Hoạt động mua, bán ngoại tệ

Một phần của tài liệu 0376 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối của chi nhánh NH đầu tư và phát triển hà thành luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 66 - 72)

- Đối với kinh doanh ngoại tệ: doanh số kinh doanh ngoại tệ trong năm 2008 tăng 179% và lợi nhuận tăng 5,6 lần so với năm 2007 Riêng trong

1 Nguồn: T'υng cục Thố!Ig kê

b.3 Hoạt động mua, bán ngoại tệ

rõ mối quan hệ và trách nhiệm của các bộ phận có liên quan trong các giao dịch mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Hiện tại, hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại BIDV Chi nhánh Hà Thành đuợc vận hành bởi các bộ phận sau:

S

Bộ phận bán hàng

- Giới thiệu/chào bán các sản phẩm kinh doanh ngoại tệ tới khách hàng;

- Trực tiếp nhận nhu cầu và thực hiện giao dịch mua bán ngoại tệ với khách hàng hoặc tiếp nhận nhu cầu từ bộ phận tác nghiệp;

- Kiểm tra, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ hồ sơ mua bán ngoại tệ theo quy định hiện hành và luu các hồ sơ mua bán ngoại tệ liên quan của khách hàng;

- Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng;

- Đề xuất hạn mức mua, bán ngoại tệ hoặc tỷ lệ đặt cọc thực hiện hợp đồng giao dịch đối với khách hàng;

- Thực hiện và quản lý các hạn mức mua bán ngoại tệ hoặc tỷ lệ đặt cọc đã xác lập cho khách hàng.

S

Bộ phận tác nghiệp

- Hạch toán ngoại bảng các giao dịch mua bán ngoại tệ có ngày giá trị thanh toán sau ngày giao dịch với khách hàng và Hội sở chính;

- Đánh giá lãi, lỗ hoạt động kinh doanh ngoại tệ định kỳ theo quy định;

- Kiểm soát việc thực hiện nhập các giao dịch vào hệ thống đảm bảo khớp đúng các yếu tố chứng từ mua bán ngoại tệ của khách hàng, kiểm soát việc tuân thủ hạn mức giao dịch của bộ phận khách hàng;

- Luu trữ các chứng từ giao dịch gốc liên quan đến giao dịch mua bán ngoại tệ để thực hiện việc hậu kiểm

S

- Thẩm định, đánh giá các hạn mức mua bán ngoại tệ

- Xem xét, đánh giá định kỳ các hạn mức/tỷ lệ đặt cọc đã cấp cho khách hàng.

K

Phòng Kế hoạch Tổng hợp (bộ phận quản lý nguồn vốn tại Chi nhánh)

- Xây dựng, niêm yết tỷ giá, cung cấp tỷ giá giao dịch cho bộ phận bán hàng;

- Nắm bắt, tiếp nhận những sản phẩm mua bán ngoại tệ từ Hội sở chính, giới thiệu và phối hợp với bộ phận khách hàng để tiếp thị khách hàng;

- Quản lý trạng thái ngoại tệ của Chi nhánh;

- Liên hệ với Hội sở chính để thỏa thuận tỷ giá và thực hiện mua, bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu khách hàng của Chi nhánh;

- Đánh giá tình hình kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh; Báo cáo Hội sở chính định kỳ, đột xuất tình hình kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh;

- Báo cáo Hội sở chính thông tin phản hồi từ khách hàng về sản phẩm, dịch vụ và đề xuất chính sách khách hàng.

Theo quy định của BIDV, hiện tại Chi nhánh được phép thực hiện các hình thức giao dịch mua, bán ngoại tệ như giao ngay, kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi. Riêng các giao dịch quyền chọn được thực hiện theo quy định về nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ của BIDV trong từng thời kỳ.

Chi nhánh được phép thực hiện giao dịch với các đối tượng là tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của Pháp luật về giao dịch ngoại hối trừ trường hợp là các tổ chức tín dụng khác và các chi nhánh khác trong BIDV nếu không được Tổng Giám đốc cho phép.

Chi nhánh được phép thực hiện mua bán ngoại tệ với khách hàng bằng các loại ngoại tệ sau: USD, EUR, GBP, CHF, JPY, THB, AUD, CAD, SGD, SEK, DKK, NOK. Riêng đối với CNY (Nhân dân tệ) được thực hiện theo hướng dẫn của Tổng Giám đốc trong từng thời kỳ.

Hàng ngày, Ban quản lý và kinh doanh nguồn vốn BIDV là đơn vị xác định danh mục tỷ giá các loại ngoại tệ giao dịch áp dụng trong ngày của hệ thống.

BIDV cho phép các Chi nhánh đuợc giao dịch với khách hàng trên nguyên tắc hiệu quả, an toàn, cho phép lỗ trong giao dịch mua bán ngoại tệ nhung hiệu quả cung cấp các sản phẩm ngân hàng khác phải bù đắp đuợc lỗ. Thông qua đó, Chi nhánh thực hiện bán chéo sản phẩm, dịch vụ khác của BIDV.

Tuy nhiên, hiện tại việc quản lý trạng thái ngoại tệ tại các Chi nhánh của BIDV chua có quy định cụ thể, rõ ràng, trách nhiệm của các bộ phận có liên quan nhu thế nào. Theo quy định mới ban hành của BIDV thì trạng thái ngoại tệ và hạn mức chấp nhận rủi ro của mỗi chi nhánh với các loại ngoại tệ do Hội đồng quản lý tài sản nợ có ALCO phê duyệt trong từng thời kỳ. Nhung hiện BIDV chua thực hiện giao trạng thái ngoại tệ tới các chi nhánh, việc quản lý tập trung vẫn đuợc thực hiện tập trung tại Hội sở chính.

