Thiết lập hệ thống kiểm soát rủi ro

Một phần của tài liệu 0376 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối của chi nhánh NH đầu tư và phát triển hà thành luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 98 - 99)

- Đối với kinh doanh ngoại tệ: doanh số kinh doanh ngoại tệ trong năm 2008 tăng 179% và lợi nhuận tăng 5,6 lần so với năm 2007 Riêng trong

b. Xây dựng bộ phận nghiên cứu phân tích, dự báo biến động thị trường ngoại hố

3.3.7. Thiết lập hệ thống kiểm soát rủi ro

Hầu hết các tổ chức tín dụng trong nước chưa xây dựng được chiến lược quản lý rủi ro ngoại hối. Trình độ và kinh nghiệm quản lý rủi ro ngoại hối còn hạn chế, hệ thống thông tin quản lý chưa hỗ trợ được việc lập báo cáo phục vụ quản lý rủi ro ngoại hối. Các bước kiểm soát và chính sách quản lý nội bộ còn khá sơ sài, chủ yếu là theo hướng tuân thủ các quy định của NHNN.

Do tính phức tạp, diễn biến thay đổi liên tục của thị trường ngoại hối, vì vậy, để đảm bảo tính hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Chi nhánh, đòi hỏi phải thiết lập được hệ thống kiểm soát và phòng ngừa rủi ro phát sinh. Hệ thống này có chức năng tham mưu với Ban Giám đốc và quản trị rủi ro tại Chi nhánh.

Trong hệ thống này phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và tổ nghiệp vụ có liên quan là Phòng Kế hoạch Tổng hợp - đơn vị quản lý và sử dụng vốn, Phòng Quản lý rủi ro - đơn vị quản lý rủi ro, Tổ nghiên cứu, phân tích, dự báo thị trường.

Dựa trên những quy định, giới hạn rủi ro nghiệp vụ do BIDV Hội sở chính ban hành, hệ thống này phải định kỳ lập các kịch bản rủi ro, báo cáo rủi ro và đề xuất biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Chi nhánh.

Thường xuyên theo dõi tình hình quản lý rủi ro toàn hệ thống từ Hội sở chính thông qua diễn biến của hệ số VAR - giá trị chịu rủi ro ngoại hối để có biện pháp quản lý rủi ro và biện pháp kinh doanh cụ thể trong kinh doanh.

Trong quá trình kinh doanh ngoại hối phải tuân thủ một số nguyên tắc chính là mua đủ, bán hết và bảo hiểm rủi ro truớc khi tạo ra trạng thái ngoại tệ. Ví dụ, mua đủ ở đây có nghĩa là Chi nhánh chỉ mua khi có nhu cầu phát sinh từ khách hàng mà luợng ngoại tệ không đủ, thì Chi nhánh có thể mua phần còn lại từ BIDV Hội sở chính hoặc từ doanh nghiệp khác. Còn bán hết là nếu nhu cầu khách hàng lớn hơn luợng ngoại hối Chi nhánh hiện có thì sẽ bán lại toàn bộ luợng ngoại hối đó cho khách hàng. Tóm lại, Chi nhánh sẽ không tạo ra bất cứ trạng thái ngoại hối mở nào mà có thể dẫn đến rủi ro. Còn trong truờng hợp, truớc khi tạo ra trạng thái ngoại hối thì yêu cầu bắt buộc Chi nhánh phải tính đến các công cụ phòng ngừa rủi ro phát sinh đó là sử dụng các công cụ phái sinh nhu giao dịch quyền chọn, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi để đảm bảo mức độ lợi nhuận cố định trong tuơng lai.

Một phần của tài liệu 0376 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối của chi nhánh NH đầu tư và phát triển hà thành luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 98 - 99)