Tình hình sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

Một phần của tài liệu 0352 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại NH phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 50 - 65)

5. Kết cấu của Luận văn

2.2.2. Tình hình sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

2.2.2.1. Cho vay đầu tư

2.2.2.1.1. Nội dung hoạt động cho vay đầu tư của Ngân hàng Phát triển

Về cơ bản hoạt động cho vay đầu tư dù ở NHTM hay NHPT cũng đều có những nguyên tắc nhất định. Cho vay đầu tư thuộc TDĐT của Nhà nước hay Tín dụng thương mại thông thường đều bao gồm những bước chủ yếu như: thẩm định, giải ngân, giám sát và thu hồi nợ vay. Khác biệt lớn nhất giữa cho vay đầu tư trong TDĐT của Nhà nước so với cho vay đầu tư trong tín dụng thông thường là trong quá trình thẩm định cho vay đầu tư thuộc TDĐT coi trọng các chỉ tiêu thẩm định hiệu quả dự án trên phương diện tổng thể nền kinh tế. Tổng quát của quy trình cho vay đầu tư của NHPT gồm những bước chính sau:

a) Thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ dự án đầu tư

Cho vay đầu tư của NHPT được thực hiện đối với các chủ đầu tư có dự án thuộc một số ngành, lĩnh vực theo quy định của Nhà nước trong từng thời kỳ.

Dự án dù được chuẩn bị, phân tích kỹ lưỡng vẫn mang tính chủ quan của nhà lập dự án, những khiếm khuyết vẫn tồn tại trong quá trình lập dự án. Để khẳng định một cách chắc chắn hơn tính khả thi của dự án cũng như các quyết định thực hiện dự án, cần phải xem xét, kiểm tra một cách độc lập với quá trình chuẩn bị dự án, hay nói cách khác là cần phải thẩm định dự án.

Như vậy, Thẩm định dự án là quá trình rà soát, kiểm tra, tính toán lại một cách

khoa học, khách quan và toàn diện mọi nội dung của của dự án và liên quan đến dự

án nhằm khẳng định tính hiệu quả cũng như tính khả thi của dự án trước khi quyết

định đầu tư.

Thẩm định dự án được tiến hành chủ yếu đối với giai đoạn xác định dự án, phân tích và lập dự án, duyệt dự án. Thẩm định DAĐT bao gồm rất nhiều nội dung như: Sự tuân thủ các qui định của Nhà nước về đầu tư, xây dựng; Căn cứ lập dự án; Sự cần thiết của dự án; Địa điểm đầu tư; Trang thiết bị; Phương án xây dựng; Đánh giá tác động môi trường; Các nguồn tài trợ.v.v... Trong khi, thẩm định tài chính dự án chỉ quan tâm đến khía cạnh tài chính của DAĐT.

Với NHPT, việc thẩm định tài chính dự án nhằm lựa chọn từ các dự án đúng đối tượng, đủ điều kiện, có hiệu quả kinh tế - xã hội để cho vay, do vậy NHPT đặc biệt quan tâm đến thẩm định tài chính dự án.

Thẩm định tài chính dự án: Là quá trình rà soát, đánh giá một cách khoa học và toàn diện mọi khía cạnh tài chính của dự án.

Nếu như các cơ quan quản lý Nhà nước quan tâm nhiều hơn tới hiệu quả kinh tế - xã hội thì các nhà đầu tư lại quan tâm nhiều hơn tới khả năng sinh lời của dự án. Thẩm định tài chính dự án là nội dung chủ yếu trong thẩm định dự án. Thẩm định tài chính dự án giúp các nhà đầu tư có những cơ sở cần thiết để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.

Dưới góc độ NHPT, thẩm định tài chính dự án mang ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi hoạt động tài trợ theo dự án là hoạt động chủ yếu trong nhiệm vụ, đồng thời hoạt động tài trợ mang nhiều tính ưu đãi. Nếu có nhiều quyết định tài trợ vốn sai lầm sẽ dễ dẫn tới mất vốn của Nhà nước và có thể dẫn tới phá sản. Chính vì vậy, một kết quả thẩm định tài chính tin cậy luôn là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong hoạt động TDĐT của Nhà nước tại NHPT.

