Hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

Một phần của tài liệu 0352 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại NH phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 87 - 88)

5. Kết cấu của Luận văn

3.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

Việc hoàn thiện chính sách về TDĐT phát triển của Nhà nước cần theo hướng lành mạnh hơn, hạn chế sự bao cấp của Nhà nước, phù hợp với thông lệ quốc tế, tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của NHPT nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại trên cơ sở phân biệt chức năng cho vay của ngân hàng chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của NHTM. Theo đó, cần sửa đổi toàn diện chính sách hiện nay, trong đó các vấn đề đặc biệt quan trọng là:

Thứ nhất, về đối tượng hỗ trợ: danh mục các đối tượng phải bảo đảm tính ổn định tương đối phù hợp với kế hoạch phát triển KT-XH theo chu kỳ 5 năm. Các đối tượng không nên dàn trải mà cần tập trung vào các ngành công nghiệp trọng điểm, có lợi thế so sánh của quốc gia, phù hợp theo từng vùng lãnh thổ. Cần chú trọng vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng (ưu tiên năng lượng sạch), phát triển khoa học công nghệ và ứng dụng công nghệ mới, sản xuất vật liệu mới, công nghiệp chế biến và một số lĩnh vực công nghiệp nặng như luyện thép chất lượng cao, chế tạo máy.v.v...

Thứ hai, về huy động vốn: Cần trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho NHPT trong việc quyết định huy động theo kế hoạch tổng thể hàng năm (bao gồm cả việc huy động nội tệ và ngoại tệ) nhằm bảo đảm tính chủ động, đủ vốn đáp ứng nhu cầu ĐTPT của đất nước. Theo đó, NHPT phải tự chịu trách nhiệm cân đối vốn và được quyền quyết định: hình thức, khối lượng, kỳ hạn và lãi suất huy động theo quy định của pháp luật trong phạm vi kế hoạch tổng thể hàng năm được Chính phủ phê duyệt. Sự hỗ trợ của Nhà nước là việc bảo đảm khả năng thanh toán cho NHPT và bảo lãnh cho các khoản huy động vốn của NHPT. Chính phủ bằng nguồn NSNN bảo đảm khả năng thanh toán gốc và lãi TPCP do NHPT phát hành trong trường hợp NHPT gặp khó khăn về thanh toán gốc và lãi trái phiếu. Ngoài ra, NHPT cũng

thể phát hành trái phiếu đầu tư do Bộ Tài chính bảo đảm khả năng thanh toán lãi suất, NHPT tự bảo đảm khả năng thanh toán gốc. Trong trường hợp cần thiết, NHPT có thể vay NHNN để bảo đảm khả năng thanh toán. Những cam kết rõ ràng và đầy đủ của Chính phủ về trái phiếu do NHPT phát hành theo sự uỷ quyền của Chính phủ là điều kiện đặc biệt quan trọng đối với việc phát hành trái phiếu, góp phần quan trọng huy động đủ vốn để tài trợ cho các dự án trọng điểm quốc gia, đồng thời góp phần phát triển thị trường vốn.

Thứ ba, về trích dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro: phân loại nợ của NHTM được thực hiện theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong đó, tùy từng nhóm nợ sẽ có mức trích lập DPRR, cụ thể: nhóm nợ đủ tiêu chuẩn áp dụng mức trích là 0%, nhóm nợ cần chú ý mức trích là 5%, nhóm nợ dưới tiêu chuẩn mức trích 20%, nhóm nợ nghi ngờ mức trích 50% và nhóm nợ có khả năng mất vốn mức trích là 100%. Trong khi mức trích lập dự phòng rủi ro của NHPT là 0,5%/dư nợ. Vì vậy, đề nghị cho phép NHPT được trích dự phòng rủi ro tối đa bằng mức trích của NHTM.

Cho phép trao quyền chủ động cho NHPT trong việc xử lý rủi ro, phù hợp với thông lệ hoạt động ngân hàng trong nước cũng như quốc tế. Tránh trường hợp như hiện nay NHPT được trích dự phòng rủi ro (mặc dù mức trích chưa phù hợp) nhưng không được quyền xử lý rủi ro.

Thứ tư, tiến tới xóa bỏ hình thức HTSĐT vì không phù hợp với thông lệ và không phù hợp với tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế.

Thứ năm, đồng tiền cho vay và thu nợ: để tạo điều kiện chủ động cho cơ quan cho vay và phù hợp hơn với doanh nghiệp khi có nhu cầu sử dụng ngoại tệ, nên điều chỉnh theo cơ chế NHPT quyết định đồng tiền cho vay và thu nợ, đảm bảo tính linh hoạt phù hợp với tình hình hoạt động dự án. Đồng thời, cần quy định bổ sung cho NHPT được phép hoán đổi ngoại tệ khi thực hiện huy động và cho vay vốn.

Một phần của tài liệu 0352 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại NH phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 87 - 88)