Trong nền kinh tế thị trường, việc phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt được coi là điều kiện nền tảng về hoạt động tài chính NH để thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển, cả về mặt khối lượng, giá trị giao dịch cũng như phạm vi, loại hình giao dịch. Thực tế cho thấy, thanh toán không dùng tiền mặt đã có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là vào những năm đầu của thế kỷ 21, nhờ đó tốc độ và giá trị chu chuyển của các dòng vốn trong một quốc gia cũng như giữa các quốc gia với nhau đã không ngừng tăng lên. Đối với nước ta sau 5 năm tích cực triển khai thực hiện Đề án thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg (Đề án 291) đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam cũng có đóng góp đáng kể, bao gồm các hình thức:
- Dịch vụ thanh toán trong nước
+ Thanh toán trong hệ thống Vietinbank:
Với sự tài trợ của Ngân hàng thế giới (World Bank), Vietinbank đã thực hiện triển khai hiện đại hóa NH. Trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại, chương trình hiện đại hóa với cơ sở dữ liệu tập trung và kết nối (online) toàn hệ thống cho phép Hội sở chính (NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam) giám sát hoạt động nghiệp vụ của các chi nhánh dễ dàng hơn, việc thanh toán giữa các chi nhánh trong hệ thống Vietinbank diễn ra đơn giản, nhanh chóng, chính xác.
Việc thanh toán qua tài khoản mở tại Vietinbank có thể thực hiện ở bất cứ chi nhánh nào của hệ thống và dữ liệu sẽ được cập nhật ngay tức thời nên mỗi giao dịch được hoàn tất chỉ trong vòng từ 1-3 giây, và người hưởng có thể nhận tiền ngay sau khi giao dịch chuyển tiền kết thúc.
Với tiện ích gửi một nơi, giao dịch ở nhiều nơi, KH đến giao dịch với Vietinbank nói chung và Vietinbank Thái Nguyên nói riêng tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí giao dịch. Không chỉ các KH mở tài khoản tại Vietinbank mà cả các KH vãng lai muốn chuyển tiền cho người thân bằng chứng minh thư tại tất cả các chi nhánh Vietinbank trên toàn quốc cũng được Vietinbank hỗ trợ. Chính vì vậy mà lượng KH mở tài khoản tại Vietinbank Thái Nguyên ngày càng tăng, khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch thực hiện thanh toán trong hệ thống cũng tăng nhanh. Năm 2008 có 2.000 tài khoản giao dịch thì đến năm 2010 lên đến 5.700 tài khoản được mở và giao dịch tại chi nhánh với giá trị thanh toán vào khoảng 250 tỷ đồng/ tháng.
+ Thanh toán ngoài hệ thống Vietinbank:
■ Thanh toán bù trừ trên địa bàn:
Là một trong những hệ thống thanh toán quan trọng do NHNN chi nhánh quản lý, vận hành và triển khai tại từng địa bàn tỉnh, thành phố ( trừ 5 tỉnh, thành phố đã triển khai Hệ thống TTĐTLNH giai đoạn I là: TP Hà Nội, Hải
Phòng, TP HCM, Cần Thơ và Đà Nằng, áp dụng hình thức thanh toán bù trừ giấy). Hệ thống được bắt đầu triển khai từ tháng 5/2002 và đến tháng 6/2008, TTBTĐT đã được triển khai rộng khắp trên toàn quốc. Hệ thống TTBTĐT thực hiện chức năng xử lý và quyết toán bù trừ các giao dịch thanh toán điện tử liên NH giữa các NH thành viên tham gia bù trừ điện tử trên địa bàn tỉnh, thành phố. Đến nay, hệ thống đang hoạt động ổn định, an toàn và phát huy hiệu quả tích cực với số lượng và giá trị giao dịch thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong thanh toán liên ngân hàng. Đến cuối năm 2010, toàn Hệ thống TTBTĐT có khoảng 950 thành viên, với khối lượng giao dịch trong năm 2010 là 9,5 triệu giao dịch, đạt 2.444.827 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 48% về số lượng giao dịch và tăng gần 95% về giá trị giao dịch so với năm 2009. Vietinbank Thái Nguyên hiện nay tham gia thanh toán bù trừ với các NH trên địa bàn 2 phiên giao dịch trong ngày là 10h sáng và 15h chiều do NHNN tỉnh Thái Nguyên làm đầu mối thông qua hình thức truyền file giữ liệu đến NHNN và chuyển chứng từ giấy đến các NH thành viên. Kênh thanh toán này không chỉ phục vụ nhu cầu thanh toán của KH mà còn phục vụ cho các NHTM trên địa bàn. Bình quân hàng năm doanh số thanh toán đi 7.920 điện, điện đến khoảng 26.400 điện.
