MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu 0352 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại NH phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 102)

5. Kết cấu của Luận văn

3.3. MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

3.3.1. Đối với Chính phủ

Chính phủ cần sớm hoàn thiện các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển KT-XH các ngành, nghề và vùng lãnh thổ, bảo đảm sự ổn định thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể của nền kinh tế nói chung và tín dụng ĐTPT của Nhà nước nói riêng.

Hệ thống pháp luật cần đồng bộ, rõ ràng, minh bạch, có tính khả thi và thống nhất. Khắc phục ngay tình trạng Luật ban hành đã có hiệu lực nhưng không có văn bản hướng dẫn nên khó triển khai. Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các Bộ, ngành, cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình hướng dẫn và thi hành chính sách của Nhà nước, gắn với các chế tài cụ thể.

Song hành với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần thực hiện chặt chẽ, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, xây dựng môi trường đầu tư lành mạnh, tăng tính minh bạch của nền kinh tế. Nâng cao khả năng thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả phát triển nền kinh tế.

Để bảo đảm khung pháp lý đủ mạnh, có tính ổn định cao phù hợp với đặc điểm của tín dụng ĐTPT của Nhà nước, cần có một sắc Luật riêng về tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Quốc hội cần ban hành một văn bản pháp luật ít nhất ở tầm Pháp lệnh nhằm bảo đảm sự ổn định, có tính pháp lý cao, tạo hành lang pháp lý thống nhất điều chỉnh kênh tín dụng quan trọng này của nền kinh tế. Việc ban hành văn bản pháp lý này là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng khẳng định vị thế pháp lý của NHPT, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động TDĐT phát triển của Nhà nước.

3.3.2. Đối với các Bộ, ngành

Cần tăng cường kiểm tra giám sát đối với hoạt động của NHPT: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có các đại diện có thẩm quyền tham gia Hội đồng quản lý của NHPT, cần thường xuyên thực hiện quản lý

Nhà nước và có biện pháp kiểm tra giám sát các hoạt động của NHPT theo quy định của pháp luật.

Các Bộ, Ngành, Địa phương cần đầu tư cho công tác quy hoạch, phê duyệt quy hoạch để định hướng đầu tư lâu dài của ngành, vùng, địa phương; hướng dẫn và tạo điều kiện khuyến khích các chủ đầu tư lập dự án đầu tư trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt nhằm thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan hữu quan phối hợp với NHPT nghiên cứu tham mưu cho Chính phủ hoàn thiện chính sách về tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Các Bộ này hàng năm cần bố trí đủ vốn từ NSNN cho NHPT để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định, tránh tình trạng thiếu vốn cho NHPT trong những năm qua, dẫn tới NHPT phải dùng các nguồn khác, có nguy cơ ăn vào vốn.

3.3.3. Đối với các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cần đầu tư thích đáng cho các khâu chuẩn bị dự án, nghiên cứu dự án và tổ chức thực hiện dự án. Việc chuẩn bị dự án và nghiên cứu dự án cần được xuất phát từ những căn cứ thực tế và có bài bản, đúng quy trình hiện hành. Doanh nghiệp cần tổ chức tìm hiểu những quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng. Việc doanh nghiệp thực hiện có bài bản đúng quy trình, quy định hiện hành không những đem lại chất lượng cao mà còn hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai, là sự bảo đảm về phương diện pháp lý và đầu tư.

Các doanh nghiệp cần tự đổi mới và hoàn thiện, đặc biệt trong quản trị doanh nghiệp, nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong quá trình thực hiện dự án, các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với NHPT để có những điều chỉnh kịp thời về tiến độ giải ngân hoặc trả nợ. Trong nhiều trường hợp NHPT có thể tư vấn cho chính dự án tháo gỡ khó khăn trong quá trình sử dụng vốn và hoàn trả nợ vay. Phối hợp tốt với NHPT cũng chính là biện pháp tốt thể hiện được năng

lực tổ chức điều hành dự án của chủ đầu tư, năng lực của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước đòi hỏi phải thực hiện hệ thống các giải pháp đồng bộ. Xây dựng một môi trường KT-XH, chính trị và pháp lý ổn định, hoàn thiện chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước và mô hình tổ chức triển khai, nâng cao năng lực quản trị của NHPT và đặc biệt các doanh nghiệp có sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước.

