2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Vietinbank Thái Nguyên
Sự nghiệp đổi mới nền kinh tế do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6(12- 1986) khởi xướng, trong đó có chủ trương xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Theo tinh thần đó ngày 26/03/1988 Hội đồng bộ trưởng ra Nghị định 53/HĐBT về tổ chức bộ máy ngân hàng nhà nước Việt Nam; Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và kinh doanh tiền tệ của các NH. Chính vì vậy mà VietinBank được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ NHNN Việt Nam. Là NHTM lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành NH Việt Nam. Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 150 Sở Giao dịch, chi nhánh và trên 900 PGD/Quỹ tiết kiệm. Có 6 Công ty hạch toán độc lập và 3 đơn vị sự nghiệp. Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA. Có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng và định chế tài chính lớn trên toàn thế giới. Vietinbank là một NH đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. Là NH tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam.
Vietinbank Thái Nguyên được thành lập cùng với NH Công thương Việt Nam từ ngày 26/03/1988 và chính thức hoạt động từ ngày 01/07/1988,
Chi nhánh NH công thương Bắc Thái(nay là NHTM Cổ phần Công thương Thái Nguyên) đến nay đã trải qua 23 năm xây dựng và phát triển. Những ngày đầu thành lập, quy mô hoạt động của chi nhánh khá nhỏ bé, với nguồn huy động là 13 tỷ đồng và dư nợ cho vay là 8 tỷ đồng với 3 chi nhánh cấp 3 trực thuộc là: khu vực Đán, Lưu Xá và thị xã Sông Công. Đến tháng 5/2006, NH Công thương Việt Nam tách và nâng cấp Chi nhánh Lưu Xá và Sông Công lên thành 2 chi nhánh cấp 1 và Thái Nguyên có 3 chi nhánh cấp 1 trực thuộc Trung ương đó là: Thái Nguyên, Lưu Xá, Sông Công. Với thành tích cống hiến trong những năm qua Vietinbank Thái Nguyên đã được nhà nước tặng 01 Huân chương lao động hạng ba, ba bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ, cờ thi đua của NH nhà nước Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên, Uỷ Ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên và nhiều Bằng khen, Giấy khen khác. Phần thưởng đặc biệt là Uy tín thương hiệu Vietinbank Thái Nguyên được KH tín nhiệm cao. Vietinbank Thái Nguyên hoạt động theo mô hình chi nhánh cấp I. Vietinbank Thái Nguyên hiện có trên 100 nhân viên đều có trình độ đại học và trên đại học, chi nhánh có 8 phòng chức năng ( Phòng kế toán giao dịch, phòng khách hàng cá nhân, phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng kiểm tra nội bộ, phòng xử lý rủi ro, phòng tổ chức hành chính, phòng vi tính, phòng tiền tệ kho quỹ) và 13 PGD dưới sự chỉ đạo điều hành của Ban Giám đốc gồm: một Giám đốc và 3 phó Giám đốc. Tất cả các phòng ban trong chi nhánh đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để cùng nhau thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một NHTM. Vietinbank Thái Nguyên là đơn vị phụ thuộc vào NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam tự chủ trong kinh doanh, có con dấu riêng. Trong những năm qua Vietinbank Thái Nguyên đã thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình với tinh thần trách nhiệm cao, năng động, sáng tạo và
theo đúng
luật NHNN, luật các TCTD Nghị định của Chính phủ, các chủ trương chính
sách của
ngành NH và của NHTM cổ phần công thương Việt Nam. 33
Từ khi thành lập đến nay Vietinbank Thái Nguyên luôn hoạt động theo xu huớng phát triển, kinh doanh có lãi và luôn đổi mới cùng với các chi nhánh khác của Vietinbank khằng định vị thế, thuơng hiệu Vietinbank trên thị truờng tài chính trong nuớc cũng nhu nước ngoài. Để có thể tồn tại và phát triển không ngừng trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM khác trên địa bàn, Vietinbank Thái Nguyên luôn đặt ra cho mình một phương châm hoạt động; luôn bám sát định hướng phát triển bền vững, đồng thời thường xuyên chấn chỉnh cơ cấu bộ máy tổ chức phù hợp với mục tiêu kinh doanh, trong từng giai đoạn cụ thể có những chính sách tiền tệ tín dụng linh hoạt thay đổi theo sự biến đổi của thị trường tiền tệ cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Bởi vậy cho nên trong ba năm trở lại đây kết quả kinh doanh của chi nhánh đều có những chuyển biến đáng kể, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước.
Kết quả kinh doanh cụ thể như sau:
2.1.2.1. Huy động vốn
Có thể khẳng định huy động vốn là một trong những mặt mạnh của Vietinbank khi so sánh với nhiều NHTM khác. Với mạng lưới các chi nhánh rộng khắp trên cả nước cùng với sản phẩm tiền gửi ngày càng đa dạng, đã đem lại nhiều tiện ích cho các KH đến gửi tiền. Đây là lý do khiến tổng nguồn vốn huy động hàng năm của Vietinbank luôn có sự tăng trưởng cao. Năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các NH về tiền gửi để đảm bảo nguồn vốn và thanh khoản, Vietinbank vẫn đạt mức tăng trưởng tốt. Thị phần tiền gửi của Vietinbank trong năm 2008 là 10,58%, đứng thứ 4 sau VBARD (26,09%), BIDV (14,21%) và VCB (13,66%). Năm 2009 tổng nguồn vốn huy động của Vietinbank tăng 26% so với năm 2008 .