■ Thanh toán điện tử liên ngân hàng và dịch vụ liên hàng mở rộng:
Được hoàn thành và đưa vào vận hành từ tháng 5/2002; giai đoạn I (2002-2008). Hệ thống được triển khai tại 5 tỉnh, thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nằng, TP.Hồ Chí Minh và Cần Thơ; giai đoạn II từ cuối 2008 Hệ thống triển khai mở rộng ra toàn quốc. Đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thiết lập được Hệ thống TTĐTLNH kết nối 66 đơn vị thành viên thuộc NHNN và gần 800 đơn vị thành viên trực tiếp (chi nhánh) thuộc 97 TCTD thành viên (hội sở chính) trên toàn quốc. Hệ thống có 3 cấu phần: luồng thanh toán giá trị cao (cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến tổng tức
thời); luồng thanh toán giá trị thấp (cung cấp dịch vụ thanh toán theo lô); xử lý quyết toán vốn. Việc hoàn thành và đua vào vận hành hệ thống thanh toán giai đoạn II, đánh dấu buớc phát triển mới của hệ thống thanh toán NH với những thay đổi cơ bản về kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiệu năng xử lý và quy trình nghiệp vụ hiện đại theo thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu thanh, quyết toán tức thời và số luợng giao dịch thanh toán ngày càng cao của nền kinh tế.
Với số luợng giao dịch bình quân đạt khoảng 70.000 giao dịch/ngày, giá trị giao dịch trung bình khoảng 104.000 tỷ đồng/ngày, có khả năng đáp ứng tăng truởng thanh toán đến năm 2020 với năng lực xử lý đến 2 triệu giao dịch/ngày. Có thể nói, đây là hệ thống thanh toán xuơng sống của quốc gia, tạo ra buớc phát triển đột phá về nền tảng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho TTKDTM, đồng thời làm cơ sở cho việc phát triển các phuơng tiện, dịch vụ thanh toán mới.
■ Thanh toán song phuơng:
Là một thành viên của NHTM Cổ phần Công thuơng Việt Nam, Vietinbank Thái Nguyên cũng tham gia mạng thanh toán song phuơng với các Ngân hàng: Hệ thống NH nông nghiệp, NH đầu tu và phát triển, NH HSBC, Citibank và NH Phát Triển. Thanh toán qua mạng song phuơng cũng tuơng đối nhanh chóng, kịp thời và kết thúc trong ngày do các đơn vị thành viên đuợc nối mạng trực tiếp với nhau. Đây cũng là một kênh thanh toán hữu hiệu của Vietinbạnk nói chung và Vietinbank Thái Nguyên nói riêng với khối luợng điện hàng ngày của chi nhánh; Điện đi vào khoảng 80 điện/ ngày, điện đến khoảng 100 điện/ngày.
- Dịch vụ thanh toán quốc tế
Hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh cũng đang dần lớn mạnh từ quy mô hoạt động, tổ chức quản lý, chất luợng sản phẩm và trình độ nguồn
nhân lực. Hoạt động này không những mang lại cho Vietinbank Thái Nguyên nguồn thu mà còn hỗ trợ nhu cầu hoạt động thuơng mại quốc tế của KH xuất nhập khẩu hàng hoá trong tỉnh. Giống nhu các NHTM khác, hiện nay Vietinbank Thái Nguyên cung cấp 3 hình thức thanh toán quốc tế đuợc áp dụng phổ biến nhất đó là: chuyển tiền, nhờ thu và thanh toán L/C với doanh số hoạt động thanh toán L/C của Vietinbank Thái Nguyên năm 2010 là 17.70 triệu USD thu đuợc 1.993 triệu đồng tiền phí. Thanh toán theo phuơng thức thu tín dụng chứng từ (L/C) phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động thanh toán quốc tế. Năm 2010 doanh số từ L/C nhập khẩu là 115 món đạt 16.40 triệu USD và doanh số từ L/C xuất khẩu là 20 món đạt 1.3 triệu USD.
Về hoạt động nhờ thu: Đuợc triển khai duới hình thức chiết khấu các bộ chứng từ xuất nhập khẩu theo phuơng thức nhờ thu. Hoạt động nhờ thu nhập khẩu năm 2010 là 8 món đạt 118.654 USD. Nhìn chung hoạt động nhờ thu của chi nhánh cũng chua cao.
