5. Kết cấu của Luận văn
3.2.3. Kiện toàn về tổ chức và nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng
Đối với những CBTD quản lý các khách hàng thường xuyên phát sinh nợ xấu cần được phân tích, đánh giá để tìm ra nguyên nhân chính, qua đó xem xét có tiếp tục giao làm công tác tín dụng không. Trong trường hợp cần bổ sung CBTD có thể luân chuyển từ các cán bộ có trình độ, kinh nghiệm và phẩm chất tốt từ các phòng khác hoặc có thể thu hút từ các đơn vị bên ngoài (trường hợp này chỉ áp dụng khi thực sự cần thiết và thực tế cũng không dễ thực hiện). Việc xây dựng đội ngũ CBTD cũng cần đảm bảo yếu tố hài hòa, cân đối trong việc bố trí cán bộ giữa các bộ phận, đồng thời cần phải coi trọng để tập trung số cán bộ có chất lượng, kinh nghiệm, bản lĩnh trong công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư.
Đi đôi với kiện toàn cán bộ tín dụng, việc quản lý, giáo dục và tạo điều kiện nâng cao trình độ, chất lượng cho cán bộ mới là biện pháp mang lại hiệu quả lâu dài. Nâng cao trách nhiệm công vụ, tính kỷ cương, kỷ luật và ý thức trách nhiệm của các cán bộ liên quan đến lĩnh vực tín dụng qua việc thường xuyên quán triệt cho cán bộ về chức năng, vai trò, nhiệm vụ của mình đối với công tác tín dụng để CBTD làm việc có hiệu quả và không xa rời phương châm hoạt động. Tính kỷ luật, kỷ cương của CBTD được thể hiện trên các mặt như chấp hành nghiêm mọi quy định của Nhà nước, của NHPT; thực hiện nghiêm về quy trình nghiệp vụ trong công tác, chấp hành và hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công; nâng cao tính chủ động trong công tác, sự phối hợp khi giải quyết công việc.
Để đảm bảo chất lượng cán bộ, những năm qua NHPT đã tạo điều kiện để cán bộ thường xuyên được học tập, nghiên cứu mở rộng hiểu biết và nâng cao trình độ chuyên môn. Việc học tập, đào tạo và nghiên cứu của cán bộ cần được đổi mới ở một số mặt, kết hợp giữa đào tạo lại, đào tạo nâng cao với đào tạo tại chỗ và tự đào tạo trong đó đặc biệt quan tâm đến đào tạo tại chỗ và tự đào tạo. Đào tạo nâng cao và đào tạo lại phục vụ cho các mục tiêu chiến lược về cán bộ cũng như hoàn chỉnh kiến thức để phù hợp với yêu cầu công việc. Loại hình này phải gắn với chiến lược phát triển chung và công tác quy hoạch cán bộ. Khuyến khích cán bộ không thuộc đối tượng quy hoạch tìm mô hình đào tạo phù hợp và tự túc kinh phí. NHPT cần tập trung vào loại hình đào tạo tại chỗ và tự đào tạo, là các hoạt động như thảo luận nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, tự nghiên cứu theo chuyên đề hoặc lĩnh vực chuyên môn... phục vụ cho thực hiện tốt các nhiệm vụ đang triển khai. Trọng tâm của loại hình này là hoạt động thảo luận nghiệp vụ thường xuyên. Thực tế cho thấy cần chia các nội dung thảo luận nghiệp vụ theo hai mảng là thảo luận về kiến thức và thảo luận về tình huống thực tế. Thảo luận về kiến thức giúp cán bộ nâng cao tính toàn diện , cần đi vào những chuyên đề thiết thực như đọc và phân tích dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính doanh nghiệp, quy định về tính khấu hao, quy định về thuế. Thảo luận tình huống đưa ra những tình huống cụ thể đã xảy ra trong hệ thống hoặc tại các tổ chức tín dụng, các đơn vị kinh tế
khác.v.v... Hai hình thức này bổ trợ cho nhau để cung cấp cho cán bộ những kiến thức bổ ích cùng kinh nghiệm thực tế để thực hiện nhiệm vụ. Thảo luận nghiệp vụ là giải pháp hữu ích, cần được duy trì và đổi mới phương pháp thường xuyên.