Đối với hoạt động huyđộng vốn ngoại tệ

Một phần của tài liệu 0376 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối của chi nhánh NH đầu tư và phát triển hà thành luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 58 - 64)

- Đối với kinh doanh ngoại tệ: doanh số kinh doanh ngoại tệ trong năm 2008 tăng 179% và lợi nhuận tăng 5,6 lần so với năm 2007 Riêng trong

b. Thực trạng kinh doanh ngoại hối của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành

b.1 Đối với hoạt động huyđộng vốn ngoại tệ

Nguồn vốn ngoại tệ BIDV Chi nhánh Hà Thành thực hiện huy động chủ yếu là từ nguồn tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, tổ chức trên nền tảng các sản phẩm huy động do BIDV quy định trong từng thời kỳ. Toàn bộ nguồn tiền gửi này sẽ được chuyển về quản lý thống nhất và tập trung tại Trụ sở chính của BIDV theo dự án hiện đại hóa TA2 mà Ngân hàng thế giới WB đã và đang hỗ trợ các NHTM quốc doanh Việt nam.

Hiện tại, các hình thức huy động vốn tại BIDV chi nhánh Hà Thành thực hiện dưới một số loại tiền tệ chủ yếu là VND, EUR, USD, còn một số đồng tiền khác như AUD, JPY, CHF, HKD, CAD... Chi nhánh thực hiện huy động qua các tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn.

Trong các năm từ 2006 đến 2010, nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã được duy trì ổn định và tăng trưởng qua các năm, điều này được thể hiện qua các số liệu sau về hoạt động huy động vốn bằng ngoại tệ của Chi nhánh.

45,000,00040,000,000 40,000,000 35,000,000 30,000,000 25,000,000 20,000,000 15,000,000 10,000,000 5,000,000

Biểu đồ 2.5: Tình hình huy động vốn USD tại BIDV Chi nhánh Hà Thành

Tình hình huy động đồng đô la Mỹ (USD), của Chi nhánh trong thời gian qua đã có sự tăng trưởng nhưng không đều, năm 2008 tổng nguồn vốn của đơn vị đã đạt 26,67 triệu USD, giảm 0,85 triệu USD so với năm 2007, tương đương 3,1%. Bước sang năm 2009, do ảnh hưởng biến động tỷ giá trong nước, NHNN Việt Nam đã tăng biên độ tỷ giá từ 3% lên 5% và tăng tỷ giá liên ngân hàng của đồng USD và rồi sau đó tiếp tục tăng tỷ giá liên ngân hàng từ 17.034 VND/USD lên 17.961 VND/USD đồng thời giảm biên độ dao động tỷ giá từ 5% về 3%, sang năm 2010 tỷ giá đã tăng lên 19500 trên thị trường liên ngân hàng còn tại thị trường tự do tỷ giá đã có lúc tăng trên 20300. Năm 2009 và năm 2010 là một năm nhiều biến động, tuy nhiên, Chi nhánh vẫn huy động tăng thêm gần 2,4 triệu USD trong năm 2009, tương đương 8,22% và tăng mạnh trong năm 2010 là 12,7 triệu USD, tương đương với 43,7%.

Nguyên nhân đến từ các yếu tố kinh tế vĩ mô. Với tình hình nhập siêu của đất nước, thì lượng tiền ngoại tệ trên thị trường tiền tệ Việt Nam sẽ ngày càng khan hiếm, bắt buộc Chính phủ phải có các biện pháp kêu gọi vốn đầu tư và phát hành trái phiếu, vay nợ nước ngoài để bổ sung nguồn ngoại tệ này. Vì vậy, thực trạng này sẽ ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn ngoại tệ của các NHTM Việt Nam, trong khi thị phần của thị trường ngân hàng đã bị cạnh tranh gay gắt của sự gia tăng các thành viên tham gia thị trường bao gồm cả các

Kỳ hạn Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 US

D

EUR USD EUR USD EUR USD EUR

Kỳ hạn <12 tháng 66% 95% 94% 98% 96% 98% 95,6% 98,7% Kỳ hạn >12 tháng 34% 5% 6% 2% 4% 2% 4,3% 1,3%

Kỳ hạn Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

EUR USD EU

R USD EUR USD EUR USD

Cho vay 16 63.813 12 72.786 164 27.543 23 27.402

NHTM trong nước và Chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra, còn ảnh hưởng từ yếu tố tâm lý ưa chuộng phương thức sử dụng tiền mặt trong thanh toán và cất trữ của người dân,

Nguồn vốn ngoại tệ được Chi nhánh huy động thông qua các sản phẩm chủ yếu như tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, hối phiếu, nhận chi trả kiều hối. Các sản phẩm tiền gửi huy động ngoại tệ do BIDV ban hành gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM cổ phần về phương thức huy động, phương thức thanh toán, lãi suất huy động và các chính sách khuyến mãi. Hiện nay, do chức năng và nhiệm vụ chính trị của một NHTM quốc doanh là tiên phong thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của ngành theo chỉ đạo của NHNN và các định hướng mục tiêu của Chính phủ, vì vậy, lãi suất huy động của BIDV thường thấp hơn và ít cạnh tranh hơn so với các NHTM cổ phần, nên đã ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của BIDV.

Biểu đồ 2.6: Tình hình huy động EUR của BIDV Chi nhánh Hà Thành

EUR Là một trong hai loại ngoại tệ được Chi nhánh huy động với số dư cao nhất, tuy nhiên quy mô vốn huy động thấp hơn so với USD. Số dư huy động vốn EUR của Chi nhánh đạt 1,94 triệu EUR tăng 1% so với năm 2008 và tăng 74% so với năm 2007. Nguyên nhân dẫn đến quy mô huy động vốn EUR thấp hơn so với USD, do thói quen chọn tích trữ đồng USD của người dân và

các hợp đồng giao dịch thương mại xuất nhập khẩu của doanh nghiệp chủ yếu dưới dạng đồng USD.

