Hoạt động huy động vốn và điều hành nguồn vốn

Một phần của tài liệu 0352 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại NH phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 35 - 38)

5. Kết cấu của Luận văn

1.3.1. Hoạt động huy động vốn và điều hành nguồn vốn

Các nước đều thành lập ra NHPT để tực hiện việc huy động vốn cho ĐTPT của Nhà nước.

- NHPT Trung Quốc (CDB) thành lập vào tháng 3/1994, nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng là phát hành trái phiếu dài hạn. Trái phiếu ngân hàng phát hành trong nước được Chính phủ bảo lãnh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, phần vốn còn lại một phần do Nhà nước cấp. Lãi suất trái phiếu của ngân hàng là lãi suất thị trường. Các NHTM không được phép phát hành trái phiếu dài hạn và coi trái phiếu của CDB như một loại tài sản an toàn. Từ năm 1996, CDB đã bắt đầu phát hành trái phiếu ra nước ngoài. Hiện nay, ngân hàng có khả năng phát hành trái phiếu ngân hàng với độ tín nhiệm cao không cần sự bảo lãnh của Chính Phủ. CDB cũng có thể vay từ ngân hàng Trung ương với lãi suất thấp hơn các NHTM nhờ có sự hỗ trợ của Bộ tài chính.

Việc phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh ra thị trường hầu hết thông qua hình thức đấu thầu, thực hiện theo cơ chế lãi suất thị trường. Khối lượng phát hành thực hiện theo kế hoạch năm của Ngân hàng trên cơ sở tổng mức được Bộ tài chính cho phép. CDB có quyền chủ động quyết định lãi suất huy động, có tín nhiệm cao trong xếp hạng tín dụng quốc tế và có khả năng maketing tốt trên thị trường quốc tế. Toàn bộ nguồn vốn đều do ngân hàng mẹ huy động, quản lý và cấp cho các chi nhánh vay.

CDB thực hiện cho vay chính sách đối với các ngành quan trọng có quy mô lớn và thực hiện cho vay lại các nguồn vốn đầu tư nước ngoài của Chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế. Đối tượng cho vay và bảo lãnh của ngân hàng là các dự án cơ sở hạ tầng, các ngành công nghiệp then chốt, các vùng cần phát triển. Các dự án này phải được sự thống nhất giữa các cơ quan của Chính phủ và ngân hàng. Ngân hàng có quyền từ chối cho vay nếu xét thấy dự án quá rủi ro. Trong một số trường hợp, ngân hàng sẽ chỉ cho vay nếu có bảo lãnh của Chính phủ. Chính phủ thực hiện ưu đãi về lãi suất trực tiếp cho các dự án. Như vậy, ngân hàng vẫn cho vay chủ yếu là theo lãi suất thị trường và ngày càng thu hẹp diện ưu đãi lãi suất qua ngân hàng. Nhiều ngành không được vay với lãi suất ưu đãi mặc dù dự án đã được Chính phủ phê duyệt.

Một số nước như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonexia, Philipin cũng có chính sách tương tự như Trung Quốc.

- Cơ quan thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT của Nhật Bản là Ngân hàng phát triển Nhật Bản (JDB). Đây cũng là một dạng ngân hàng chính sách do Bộ tài chính quản lý nhằm cho vay các dự án ĐTPT cơ sở hạ tầng và những dự án Nhà nước khuyến khích đầu tư và có thời gian thu hồi vốn dài. JDB không cho vay dưới hình thức thương mại hoá. Các nguồn vốn của JDB tương đối ổn định và là nguồn vốn dài hạn từ các quỹ tín thác của Chính phủ huy động được từ tiền gửi TKBĐ, quỹ phúc lợi, bảo hiểm nhân thọ bưu điện,v.v... Ngay từ năm 1960, JDB đã huy động vốn một phần từ thị trường quốc tế thông qua phát hành trái phiếu có bảo lãnh của Chính phủ.

- Ngân hàng phát triển Nga (RBD) được thành lập năm 1999 với 100% cổ phần thuộc sở hữu Chính phủ Nga. Mục tiêu hoạt động chủ yếu là các dự án có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế. NHPT Nga tổ chức phát hành trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; tổ chức thực hiện vay nợ, trong đó có việc huy động trên thị trường tài chính; mua cổ phần, góp vốn với các tổ chức kinh tế cũng như các quỹ đầu tư; mua ở bên thứ ba các quyền đòi nợ dưới hình thức tiền tệ và phát hành giấy tờ có giá được bảo đảm bằng các quyền nêu trên.

- Ngân hàng tái thiết Đức (KFW) là ngân hàng chính sách của Chính phủ liên bang Đức, trong đó Chính phủ liên bang đóng góp 80% và 20% là của chính quyền các bang. KFW được bảo lãnh 100% của Chính phủ Đức, với ưu thế là tổ chức tài chính Nhà nước, là nhà phát hành chứng khoán hàng đầu của Châu Âu. Trung bình hàng năm KFW huy động khoảng 50-55 tỷ EUR với mức lãi suất cạnh tranh.

Ngân hàng tái thiết Đức (KFW) thực hiện nhiệm vụ ĐTPT kinh tế và môi trường, thực hiện tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua việc cho vay vốn thành lập doanh nghiệp và vốn đầu tư thông thường, cho vay vốn hỗn hợp dưới dạng vốn cổ phần và vốn đầu tư dự án cho doanh nghiệp, góp vốn chủ sở hữu doanh nghiệp.

Thời hạn cho vay trung và dài hạn, lãi suất cho vay cao hơn lãi suất ưu đãi nhưng thấp hơn lãi suất thương mại.

Một phần của tài liệu 0352 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại NH phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 35 - 38)