Kinh nghiệm quốc tế nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối tạ

Một phần của tài liệu 0376 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối của chi nhánh NH đầu tư và phát triển hà thành luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 33 - 36)

b. Các chỉ tiêu định lượng

1.4.5 Kinh nghiệm quốc tế nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối tạ

tại

Ngân hàng thương mại

Kinh nghiệm của Mỹ, các NHTM Mỹ có nhiều kinh nghiệm về việc sử dụng công cụ kinh doanh ngoại hối, là quốc gia đi đầu trong việc sử dụng các công cụ tài chính hiện đại trong kinh doanh như giao dịch quyền chọn, giao dịch tương lai. Việc sử dụng các công cụ phái sinh tạo ra sự linh hoạt và tăng tính thanh khoản trong kinh doanh của các NHTM. Mặc dù, thị trường ngoại hối Mỹ không phải là thị trường có quy mô lớn nhất, nhưng các ngân hàng Mỹ lại hoạt động rất hiệu quả. Bởi vì những ngân hàng này dám mạo hiểm và sáng

tạo trong việc áp dụng các nghiệp vụ kinh doanh mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị truờng đồng thời khai thác triệt để các nghiệp vụ truyền thống.

Trong năm 1998, chỉ tính riêng doanh thu từ ba nghiệp vụ truyền thống trên thị truờng phi tập trung (OTC) là giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn outright và nghiệp vụ hoán đổi lãi suất đã đạt khoảng 351 tỷ USD1 mỗi ngày chỉ đứng sau nuớc Anh, còn doanh thu từ hai nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ và quyền chọn tiền tệ cũng đạt 32 tỷ USD mỗi ngày. Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của thị truờng ngoại hối tại Mỹ nhu ngày hôm nay là sự đa dạng của các loại hàng hóa trên thị truờng, bên cạnh ngoại tệ là mặt hàng truyền thống thì các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ khác. Các NHTM Mỹ có mạng luới rộng lớn trên toàn cầu, chính nhờ nguồn thu từ các chi nhánh nuớc ngoài mà các ngân hàng Mỹ lại càng có điều kiện và cơ hội đầu tu cho kinh doanh ngoại hối trong nuớc. Chỉ tính riêng ở London, doanh số kinh doanh của các chi nhánh NHTM Mỹ đã cao gần gấp ba lần doanh số kinh doanh của các NHTM Anh. Ngoài ra, các NHTM còn làm đại lý cho nhau trên khắp cả nuớc và thuờng xuyên giao dịch với nhau, tìm kiếm khách hàng nhằm đảm bảo trạng thái ngoại hối và phòng chống rủi ro theo hệ thống.

Kinh nghiệm của Anh quốc, là uu tiên ứng dụng công nghệ giao dịch hiện đại phục vụ hoạt động kinh doanh ngoại hối. Các NHTM của Anh đều kết nối mạng với nhau trên thị truờng ngoại hối, góp phần tạo ra sự thông suốt, linh hoạt và hiệu quả cho các thành viên tham gia trên thị truờng. Trong số các hệ thống điện tử sử dụng nhiều nhất phải kể đến EBS, Reuters. Mặt khác, các ngân hàng Anh sử dụng đa dạng các loại tiền tệ trong giao dịch.

Kinh nghiệm của Nhật Bản, thị truờng ngoại hối Nhật Bản thực sự phát triển khi Chính phủ đất nuớc tiến hành hiện tự do hóa quản lý ngoại hối dẫn đến việc gia tăng đáng kể khối luợng giao dịch ngoại hối ở Nhật Bản. Tokyo là thị truờng có quy mô giao dịch đứng 5 trên thế giới sau các thị truờng London,

Newyork, Frankfurt, Zurich, để có đuợc kết quả này cũng nhờ đóng góp quan trọng của các NHTM Nhật Bản. Do các ngân hàng Nhật rất coi trọng quan hệ với khách hàng là các công ty lớn, niêm yết trên thị truờng chứng khoán và ngân hàng Nhật thực hiện kinh doanh ngoại hối trên thị truờng quốc tế thông qua việc mua bán các trái phiếu ngoại tệ. Để tăng cuờng sức mạnh cạnh tranh truớc sự tự do hóa, nhiều ngân hàng Nhật Bản đã sáp nhập lại với nhau trở thành các tập đoàn tài chính có quy mô lớn nhu tập đoàn tài chính Mizuho, tập đoàn Sumitomo Mitsui, tập đoàn Mitsubishi UFJ Financial. Qua đó các ngân hàng này thực hiện cho các công ty hoạt động trong ngành công nghiệp chủ chốt trong nuớc vay vốn, cải thiện các dịch vụ ngân hàng liên quan đến ngoại hối nhu thanh toán quốc tế, đầu tu ra nuớc ngoài.

Kinh nghiệm của Hàn Quốc, quyết định cho vay đối với các doanh nghiệp lớn trong nuớc của các ngân hàng Hàn Quốc đặc biệt là các khoản vay lớn bằng ngoại tệ chịu sự chi phối nhiều của các quan chức chính phủ. Và các doanh nghiệp chỉ biết cố gắng vay nhiều ngoại tệ để mở rộng sản xuất kinh doanh mà không chú ý tới yếu tố thị truờng và khả năng trả nợ. Chính điều này làm cho nợ bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp Hàn Quốc tăng lên rất nhanh. Tại thời điểm tháng 9/1997, tổng nợ là 30,5 tỷ USD lớn hơn cả dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc tại thời điểm đó. Kết quả là nền kinh tế Hàn Quốc đã lâm vào khủng hoảng tài chính tiền tệ nhu một số quốc gia Đông Nam á nhu Thái Lan, Indonesia...

Qua kinh nghiệm hoạt động và phát triển của thị truờng ngoại hối tại các quốc gia đã để lại cho thị truờng ngoại hối Việt Nam và các thành viên của thị truờng những bài học quý giá trong quá trình phát triển của mình.

Bài học đầu tiên đuợc chỉ ra tại đây là cho thấy đặc trung nhất của thị truờng ngoại hối, đây là thị truờng có tỷ lợi nhuận cao nhất nhung cũng đồng nghĩa với rủi ro cao nhất. Vì vậy, đòi hỏi các ngân hàng khi tham gia thị truờng

cần phải có nền tảng vững chắc về công nghệ, nhân lực và những chính sách đúng đắn và linh hoạt trước những biến động phức tạp và đa chiều của nền kinh tế trong nước cũng như nền kinh tế thế giới.

Bài học thứ hai cho thấy thị trường ngoại hối là thị trường đòi hỏi phải có nền công nghệ quản lý hiện đại. Thị trường ngoại hối là thị trường toàn cầu, do sự khác biệt về múi giờ và yêu cầu thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế nhanh chóng, chính xác. Điều này đòi hỏi hệ thống ngân hàng trong nước phải đẩy nhanh mục tiêu hiện đại hoá hệ thống nhằm mục đích tăng khả năng tác nghiệp của mỗi ngân hàng trước những biến động nhanh và phức tạp của nền kinh tế toàn cầu nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng.

Bài học thứ ba cho thấy xu hướng thị trường ngoại hối hiện đại sử dụng các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh rất lớn. Đây là những nghiệp vụ rất phức tạp đòi hỏi mỗi ngân hàng phải tạo dựng đươc đội ngũ nhân lực tinh thông nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật thông tin thị trường, để đề ra những biện pháp thực hiện và quản trị hiệu quả trong kinh doanh ngoại hối.

Một phần của tài liệu 0376 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối của chi nhánh NH đầu tư và phát triển hà thành luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w