Huy động vốn 2008 2009 2010
Tiền gửi dân cư 87
5^
1.053 1.127
Theo chỉ đạo của NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam, Vietinbank Thái Nguyên cũng đã chủ động tập trung khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế bằng việc trực tiếp đưa ra các hình thức huy động vốn năng động có tính cạnh tranh nhằm thu hút KH, khơi tăng nguồn vốn huy động, hiện nay chi nhánh có 13 phòng giao dịch nằm rải rác trong địa bàn thành phố và một số huyện trung tâm, là khu vực tập trung đông dân cư và có nhiều tiềm năng (như PGD Đán nằm gần khu nhà máy chè Tân Cương đặc sản Thái Nguyên, PGD Đại Từ có dự án Núi Pháo, khai thác quặng...). Nguồn vốn huy động của chi nhánh hàng năm đều tăng, trong năm 2009 mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế giảm mạnh, xuất khẩu có nguy cơ sụt giảm, đòng Việt Nam tiếp tục mất giá từ 5-10%, lãi suất huy động cũng giảm theo. Nhưng nguồn vốn mà Vietinbank Thái Nguyên huy động được vẫn tăng đáng kể năm 2008 chi nhánh huy động được 1.200 tỷ đồng thì đến năm 2009 con số đã lên tới 1.750 tỷ đồng, tuy nhiên về cơ cấu nguồn vốn có sự biến động qua các năm thể hiện ở bảng 2.1. Nguồn vốn ngoại tệ có xu hướng tăng nhanh trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2008 chiếm 10%, năm 2009 chiếm 15.7%, năm 2010 chiếm 19.8%. Nguồn vốn ngoại tệ tăng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các nghiệp vụ NH, đặc biệt là công tác cho vay và kinh doanh ngoại tệ. Trong những năm gần đây nhất là từ khi triển khai dự án hiện đại hoá NH (tháng 6/2006) dịch vụ huy động vốn của chi nhánh đã phát triển đa dạng, với nhiều sản phẩm dịch vụ mới như:
- Tiết kiệm các kỳ hạn 1 tuần, 1 tháng, 2 tháng. đến 36 tháng trả lãi sau. - Tiết kiệm dự thưởng.
- Tiết kiệm tích luỹ.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu. - Tiết kiệm thông minh.
35
- Tiết kiệm lãi suất bậc thang theo số dư tiền gửi. - Tiết kiệm vói kỳ hạn linh hoạt....
Bảng 2.1. Doanh số huy động vốn năm 2008, 2009, 2010
Tiền gửi tổ chức kinh tế 25 0
372 453^
Tiền gửi USD 12
5
(Nguồn: Báo cáo năm 2008, 2009, 2010 của chi nhánh Thái Nguyên)
Bên cạnh việc huy động tiền gửi của dân cư bằng nội tệ và ngoại tệ với nhiều kỳ hạn khác nhau, Vietinbank Thái Nguyên còn có chính sách áp dụng lãi suất linh hoạt, lãi suất theo thoả thuận để thu hút tiền gửi của KH, có thể thấy rằng ở Vietinbank Thái Nguyên nguồn vốn huy động được chủ yếu là vốn tiền gửi của dân cư chiếm khoảng 60-70% trong tổng nguồn vốn huy động được. Nhờ nâng cao chất lượng phục vụ và biết khai thác yếu tố tâm lý của người gửi tiền mà nguồn vốn huy động của chi nhánh ngày càng tăng trưởng nhanh và ổn định, tạo điều kiện để phát triển các nghiệp vụ và các dịch vụ của NH đồng thời giúp NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam trong việc điều hoà vốn trong toàn hệ thống.
2.1.2.2. Hoạt động cho vay
Huy động vốn để cho vay vẫn là hoạt động truyền thống của một NHTM. Tuy nhiên, sử dụng đồng vốn để cho vay hiện nay ở nước ta cũng như các nước có nền kinh tế kém phát triển vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Từ thực tế đó, chi nhánh cũng xác định cho mình chiến lược hoạt động cho vay với quan điểm mạnh dạn đầu tư nhưng vẫn đảm bảo phát triển bền vững, tăng
trưởng an toàn. Chi nhánh cũng tham gia cho vay hợp vốn với các NH trên địa bàn cho các dự án lớn của tỉnh, với cơ cấu dư nợ thể hiện ở hình dưới.
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009 của Vietinbank Thai Nguyên)
Hình 2.1. Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại hình KH năm 2009
Vietinbank Thái Nguyên đã xây dựng và hoàn thiện nhiều sản phẩm cho KH cùng các chính sách như chính sách về lãi suất, chính sách ưu đãi KH truyền thống, KH có số dư tài khoản tiền vay, tiền gửi lớn, đẩy mạnh công tác phát triển KH theo ngành và theo địa bàn kinh doanh. Luôn tìm mọi cách để đưa vốn tới những đối tượng KH tiềm năng. Có thể thấy rằng dư nợ của chi nhánh chủ yếu là dư nợ của KH doanh nghiệp, KH cá nhân chiếm tỷ lệ khoảng 28- 32% tổng dư nợ của chi nhánh. Mức dư nợ qua 3 năm 2008-2010 đều có xu hướng tăng ở cả 2 đối tượng KH nhưng chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp. Năm 2008 chỉ đạt 882 tỷ đồng dư nợ cho vay KH doanh nghiệp nhưng đến năm 2010 lên đến 1.467 tỷ đồng tăng 66%. Tốc độ tăng trưởng dịch vụ cho vay qua các năm 2008- 2010 có thể thấy qua hình 2.2 .
Đơn vị: Tỷ đồng
□ Dư nợ cho vay cá nhân □ Dư nợ cho vay DN
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2008,2009,2010)
Hình 2.2. Tốc độ tăng trưởng dư nợ theo khách hàng năm 2008,2009,2010