Thẩm định dự án nói chung, thẩm định tài chính dự án nói riêng rất quan trọng, nó được thực hiện trong giai đoạn đầu tiên của quá trình DAĐT. Giai đoạn này quyết định đến các giai đoạn sau của dự án có tiếp tục được thực hiện nữa hay

không. Nếu công tác này được thực hiện tốt sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho dự án được triển khai tốt.

NHPT bỏ một lượng vốn lớn cho vay hiện tại và thu hồi vốn dần trong tương lai nên không tránh khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới khả năng thu nợ. Đặc biệt, dự án được đầu tư bằng nguồn vốn vay từ NHPT thường là các dự án lớn, thời gian đầu tư và hoạt động dài, tỷ suất lợi nhuận thấp hoặc rủi ro cao. Chính vì vậy, muốn ngăn chặn sự thất thoát, lãng phí vốn của Nhà nước, Ngân hàng cần thẩm tra lại tính hiệu quả và khả thi của dự án.

Thẩm định tài chính dự án được coi là giai đoạn khởi đầu quan trọng nhất của quá trình cấp tín dụng. Qua thẩm định Ngân hàng đánh giá được một cách chính xác hơn về tính hiệu quả tài chính của dự án. Nếu thẩm định được tiến hành một cách khách quan, theo một qui trình chặt chẽ với năng lực thực tế của cán bộ thì thông qua quá trình thẩm định tài chính dự án Ngân hàng sẽ:

- Rút ra các kết luận tương đối chính xác về tính khả thi, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, khả năng trả nợ, những rủi ro có thể xảy ra để quyết định cho vay hoặc quyết định từ chối một cách đúng đắn.

- Tham gia ý kiến với chủ đầu tư, tạo tiền đề đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ đúng hạn, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

- Làm cơ sở để xác định các điều kiện tín dụng: số tiền cho vay, thời hạn cho vay, thời hạn ân hạn, kỳ hạn và mức thu nợ từng kỳ.

Chính vì vậy, thẩm định tài chính dự án luôn được NHPT chú trọng cả về nội dung và hình thức.

b) Tài sản bảo đảm tiền vay

Ưu đãi về đảm bảo tiền vay của cho vay đầu tư thể hiện ở chỗ chủ đầu tư khi vay vốn tín dụng đầu tư được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo tiền vay. Trong trường hợp tài sản hình thành từ vốn vay không đủ điều kiện đảm bảo tiền vay, chủ đầu tư phải sử dụng tài sản hợp pháp khác để đảm bảo tiền vay với giá

trị tối thiểu bằng 15% tổng mức vốn vay.

NHPT có thể áp dụng một hoặc kết hợp các biện pháp bảo đảm tiền vay như sau:

- Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay;

- Bảo đảm tiền vay bằng cầm cố tài sản của khách hàng (ngoài tài sản hình thành từ vốn vay), của người thứ ba;

- Bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản của khách hàng (ngoài tài sản hình thành từ vốn vay), của người thứ ba;

- Bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh của người thứ ba;

- Biện pháp bảo đảm tiền vay khác theo quy định của pháp luật,

Chủ đầu tư không được chuyển nhượng, bán, cho thuê, cho mượn hoặc thế chấp, tài sản bảo đảm khi chưa trả hết nợ. Trường hợp chủ đầu tư không trả được nợ hoặc giải thể, phá sản, NHPT được áp dụng các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật đối với các TCTD để thu hồi nợ.

c) Giải ngân vốn vay

NHPT chỉ thực hiện giải ngân sau khi NHPT và chủ đầu tư đã ký hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của NHPT. NHPT thực hiện giải ngân vốn tín dụng đầu tư theo từng công trình, hạng mục công trình, công việc của dự án đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Giải ngân vốn vay phải đảm bảo theo nguyên tắc sự vận động của tín dụng gắn liền với sự vận động của hàng hóa.

d) Kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay

Mục tiêu của việc kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay là đánh giá mức độ chấp hành hợp đồng tín dụng của khách hàng và có những ứng xử thích hợp kịp thời. Quá trình này bao gồm việc theo dõi khoản vay (thông tin khoản vay, kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ, số nợ quá hạn) và kiểm tra mục địch sử dụng vốn vay, kiểm

tra, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và đảm bảo tín dụng của khách hang, kiểm tra các biện pháp bảo đảm tiền vay.v.v...

e) Thu hồi vốn vay

Thu hồi vốn vay được thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng (gồm cả hợp đồng sửa đổi, bổ sung, phụ lục hợp đồng) đã ký giữa NHPT (Chi nhánh NHPT) và chủ đầu tư.

