Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu 0352 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại NH phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 38 - 41)

5. Kết cấu của Luận văn

1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Kinh nghiệm của các nước cho thấy tín dụng ĐTPT Nhà nước là một giải pháp cần thiết và quan trọng trong công cuộc phát triển KT -XH của đất nước. Đặc biệt là đối với Việt Nam, khi nền kinh tế còn kém phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị công nghệ còn thấp, năng lực cạnh tranh thị trường còn yếu.

Từ kinh nghiệm của các nước có thể rút ra một số bài học để nghiên cứu, áp dụng và thực tiễn Việt Nam:

- Việc thành lập tổ chức tài chính chính sách nhà nước dưới hình thức NHPT có tiềm lực tài chính đủ mạnh, có hành lang pháp lý ổn định là một tất yếu khách quan để hỗ trợ đầu tư có hiệu quả theo chiến lược phát triển KT-XH của đất nước. NHPT có tính chủ động rất cao trong việc quyết định tài trợ, huy động vốn, thực hiện tài trợ và xử lý rủi ro; có chiến lược phát triển rõ ràng và trọng tâm được Chính phủ phê duyệt.

- Vốn điều lệ của các ngân hàng này cần đủ lớn, để cho phép tổ chức này tạo ra những cú hích và góp phần đáng kể vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhà nước nắm phải cổ phần kiểm soát của các NHPT và có thể giao phần vốn Nhà nước (cổ phần) tại các doanh nghiệp mạnh cho NHPT để tăng vốn điều lệ. Chính phủ phải đảm bảo đủ nguồn vốn hoạt động và khả năng thanh toán cho NHPT, có thể cấp bù những khoản lỗ phát sinh trong việc thực hiện các chương trình của Chính phủ. Trong quá trình hoạt động, NHPT được phép huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó quan trọng nhất là từ phát hành trái phiếu trong nước và ngoài nước, khai thác các nguồn nhàn rỗi từ các quỹ BHXH, TKBĐ, từ các nguồn vốn hợp khác. Chính phủ (thông qua Bộ tài chính) thực hiện bảo lãnh phát hành trái phiếu trong và ngoài nước của NHPT để tăng uy tín và hấp dẫn đối với trái phiếu ngân hàng. Nguồn vốn của NHPT quản lý và điều hành tập trung tại trung ương.

- Cơ chế hoạt động của NHPT trong thời gian đầu có thể có sự hỗ trợ của Nhà nước để cho vay các DAĐT theo định hướng của Chính phủ với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường. Trong xu thế phát triển chung, tính độc lập, tính tự chủ về tài chính, tính hiệu quả trong hoạt động nghiệp vụ sẽ ngày càng tăng. Lãi suất huy động và lãi suất cho vay tiếp cận với lãi suất thị trường, tính hỗ trợ thể hiện ở chất lượng dịch vụ, thời hạn cho vay, thời hạn ân hạn dài hơn. Cuối cùng, trong nền kinh tế thị trường, loại tổ chức này phải tự cân đối, tự chủ về hoạt động tài chính và trở thành một tổ chức tài chính bền vững.

Với quan điểm là tổ chức tài chính phát triển phải đi lên theo hướng ngày càng tự phát triển, không dựa dẫm, ỷ lại vào Chính phủ, tăng thế chủ động để thực hiện tốt nhiệm vụ, NHPT sẽ phải tự hoàn thiện và nâng cao mình trên cả khía cạnh vốn, tổ chức, con người và quy trình nghiệp vụ.

Kinh nghiệm hoạt động của NHPT trên thế giới đã cho thấy ở các nước đang phát triển, các NHPT không thể trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn do Nhà nước chỉ định mà phải thông qua thị trường chứng khoán để huy động các nguồn vốn có thời hạn tương đối dài, phù hợp với đặc điểm cho vay của NHPT. Đây là xu hướng tất yếu trong huy động vốn của NHPT và là một trong những nội dung quan trọng trong nâng cao hiệu quả hoạt động của NHPT.

Kết luận: trong chương 1, luận văn đã khái quát lý luận những vấn đề về ĐTPT và hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Từ những vấn đề cơ bản liên quan đến khái niệm, vai trò của ĐTPT, thấy được sự cần thiết của tín dụng ĐTPT trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Với vai trò là công cụ nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển KT - XH của Nhà nước, hoạt động tín dụng ĐTPT có những khác biệt so với hoạt động tín dụng thương mại. Hoạt động tín dụng ĐTPT thông qua huy động vốn, sử dụng vốn nhằm đạt hiệu quả, thể hiện bằng hiệu quả KT - XH, hiệu quả đối với cơ quan thực hiện họat động TDĐT và hoạt động của các Doanh nghiệp, dự án được hỗ trợ. Đồng thời luận văn cũng phân tích mô hình hoạt động của một số NHPT trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Đây là cơ sở để đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPT trong chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 0352 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại NH phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 38 - 41)