Để có thể triển khai được các giải pháp này, cần có sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự đồng thuận phối hợp tích cực của nhiều cơ quan

có liên quan.

Tóm lại, trên cơ sở một số định hướng phát triển KT - XH và định hướng phát triển NHPT, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước trong thời gian tới, để chính sách tín dụng ĐTPT trở thành công cụ đắc lực của Chính phủ, phục vụ cho công cuộc CNH - HĐH đất nước.

STT NGÀNH NGHỀ, LĨNH VựC

GIỚI HẠN QUY MÔ

I KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI (Không

phân biệt địa bàn đầu tư)

1

Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch phục vụ

sản xuất và sinh hoạt. Nhóm A,B

KẾT LUẬN

Hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước là một vấn đề phức tạp, có liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau, có tác động vừa trực tiếp vừa gián tiếp đến sự phát triển KT-XH đất nước.

Có thể nói, hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPT trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả đáng kể, tuy nhiên, hiệu quả còn chưa cao và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng lo ngại. Yêu cầu về nâng cao hiệu quả đầu tư, đẩy mạnh tăng trưởng và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế đang ngày càng cấp bách và quyết liệt hơn. Điều đó đặt ra cho các chủ thể của nền kinh tế nói chung và hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước nói riêng nhiều khó khăn và thách thức lớn, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ về cả chính sách, môi trường triển khai cũng như tổ chức thực thi chính sách.

Môi trường KT-XH cần phải được hoàn thiện hơn, làm điều kiện phát triển cho hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước nói riêng. Về phía NHPT, đòi hỏi phải cố gắng hơn với những giải pháp mang tính đột phá trong việc nâng cao năng lực quản trị, nhằm phát huy những thế mạnh và ưu điểm, hạn chế và khắc phục những tồn tại. Đồng thời, các doanh nghiệp - những tế bào của nền kinh tế và là đối tượng thụ hưởng ưu đãi của Nhà nước cũng phải tự nâng cao đôi cánh của chính mình, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, phát triển hoạt động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đứng vững trên thị trường, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Làm được điều đó, cả ngân hàng và doanh nghiệp đã cùng nhau thúc đẩy tiến trình CNH - HĐH đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

90

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CÁC Dự ÁN VAY VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ

(Ban hành kèm theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ)

2

Dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải, rác thải tại các khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, bệnh viện và các cụm công nghiệp làng nghề.

Nhóm A, B

3

Dự án xây dựng nhà ở cho sinh viên thuê, dự án nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê, dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Nhóm A, B và C

4

Dự án đầu tư hạ tầng, mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới và thiết bị trong lĩnh vực xã hội hóa: giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường thuộc Danh mục hưởng chính sách khuyến khích phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Nhóm A, B

5 Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghiệp hỗ trợ, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

Nhóm A, B

STT NGÀNH NGHỀ, LĨNH Vực

GIỚI HẠN QUY MÔ địa bàn đầu tư)

1 Dự án nuôi, trồng thủy, hải sản gắn với chế biến công nghiệp.

Nhóm A, B 2 Dự án phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi, giống

cây lâm nghiệp.

Nhóm A, B 3 Dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm gắn với chế biến công

nghiệp

Nhóm A, B

II

I CÔNG NGHIỆP (Không phân biệt địa bàn đầu tư)

1

Dự án đầu tư chế biến sâu từ quặng khoáng sản:

- Sản xuất fero hợp kim sắt có công suất tối thiểu 1 nghìn tấn/năm;

- Sản xuất kim loại màu có công suất tối thiểu 5 nghìn tấn/năm;

- Sản xuất bột màu đioxit titan có công suất tối thiểu 20 nghìn tấn/năm.