- Nguyên tắc thu hồi nợ: Chủ đầu tư trả nợ theo nguyên tắc trả nợ lãi trước (lãi quá hạn, lãi trong hạn); trả nợ gốc sau (gốc quá hạn, gốc trong hạn).

- Trong thời hạn ân hạn: Dự án phải thực hiện trả lãi vay hàng tháng kể từ khi phát sinh dư nợ.

- Trả nợ gốc: Căn cứ vào tính chất, khả năng trả nợ của dự án và khả năng huy động các nguồn vốn khác của chủ đầu tư.

Do hợp đồng cho vay vốn TDĐT thường kéo dài trong nhiều năm, việc thu hồi nợ gốc, nợ lãi phải được theo dõi khoa học, thuận tiện cho công tác phân loại nợ. NHPT có quyền thu hồi nợ trước hạn khi chủ đầu tư vi phạm các các cam kết trong hợp đồng về mục đích sử dụng vốn vay, tài sản bảo đảm tiền vay. hoặc có nguy cơ rủi ro thanh toán.

2.2.2.1.2. Đặc điểm hoạt động cho vay đầu tư của Ngân hàng Phát triển

NHPT là một tổ chức tài chính tín dụng mà hoạt động chủ yếu là tài trợ cho các chương trình phát triển kinh tế do Chính phủ hoạch định, là một kênh hỗ trợ của Nhà nước cho các dự án đầu tư phát triển để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ thông qua chính sách tín dụng ưu đãi. Hoạt động cho vay đầu tư của NHPT là hoạt động cho vay đối với các dự án đầu tư được thực hiện trên nguyên tắc: bảo toàn và phát triển vốn, giảm thiểu rủi ro tín dụng, đảm bảo đúng định hướng khuyến khích đầu tư của Chính phủ. Do đó, hoạt động cho vay đầu tư của NHPT cũng có những đặc điểm riêng có so với hoạt động cho vay thông thường tại các NHTM khác.

a) Hoạt động cho vay đầu tư không vì mục tiêu lợi nhuận

Đây là một tiêu chí hàng đầu và quan trọng để phân biệt giữa tín dụng nhà nước và tín dụng thương mại. Trong hoạt động tín dụng, tại các NHTM, mục tiêu an toàn và tối đa hóa lợi nhuận được đặt lên hàng đầu còn tại NHPT thì mục tiêu hàng đầu

lại là thúc đẩy đầu tư phát triển và đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội. Chính phủ sử dụng công cụ tín dụng đầu tư nhằm tài trợ cho các chương trình kinh tế do Chính phủ hoạch định, các dự án đầu tư phát triển ngoài mục đích thúc đẩy sản xuất còn đặt vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, an sinh xã hội được đảm bảo tạo tiền đề cho một sự phát triển bền vững. Vì vậy, đối với khoản vay đầu tư lớn, chiến lược có thời gian thu hồi vốn dài nên

tiềm ẩn nhiều rủi ro, song lại mang lại hiệu quả xã hội lớn thì NHPT vẫn xem xét cho vay.

b) Đối tượng được chọn lọc và hạn chế

Do nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển của Nhà nước là có hạn và NHPT được thiết kế là một kênh cung cấp tín dụng có hiệu quả của Nhà nước trên cơ sở thu hồi vốn cho vay nên đối tượng cho vay của NHPT hạn chế hơn các NHTM. NHPT không thực hiện cho vay dàn trải tất cả các dự án mà tập trung vào những dự án mang tính chất cấp bách theo định hướng và chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước trong từng thời kỳ. Đặc điểm này cho thấy hoạt động cho vay đầu tư của NHPT mang tính chất tập trung vào mũi nhọn chứ không mang tính rộng khắp như hoạt động tín dụng của các NHTM.

