Mô hình tổ chức của NHPT Việt Nam

Một phần của tài liệu 0352 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại NH phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 42 - 46)

5. Kết cấu của Luận văn

2.1.2. Mô hình tổ chức của NHPT Việt Nam

* về cơ cấu tổ chức

NHPT được tổ chức, hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

về cơ cấu tổ chức NHPT được xây dựng theo mô hình ở sơ đồ 2.1:

* về đặc điểm hoạt động

NHPT có vốn điều lệ theo quy định là 10.000 tỷ đồng, hoạt động không vì mục đích lợi nhận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp NSNN.

Tùy theo điều kiện của quốc gia và trong mỗi thời kỳ phát triển, NHPT có thể thực một chính sách như chính sách đầu tư phát triển hoặc thực hiện song song

chính sách đầu tư phát triển và chính sách tín dụng xuất khẩu, hoặc thực hiện thêm nhiều nhiệm vụ khác. Tựu chung lại, hoạt động của NHPT thực hiện trên cơ sở chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ và các dịch vụ khác cho các đối tượng ưu tiên và có trọng điểm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của NHPT

- Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện TDĐT phát triển và TDXK của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.

- Thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước, thông qua việc: cho vay đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh TDĐT.

- Thực hiện chính sách TDXK thông qua việc: cho vay xuất khẩu, bảo lãnh TDXK, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

- Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận ủy thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận ủy thác giữa NHPT với các tổ chức ủy thác.

- Ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của NHPT.

- Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế, phục vụ các hoạt động của NHPT theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng ĐTPT của Nhà nước và TDXK.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.

2.1.4. Các quy định về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển

2.1.4.1. Nguồn vốn cho tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

Công tác huy động vốn cho tín dụng ĐTPT của Nhà nước được thực hiện tại NHPT thông qua các hình thức huy động vốn từ các nguồn:

- Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;

- Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, giấy tờ có giá bằng đồng nội tệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định của pháp luật;

- Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; - Vay Bảo hiểm Xã hội Việt Nam;

- Vay Ngân hàng Nhà nước (vay tái cấp vốn hoặc cầm cố, chiết khấu các giấy tờ có giá thông qua nghiệp vụ thị trường mở);

- Vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khác.

2.1.4.2. Sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

Hiện nay, hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước được thực hiện theo Nghị định số 75/2011/NĐ - CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ bao gồm:

a. Cho vay đầu tư

- NHPT cho vay bằng đồng Việt Nam (VND) đối với các DAĐT trong nước; các dự án vay theo Hiệp định của Chính phủ và DAĐT ra nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đối tượng cho vay là các chủ đầu tư có DAĐT thuộc danh mục các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước được ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ (phụ lục 01).

- Mức vốn cho vay đối với mỗi dự án tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động), đồng thời phải đảm bảo mức vốn cho vay tối đa đối với mỗi chủ đầu tư không được vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Trường hợp đặc biệt, dự án nhất thiết phải vay với mức cao hơn 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án mới đủ điều kiện thực hiện thì NHPT đề nghị Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2006 2007 2008 200

9 2010 2011

Doanh số huy động mới 930.92 936.36 40.382 24.870 46.909 61.890

- Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án nhưng không quá 12 năm.

- Lãi suất cho vay đầu tư không thấp hơn lãi suất bình quân các nguồn vốn cộng với phí hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Trường hợp lãi suất huy động bình quân có biến động lớn, Ngân hàng Phát triển Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính điều chỉnh lãi suất cho phù hợp. Mức lãi suất cho vay được điều chỉnh theo từng lần giải ngân theo lãi suất cho vay được công bố.

b. Hỗ trợ sau đầu tư

- Đối tượng được HTSĐT là các chủ đầu tư có dự án trong Danh mục dự án được vay vốn tín dụng đầu tư, trừ các dự án cho vay theo hiệp định của Chính phủ, các dự án đầu tư ra nước ngoài theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Mức HTSĐT do Bộ Tài chính quyết định trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất vay vốn đầu tư của các tổ chức tín dụng và lãi suất vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước và đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Thời điểm công bố mức hỗ trợ sau đầu tư cùng với thời điểm công bố lãi suất tín dụng đầu tư. Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét quyết định cấp hỗ trợ sau đầu tư theo kết quả trả nợ của chủ đầu tư.

- Nguồn vốn để HTSĐT do NSNN cấp.

Một phần của tài liệu 0352 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại NH phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w