnh báo rủi ro cho Chi nhánh để đảm bảo hoạt động được an toàn, hiệu quả.
BIDV Hội sở chính cần thường xuyên phối hợp với Chi nhánh tổ chức đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng phân tích, dự báo cho đội ngũ cán bộ kinh doanh ngoại hối tại Chi nhánh trước sự thay đổi liên tục của thị trường ngoại hối, chính sách quản lý của Chính phủ và NHNN.
Cần có cơ chế thi đua, khen thưởng nhằm tạo ra động lực đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Chi nhánh và trong toàn hệ thống BIDV.
KẾT LUAN CHƯƠNG 3
Chương 3 của luân án dựa trên thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối tại BIDV chi nhánh Hà Thành được phân tích ở Chương 2 để tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Chi nhánh.
Chương này đã đề cập đến định hướng hoạt động kinh doanh của hệ thống BIDV trong giai đoạn 2010 - 2015 với mục tiêu trở thành Tập đoàn Tài chính - Ngân hàng hàng đầu trong khu vực. Và Chương 3 cũng nêu lên định hướng hoạt động của BIDV Chi nhánh Hà Thành.
Với những kết quả đã đạt được, những hạn chế, rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại BIDV Chi nhánh Hà Thành trong thời gian vừa qua là cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tại chi nhánh. Những giải pháp đó là giải pháp nghiên cứu, phân tích, dự báo thị trường ngoại hối; nâng tỷ trọng vốn sử dụng trong hoạt động kinh doanh ngoại hối; đa dạng hoá hoạt động kinh doanh ngoại hối; đa dạng hoá hoạt động huy động vốn; đa dạng hoá hoạt động tín dụng; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; Thiết lập hệ thống kiểm soát rủi ro; Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng; Mở rộng các nghiệp vụ có liên quan đến kinh doanh ngoại hối.
Chương 3 cũng đưa ra được các kiến nghị đối với Chính phủ và Bộ, Ngành có liên quan trong việc quản lý vĩ mô hoạt động kinh doanh ngoại hối và đề xuất với BIDV Hội sở chính một số ý kiến, giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối tại BIDV.
KẾT LUẬN
Bản chất nguyên thuỷ của hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh các loại tiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Trải qua quá trình phát triển nhiều biến động thì hoạt động đó hầu nhu không thay đổi. Và ngày nay hoạt động kinh doanh ngoại hối hiện đang đuợc các NHTM Việt Nam chú trọng nhiều hơn trong cơ cấu kinh doanh chính của mỗi ngân hàng.
Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế, các hoạt động giao dịch ngoại thuơng, xuất nhập khẩu, đầu tu quốc tế đang diễn ra với tốc độ lớn và quy mô lớn đòi hỏi có sự tham gia của các ngân hàng với tu cách là nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ và thực hiện mục tiêu hoạt động kinh doanh của riêng mỗi ngân hàng.
Mặc dù hoạt động kinh doanh ngoại hối đã có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu, nhung thực tế trong quá trình cung cấp dịch vụ kinh doanh ngoại hối tại BIDV Chi nhánh Hà Thành vẫn chỉ dừng lại ở các nghiệp vụ kinh doanh đơn giản là kinh doanh trên thị truờng tiền gửi ngoại tệ, mua bán ngoại tệ giao ngay. Còn các giao dịch ngoại hối phái sinh khác nhu kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi, tuơng lai ít đuợc sử dụng và cung cấp vì nhiều lý do hạn chế khác nhau, nên BIDV chua khai thác đuợc hết tiềm năng từ những hoạt động kinh doanh ngoại hối này đem lại.
Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành”
cho Luận văn của mình. Nhận thức đây là vấn đề phức tạp, đòi hỏi nhiều công sức nghiên cứu, khó có thể phản ảnh đầy đủ đuợc tất cả khía cạnh, góc độ của vấn đề nhên không tránh khỏi đuợc những thiếu sót, vì vậy, tôi rất mong nhận đuợc những ý kiến đóng góp, phê bình của thầy cô và đọc giả để đề tài này hoàn thiện hơn và đóng góp đuợc nhiều ý nghĩa trong thực tiễn hoạt động ngân hàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến; Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối; Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc; 2006
2. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến; Giáo trình Tài chính quốc tế; Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc; 2007
3. Tổng cục Thống kê; Tình hình kinh tế xã hội, 2009 4. Tổng cục Thống kê; Tình hình kinh tế xã hội, 2008 5. Tổng cục Thống kê; Tình hình kinh tế xã hội, 2007 6. Tổng cục Thống kê; Tình hình kinh tế xã hội, 2006
7. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Báo cáo thường niên; 2006 8. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Báo cáo thường niên; 2007 9. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Báo cáo thường niên; 2008 10.Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Báo cáo thường niên; 2009 11.BIDV Chi nhánh Hà Thành; Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh;
2007
12.BIDV Chi nhánh Hà Thành; Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh; 2008
13.BIDV Chi nhánh Hà Thành; Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh; 2009
14.Alan C.Shapiro; Multinational financial management, the University of Sourthern California, 1992
15.Nguyễn Duy Lộ; Góp bàn về những chủ trương giải pháp quản lý ngoại hối để bình ổn tỷ giá trên thị trường tiền tệ Việt Nam; Xí nghiệp in Tổng cục CNQP; 2009