NHPT xem xét cho vay đầu tư các đối tượng là các DAPT do Chính phủ quy định trong từng thời kỳ. Dự án phát triển là dự án trực tiếp tạo ra các sản phẩm chiến lược, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của ngành, vùng, thúc đẩy quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế hoặc cơ cấu thu nhập của nhiều bộ phận dân cư. Các DAPT nhằm làm giảm khuyết tật của thị trường, những nhân tố làm chậm quá trình phát triển: Việc hình thành và phát triển các công ty lớn, có tính độc quyền đã làm giảm tính cạnh tranh của thị trường. Yêu cầu về hàng hóa công cộng nhằm đảm bảo phúc lợi cho đa số người dân không được thị trường đáp ứng tốt. Nhu cầu vốn lớn để phát triển những ngành kinh tế mới vượt quá khả năng huy động vốn của thị trường tài

chính nhỏ bé. Do vậy, cần có sự can thiệp của Nhà nước nhằm mục tiêu phát triển với chi phí thấp nhất.

Các DAPT nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế của quốc gia, có qui mô lớn, thời gian vận hành dài. Tại nhiều nước đang phát triển, DAPT do Chính phủ quyết định và thực hiện, nó mang tính chất dự án công (nguồn tài trợ từ Chính phủ là chủ yếu). Một số dự án do các tập đoàn kinh tế của Nhà nước hoặc tư nhân thực hiện có sự hỗ trợ của Nhà nước. Dự án phát triển có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, DAPT là những dự án lớn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế quốc gia:

- DAPT nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia như: chiến lược công nghiệp hóa (phát triển các ngành công nghiệp, khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội).

- Khuyến khích xuất khẩu: Nhà nước hỗ trợ hoặc thực hiện các dự án chế biến hàng xuất khẩu, xây dựng các cơ sở nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho xuất khẩu.

- Thay thế nhập khẩu: Phát triển ngành sản xuất thay thế nhập khẩu bằng cách sử dụng tối đa lợi thế của đất nước, giảm chi ngoại tệ, tạo việc làm cho người lao động... Nhà nước hỗ trợ ngành công nghiệp non trẻ trong giai đoạn đầu để cạnh tranh được với các hãng nước ngoài.

- Ngành công nghiệp chiến lược: tạo nguyên liệu đầu vào quan trọng cho nhiều ngành kinh tế khác, hạn chế phụ thuộc vào nước ngoài.

- Ngành sản xuất sản phẩm liên quan trực tiếp tới an ninh xã hội và quốc gia: hàng không, thủy điện, cung cấp nước sạch.v.v...

- Dự án phát triển nông thôn: ngành chế tạo máy, cơ khí để phục vụ nông nghiệp và nông thôn, đường giao thông, kênh tưới tiêu.v.v.

DAPT đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ phức tạp, vì vậy, nhu cầu vay rất cao. Quá trình đầu tư liên quan tới thăm dò địa chất, nghiên cứu môi trường tự nhiên, xã hội công phu, liên quan tới các loại máy móc đặc chủng, phức tạp, chuyển giao

công nghệ, bí quyết.v.v... cần có đánh giá của các chuyên gia các công ty tư vấn. Thứ hai, DAPT nhằm tới 2 mục tiêu: Hiệu quả tài chính và xã hội.

Dự án thương mại nhằm mục tiêu duy nhất là gia tăng lợi nhuận. DAPT kết hợp hai mục tiêu hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội, đó là các dự án kinh tế. Các DAPT phải tạo ra thu nhập bù đắp chi phí và có lãi. Do đó, các dự án này phải được xây dựng trên cơ sở tính toán hiệu quả tài chính trực tiếp.

Khác với dự án thương mại, DAPT phải thực hiện các mục tiêu xã hội như phát triển cơ sở hạ tầng, thay đổi cơ cấu kinh tế... Chủ đầu tư thường là Nhà nước hoặc cho phép các thành phần kinh tế khác tham gia.

Thứ ba, DAPT nhận hỗ trợ trực tiếp từ Nhà nước: Do tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, DAPT thường nhận hỗ trợ trực tiếp từ Nhà nước, như

Một phần của tài liệu 0352 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại NH phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 50 - 65)