Hiện tại, nền vốn ngoại tệ của Chi nhánh trong giai đoạn vừa qua có sự chênh lệch lớn giữa các kỳ hạn, chủ yếu được huy động kỳ hạn dưới 12 tháng, được thể hiện qua số liệu sau:

Bảng 2.2: Cơ cấu huy động vốn ngoại tệ theo kỳ hạn của BIDV Chi nhánh Hà Thành

Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn và cho vay ngoại tệ tại BIDVChi nhánh Hà Thành

Huy động vốn 1.11 5 27.527 1.92 4 26.673 1.945 29.062 2.033 41.773 Chênh lệch 1.09 9 -36.285 31.91 -46.113 1.781 1.518 2.010 14.371

Nếu xét trên quy mô quản lý rủi ro ngoại hối trong phạm vi một chi nhánh, thì hoạt động ngoại tệ của Chi nhánh đang gặp rủi ro về mặt kỳ hạn và trạng thái ngoại tệ. Với trạng thái trường với loại tiền USD, EUR, Chi nhánh được Hội sở chính mua lại theo lãi suất và tỷ giá trong từng thời kỳ. Vì vậy, rủi ro chỉ xảy ra trong trường hợp các doanh nghiệp vay vốn gặp rủi ro trong thanh

toán nợ vay. Còn Chi nhánh sẽ không bị rủi ro trạng thái khi có sự biến động về tỷ giá.

Những biến động của hoạt động huy động vốn tại BIDV Chi nhánh Hà Thành trong thời gian qua xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, nguồn vốn ngoại tệ có sự tăng trưởng thấp xuất phát từ sự cạnh tranh của các ngân hàng khác trên địa bàn, đặc biệt là các NHTM cổ phần. Thông thường lãi suất huy động và chính sách marketing, khuyến mãi của các ngân hàng này là rất tốt. Hơn nữa, với sự ra đời của nhiều NHTM cổ phần, nên “miếng bánh” thị phần của các ngân hàng bị chia nhỏ và các ngân hàng ngày càng khó khăn hơn trong công tác huy động vốn. Do đặc điểm truyền thống của BIDV là một trong những ngân hàng lớn của Chính phủ nên bên cạnh chức năng hoạt động kinh doanh thuần túy, thì BIDV còn có những nhiệm vụ chính trị liên quan đến việc điều tiết tình hình thị trường tiền tệ của Chính phủ, chính vì vậy, BIDV không có được sự cạnh tranh ngang bằng với các ngân hàng cổ phần. Hiện nay, lãi suất huy động các ngoại tệ như USD, EUR thường thấp hơn rất nhiều, không tạo được sự hấp dẫn cao đối với người gửi tiền. Khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra từ cuối năm 2007 đẩy các Ngân hàng Trung ương các nước trên thế giới phải liên tục hạ lãi suất cơ bản ở nước họ để nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng và vực lại tốc độ tăng trưởng kinh tế. Điều này lý giải một phần tại sao nguồn vốn ngoại tệ BIDV Chi nhánh Hà Thành lại có sự tăng trưởng chậm lại. Năm 2010, với việc cơ cấu lại các nguồn vốn huy động vốn và chính sách trọng tâm của Chi nhánh trong việc phát triển nguồn vốn, kết quả là nguồn vốn huy động bằng USD của Chi nhánh đã có sự tăng trưởng vượt bậc.

Thứ hai, lượng kiều hối chuyển về nước ngày càng tăng, trung bình từ 5 đến 7 tỷ USD/năm, chiếm khoảng 8% GDP. Góp phần làm tăng nguồn cung ngoại tệ trong nước. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, lượng ngoại tệ này

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Ngoại tệ 48% 51% 18% 11%

VND 52% 49% 82% 89%

Tổng 100% 100% 100% 100%

không nằm trong ngân hàng mà chủ yếu được cất trữ trong dân do một phần ảnh hưởng của thực trạng đô la hóa nền kinh tế, do thói quen sử dụng tiền mặt.

Ngoài ra, còn có một lý do quan trọng nữa là bên cạnh sự tồn tại của thị trường ngoại tệ chính thức, là sự hoạt động của thị trường ngoại hối ngầm, thị trường tự do, tỷ giá ở đó luôn có sự cao hơn giữa tỷ giá của các ngoại tệ cơ bản trên thị trường chính thức như USD, EUR so với tỷ giá ngoài thị trường tự do. Mức độ đô la hóa trong nền kinh tế ngày càng cao, tâm lý tích trữ ngoại tệ và vàng trong dân ngày càng lớn trước áp lực của lạm phát.

Thứ ba, khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho các nguồn vốn đầu tư FDI, FII vào Việt Nam tăng chậm lại. Đó là sự điều chỉnh hoàn toàn tất yếu của một quá trình phát triển lâu dài. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu á (ADB) thì Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn của luồng vốn đầu tư quốc tế. Ngoài ra, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đã làm cho tình hình nhập siêu Việt Nam ngày càng tăng và năm 2008 nước ta chứng kiến mức nhập siêu cao nhất (17 tỷ đô la)1 trong hơn 2 thập kỷ thực hiện đổi mới, phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu 0376 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối của chi nhánh NH đầu tư và phát triển hà thành luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 58 - 64)