Dịch vụ chuyển tiền quốc tế cũng đuợc thực hiện tại chi nhánh, nhung doanh số chuyển tiền vẫn còn nhiều khiêm tốn, Vietinbank Thái Nguyên hiện đang thực hiện dịch vụ chuyển tiền quốc tế thông qua hệ thống mạng viễn thông liên ngân hàng toàn cầu Swift, dịch vụ Western Union, dịch vụ IME(International Money Express), dịch vụ E-remit, thanh toán séc quốc tế.
Dịch vụ chuyển tiền kiều hối ngày càng tăng do hoạt động xuất khẩu lao động của tỉnh đang tăng truởng mạnh. Vietinbank Thái Nguyên cùng với NHTM cổ phần công thuơng Việt Nam có 850 ngân hàng đại lý ở các nuớc trên thế giới nên rất thuận lợi cho việc chuyển tiền từ nuớc ngoài về Việt Nam, đây là dịch vụ mà chi nhánh Thái Nguyên hiện nay đang đẩy mạnh bằng các hình thức nhu: đến các trung tâm giới thiệu việc làm, các công ty xuất khẩu lao động để tu vấn, giới thiệu cho những nguời chuẩn bị đi xuất
khẩu đến mở tài khoản cho mình hoặc người thân tại chi nhánh để khi đi xuất khẩu lao động họ có thể chuyển tiền về Việt Nam. Trong 3 năm trở lại đây dịch vụ này cũng rất phát triên, nhìn dưới biểu đồ dưới ta nhận thấy rõ tốc độ tăng trưởng của dịch vụ này. Nhìn vào hình 2.4 ta nhận thấy số phí thu được từ hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng tăng đặc biệt năm 2010 chi nhánh đã thu được 72 triệu đồng tiền phí tăng 105% so vơi năm 2009, kế hoạch trong năm 2011 chi nhánh thu được 200 triệu đồng tiền phí từ dịch vụ này. Việc phát triển dịch vụ Western Union không chỉ dừng lại ở việc thu phí mà trong năm 2008, 2009 chi nhánh còn được hưởng phí hoa hồng từ dịch vụ đó, tuy nhiên số tiền hoa hồng phí là không đáng kể mà ở đây chi nhánh muốn xây dựng một thương hiệu Vietinbank ngày càng phát triển.
Đơn vị:nghìn USD
□ 2008 □ 2009 □ 2010
(Nguồn: Báo cáo của Vietinbank Thái Nguyên năm 2008, 2009, 2010)
Hình 2.4. Kết quả tăng trưởng doanh số dịch vụ thanh toán quốc tế tại Vietinbank Thái Nguyên giai đoạn 2008-2010
Nhìn chung hoạt động thanh toán của chi nhánh Thái Nguyên trong những năm qua đã có những buớc tiến đáng kể nhung vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế cụ thể nhu sau:
+ KH sử dụng dịch vụ thanh toán tại chi nhánh vẫn chủ yếu là KH doanh nghiệp, tỷ lệ KH cá nhân sử dụng dịch vụ chuyển tiền vẫn còn ít chủ yếu là chuyển tiền cho con du học. Điều này chứng tỏ công tác Marketing giới thiệu về dịch vụ của Vietinbank Thái Nguyên là chua tốt dẫn đến nguời dân chua biết nhiều đến thế mạnh dịch vụ thanh toán của chi nhánh. Đây là một thị truờng tiềm năng khá quan trọng do Thái Nguyên là tỉnh Trung tâm của vùng Đông Bắc, có số truờng Đại học, cao đẳng đứng thu 3 của cả nuớc, có thế mạnh của khu công nghiệp gang thép, nhiều mỏ than, đá, quặng...biết tận dụng và khai thác thế mạnh của mình thì có thể đem lại nguồn lợi nhuận lớn hơn nữa cho chi nhánh.
+ Dịch vụ chuyển tiền thanh toán quốc tế thuờng vấp phải sự phàn nàn của KH do thủ tục chuyển tiền và chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nuớc thuờng gây khó khăn cho KH trong việc xuất trình đầy đủ bộ chứng từ chứng minh mục đích thanh toán của mình. Hơn nữa do trình độ cán bộ ở các PGD của chi nhánh chua thế tu vấn cho KH mỗi khi họ có thắc mắc về vấn đề chuyển tiền quốc tế, tất cả các giao dịch chỉ đuợc thực hiện tại Hội sở chính của chi nhánh.
+ Hạn chế về công nghệ thông tin cũng là một trong những nhân tố giảm chất luợng dịch vụ thanh toán của chi nhánh. Trong một số truờng hợp đòi hỏi hệ thống phải thực hiện một khối luợng giao dịch lớn (thuờng là vào dịp lễ tết) thì xảy ra hiện tuợng lỗi hệ thống, đứt đuờng truyền gây ra sự ách tắc và chậm trễ trong thanh toán.