Nhóm A, B

2

Dự án đầu tư sản xuất thuốc kháng sinh, thuốc cai nghiện, vắc xin thương phẩm và thuốc chữa bệnh HIV/AIDS; sản xuất thuốc thú y đạt tiêu chuẩn GMP.

Nhóm A, B

3

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy phát điện sử dụng các nguồn năng lượng: gió, mặt trời, địa nhiệt, sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo.

Nhóm A, B

4

Dự án đầu tư xây dựng thủy điện nhỏ, với công suất nhỏ hơn hoặc bằng 50MW thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Nhóm A, B và C

STT NGÀNH NGHỀ, LĨNH Vực

GIỚI HẠN QUY MÔ

5 Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Nhóm A, B và C 6 Dự án thuộc danh mục các ngành công nghiệp hỗ trợ

theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Nhóm A, B và C

IV

CÁC Dự ÁN ĐẦU TƯ TẠI ĐỊA BÀN CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHÓ KHĂN, ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN; DỰ ÁN TI VÙNG ĐỒNG BÀO DAN TỘC KHƠ ME SINH SỐNG TẬP TRUNG, CÁC XÃ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 VÀ CÁC XÃ BIÊN GIỚI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 120, CÁC XÃ VÙNG BÃI NGANG (không bao gồm dự án thủy điện, nhiệt điện, sản xuất xi măng, sắt thép; dự án đầu tư đường bộ, cầu đường bộ, đường sắt và cầu đường sắt).

Nhóm A, B và C

V

CÁC Dự ÁN CHO VAY THEO HIỆP ĐỊNH CHÍNH PHỦ; CÁC Dự ÁN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI THEO QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ; CÁC Dự ÁN CHO VAY THEO CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU SỬ DỤNG VỐN NƯỚC NGOÀI.

Nhóm A, B

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS Phạm Văn Bốn (2012), “Hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước

trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Hỗ trợ phát triển số 77/2012, Hà Nội. 2. Nguyễn Quang Dũng (2007), “Xây dựng NHPT chuyên nghiệp, hiện đại phục vụ

sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”, Tạp chí Hỗ trợ phát triển số 8/2007, Hà Nội. 3. Ths Phạm Hải Hà (2008), “Sự cần thiết của hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộ trong việc quản lý rủi ro vốn tín dụng của NHPT”,

Tạp chí Hỗ trợ phát triển số 36/2008, Hà Nội.

4. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2005), Giáo trình Ngân hàng phát triển, NXB Thống Kê, Hà Nội.

5. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2002), Giáo trình Ngân hàng thương mại Quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống Kê, Hà Nội.

6. Ths Nguyễn Cảnh Hiệp (2007), “Quản lý rủi ro tín dụng vấn đề chiến lược của NHPT”, Tạp chí Hỗ trợ phát triển số 14/2007, Hà Nội.

7. TS Trần Công Hòa, Ths Phạm Đức Toàn (2012), “Quản trị rủi ro thanh khoản

góc tiếp cận về quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động tín dụng đầu tư”,

Tạp chí Hỗ trợ phát triển số 76/2012, Hà Nội.

8. TS Lê Xuân Nghĩa (2012), “Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2011và triển vọng 2012-2015”, Báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tháng 01/2012, Hà Nội.

9. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2006), Đề án chiến lựơc phát triển hoạt động của NHPTVNgiai đoạn 2006-2010, định hướng 2020, Hà Nội.

10. Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Báo cáo tổng kết 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, Hà Nội.

11. Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Báo cáo quyết toán 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, Ha Nội.

12. Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương (2011), “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương”, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở

94

13. Nghị định số 75/2011/NĐ - CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

14. Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng

trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng (ban hành kèm Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 22/04/2007 của Thống đốc NHNN).

15. Các văn bản hướng dẫn thực thi tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Một phần của tài liệu 0352 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại NH phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w