Trong khoảng thời gian từ nửa đầu năm 2009 trở về truớc, hoạt động kinh doanh ngoại tệ chỉ đuợc thực hiện đơn thuần là hoạt động mua, bán ngoại tệ giao ngay, huy động tiền gửi ngoại tệ và thực hiện cho vay tới khách hàng. Vì vậy, hiệu quả từ hoạt động mua, bán ngoại tệ tại chi nhánh là chua cao.

Thực tế trong hoạt động mua bán ngoại tệ tại BIDV Chi nhánh Hà Thành chỉ đuợc diễn ra thụ động, thông qua các khách hàng vãng lai đến giao dịch đổi tiền, thông qua các khách hàng sử dụng sản phẩm tín dụng, thanh toán quốc tế có nhu cầu ngoại tệ để thực hiện. Và do chênh lệch tỷ giá chính thức của ngân hàng với tỷ giá trên thị truờng ngoại hối ngầm và xu huớng mất giá của đồng VND nên không tạo hấp dẫn cho khách hàng có nguồn tiền USD bán lại cho ngân hàng. Số luợng khách hàng có phát sinh nguồn USD tại Chi nhánh là rất thấp, tập trung một số doanh nghiệp xuất khẩu nhu Công ty cổ phần Tập đoàn FPT, Công ty cổ phần Vật tu nông sản, Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa

Phát, Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Trung Dũng (doanh nghiệp hoạt động sản xuất và thương mại trong ngành thép)... Tuy nhiên, những công ty này hiện cũng đang là khách hàng có dư nợ vay tại Chi nhánh, nên hoạt động bán ngoại tệ lại cho ngân hàng để rồi phải đi tìm nguồn ngoại tệ với tỷ giá cao hơn thanh toán nợ vay cho ngân hàng là điều không xảy ra hoặc nếu có xảy ra thì quy mô các giao dịch bán lại cho Chi nhánh là thấp, vì khi thực hiện khách hàng sẽ gặp phải rủi ro về tỷ giá tăng.

Công tác tạo lập nguồn khách hàng có nguồn cung và có nhu cầu sử dụng các sản phẩm ngoại hối của ngân hàng còn thấp. Chi nhánh Hà Thành gần như là không có các chính sách tiếp thị và mở rộng thị phần sang các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu. Hiện tại hoạt động của Chi nhánh phụ thuộc vào một số khách hàng lớn nên khả năng rủi ro cao ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng tại Chi nhánh còn rất trẻ nên còn nhiều hạn chế trong công tác tiếp thị và phân tích tình hình diễn biến phức tạp của thị trường ngoại hối. Đây là một trong những nguyên nhân hạn chế hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Chi nhánh trong thời gian qua.

Hiện tại, BIDV Chi nhánh Hà Thành là một trong những chi nhánh đại diện của BIDV nhận chi trả kiều hối của những người đi lao động nước ngoài như ở Đài Loan, Hàn Quốc... chuyển về trong nước thông qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng SWIFT. Ngoài ra, BIDV Chi nhánh Hà Thành còn là thành viên của mạng lưới chuyển tiền nhanh Western Union và là mộ trong những đơn vị đầu tiên của BIDV triển khai cung cấp bank draft bằng đồng USD, EUR cho khách hàng. Đây là một trong những nguồn ngoại tệ tạo lập cho việc thực hiện hoạt động mua bán trên thị trường.

Tuy là chi nhánh mới thành lập, nhưng BIDV Chi nhánh Hà Thành đã thu được những kết quả khả quan trong hoạt động kinh doanh ngoại hối. Số

tiền phí thu được liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh đã có sự tăng trưởng nhanh. Năm 2007 sau hơn 3 năm thành lập, hoạt động mua, bán ngoại tệ đã đem lại cho chi nhánh hơn 1,4 tỷ đồng, năm 2008 tăng lên 33 % tương đương gần 1,9 tỷ đồng, nhưng nổi bật nhất là trong năm 2009 hoạt động này đã đem lại cho Chi nhánh 7,3 tỷ đồng phí giao dịch và chiếm tới 15,4% tổng phí thu được của Chi nhánh, tuy nhiên đến năm 2010, lợi nhuận từ việc kinh doanh ngoại hối này giảm xuống 3,26 tỷ đồng. Điều này cho thấy hoạt động mua bán ngoại tệ cũng đã và đang tạo ra được nguồn thu

phí lớn cho Chi nhánh và đóng góp vai trò quan trọng trong việc hoàn thành

Biểu đồ 2.8: Kết quả kinh doanh ngoại hối của BIDV Chi nhánh Hà Thành

Mặc dù, đây là kết quả cao đối với một Chi nhánh có thời gian hoạt động ít trên thị trường. Tuy nhiên, có thể đánh giá kết quả này chưa phản ánh được tiềm năng của hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh. Kết quả này được tạo thành từ hoạt động mua, bán ngoại tệ giao ngay cho những khách hàng có nhu cầu thanh toán L/C và thanh toán nợ vay đến hạn. Bên cạnh đó, còn có một số nghiệp vụ mà thông qua đó Chi nhánh có thể triển khai các dịch vụ ngoại hối của mình như nhận thanh toán kiều hối của người lao động

chuyển về nước, phát hành hối phiếu bằng ngoại tệ (bank draft), thẻ tín dụng quốc tế... Một nguyên nhân quan trọng tạo nên sự tăng trưởng trong kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh là do trong năm 2009, Chính phủ đã thực hiện các gói kích cầu thông qua việc hỗ trợ lãi suất, điều này đã góp phần tháo gỡ khó khăn, duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp và tăng vòng quay vốn tín dụng

Một phần của tài liệu 0376 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối của chi nhánh NH đầu tư và phát triển hà thành luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w