b. Các chỉ tiêu định lượng
1.4.3 Rủi ro trong kinh doanh ngoại hố
Trong kinh doanh ngoại hối, phạm trù rủi ro luôn có yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối, đây là một hoạt động kinh doanh rất nhạy cảm với những thay đổi và tác động từ bên trong, bên ngoài.
Những rủi ro mà các NHTM thường hay gặp trong hoạt động kinh doanh ngoại hối bao gồm rủi ro tỷ giá, rủi ro chính sách, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, đầu tư...
Trong đó, rủi ro tỷ giá là loại rủi ro chủ yếu các ngân hàng thương mại hay gặp phải trong hoạt động kinh doanh của mình. Tỷ giá là một trong những biến số kinh tế vĩ mô được tạo thành từ rất nhiều biến số kinh tế, xã hội khác nên, rủi ro tiềm ẩn từ biến động tỷ giá đối với các ngân hàng thương mại và nền kinh tế luôn ở trạng thái cao. Nhận thức được vấn đề này đòi hỏi các ngân hàng phải có chính sách quản trị rủi ro hiệu quả để có thể thực hiện được mục tiêu kinh doanh.
Ví dụ: rủi ro tỷ giá là trong trường hợp ngân hàng tại Việt Nam có trạng thái mở âm với đồng USD, nếu không có các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro khi đồng USD tăng giá khi đó ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro về tỷ giá.
Một trong những rủi ro khác mà các ngân hàng Việt Nam thường gặp phải đó là rủi ro hoạt động, bắt nguồn từ đạo đức, trình độ, kỹ năng tác nghiệp và xử lý rủi ro của hệ thống và đội ngũ nhân lực tại mỗi ngân hàng còn nhiều yếu kém dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp.
Nghiệp vụ tín dụng trong ngân hàng luôn đóng góp nguồn doanh thu lợi nhuận chính, các NHTM thực hiện cho vay với nhiều loại tiền tệ khác nhau, ví dụ tại các ngân hàng Việt Nam cho vay các thành phần kinh tế chủ yếu dưới
một số loại tiền tệ như VND, USD, EUR, JPY. Khi phát vay ngoại tệ, đồng nghĩa là ngân hàng đã tạo ra trạng thái ngoại tệ âm...Trong trường hợp, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện điều chỉnh tăng tỷ giá hoặc những biến động liên quan làm tăng giá các đồng ngoại tệ đó, khi đó các doanh nghiệp vay vốn sẽ phải chịu rủi ro tín dụng vì phải bỏ ra chi phí cao hơn dự kiến (bao gồm cả lãi vay) để có thể thanh toán được khoản nợ ngân hàng, làm cho việc thanh toán nợ vay chậm chễ dẫn đến gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng khi tỷ lệ nợ quá hạn cao, phải tăng mức trích lập dự phòng rủi ro, làm giảm thu nhập.
Vì vậy, trong kinh doanh ngoại hối ngân hàng cần phải có sự quan tâm tới công tác dự báo, phòng ngừa, hạn chế rủi ro. Hiện nay, công cụ bảo hiểm rủi ro mà các ngân hàng thường sử dụng là các nghiệp vụ phái sinh như nghiệp vụ kỳ hạn, nghiệp vụ tương lai, nghiệp vụ hoán đổi, nghiệp vụ quyền chọn.