Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 0352 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại NH phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 65 - 73)

5. Kết cấu của Luận văn

2.2.3. Những kết quả đạt được

2.2.3.1. Hiệu quả kinh tế

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH

Việt Nam áp dụng mô hình tăng trưởng theo chiều rộng: chủ yếu dựa vào vốn đầu tư nên vốn đã trở thành một yếu tố mang tính then chốt góp phần tăng trưởng trong những năm qua. Tính chung trong 5 năm (2006 - 2010) tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 41% GDP, yếu tố vốn đầu tư đóng góp tới 57,5% vào tăng trưởng GDP của Việt Nam.

Vai trò của hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước trong thời gian qua ngày càng được nâng cao, thông qua việc huy động và tài trợ vốn cho các dự án phát triển, đặc biệt các dự án trọng điểm của Chính phủ. Hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước càng tham gia đắc lực hơn vào sự nghiệp phát triển kinh tế. Vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước trong giai đoạn 2006 - 2010 chiếm 4,2% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, bằng 1,8% GDP; trong đó tín dụng ĐTPT của Nhà nước nguồn vốn trong nước chiếm 2,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, bằng 1,2% GDP.

53

Đồ thị 2.2. Cơ cấu vốn đầu tư xã hội

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm hoạt động của NHPT)

Bảng 2.7: GDP và vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước giai đoạn 2006 - 2010

2008 1.487,0 0 63,171 2009 1.557,3 6 72,686 2Õ1Õ 1.662,9 5 87,30 8

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm hoạt động của NHPT 2006 - 2010) thể xây dựng một hàm số thể hiện mối quan hệ giữa GDP với vốn cho vay đầu tư (V) như sau:

GDP = α.Vβ

(2.1) Lấy Logarithm cơ số e cả hai vế công thức 2.1, ta được mô hình hồi quy: Ln(GDP) = Ln(α) + β.Ln(V) (2.2)

Chỉ tiêu (tính theo giá thực tế) 2006 200

7 8200 9200 0201

Sử dụng phần mềm kinh tế lượng để hồi quy mô hình với số liệu trên. Hồi quy mô hình thu được ước lượng sau:

Ln(GDP) = 4,618499 + 0,577836*Ln(V) Từ đó suy ra hàm GDP sẽ là:

GDP = 101,3418039*V0,577836

Công thức này cho biết, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tăng 1% thì GDP sẽ tăng 0,577%.

Như vậy, có thể kết luận rằng, vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước đã tác động đáng kể, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong những năm qua.

Về cơ cấu, vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước đã có những bước chuyển biến hết sức căn bản và mạnh mẽ tư theo lĩnh vực ngành nghề theo hướng tăng nhanh tỷ trọng vốn dành cho đầu tư các dự án công nghiệp nặng, công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn và hiện đại hóa công nghiệp nhẹ, trong đó chú trọng đến công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Năm 2006 tỷ trọng vốn trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng trên tổng dư nợ chiếm 75%, đến năm 2010 tỷ lệ này là 78%. Nhờ đó đã góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, góp phần hoàn thành thắng lợi kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2006 - 2010.

2.2.3.2. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế và góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính

Tín dụng ĐTPT của Nhà nước được sử dụng để thực hiện hỗ trợ về vốn, khuyến khích các doanh nghiệp ĐTPT sản xuất thuộc các ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của Nhà nước và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư, bao gồm: đầu tư mới, sửa chữa, thay thế khôi phục TSCĐ, cải tiến kỹ thuật, đổi mới quy trình công nghệ, xây dựng mới các công trình hạ tầng kinh tế kỹ thuật và xã hội có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước chỉ cho vay đầu tư, hỗ trợ các hạng mục là TSCĐ, vốn chỉ thực sự giải ngân khi có khối lượng đầu

55

tư xây dựng hoàn thành, do vậy số vốn giải ngân trong các năm cũng chính là giá trị TSCĐ tăng thêm.

Bảng 2.8: Giá trị tài sản cố định tăng thêm giai đoạn 2006 - 2010

1. Tổng giá trị TSCĐ tăng thêm cả nước 324, 9 424,9 512, 8 565,4 322, 5 2. Đóng góp của NHPT 16, 5 17,2 33,4 36,3 19

Tỷ lệ so với tông số cả nước 5,1

% 4,1% %6,6 %6,4 %5,9 2.1. Vốn trong nước của NHPT ____

92_ 10,5 26,2 24,9 13,5

Tỷ lệ so với tông số của cả nước 3,1

% 2,1% %4.6 4,4% %4,2

2.2. Vốn ODA do NHPT thực hiện ____

7,2 ___62 ____7,2 11,4 ____62

Tỷ lệ so với tông số của cả nước 2% 2% 2% 2% 1,7 %

(Nguôn: Báo cáo tông kêt 5 năm hoạt động của NHPT)

Tính chung trong 5 năm, NHPT đã có đóng góp tích cực vào việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế với tốc độ rất nhanh, năm 2007 tăng hơn 30% so với năm 2006, năm 2008 tăng 11% so với năm 2007; đóng góp gần 7% tổng giá trị TSCĐ tăng thêm hàng năm của cả nước.

Nhờ có nguồn vốn dài hạn với lãi suất thấp, một số ngành như điện lực, công nghiệp đóng tàu, đóng mới toa xe đường sắt đã có những bước phát triển vượt bậc, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Kết quả là máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được tăng cường không những nhiều hơn về số lượng mà còn cao hơn về trình độ công nghệ và năng lực sản xuất. Các dự án về cơ sở hạ tầng như: thông tin liên lạc, các công trình giao thông không, thuỷ, bộ, khu công nghệ.v.v... có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, làm tiền đề phát triển cho các ngành

kinh tế khác. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng cường năng lực sản xuất của nền kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước.

Việc phát hành TPCP của NHPT để huy động vốn cho vay đầu tư đã có tác động quan trọng đến thị trường vốn trong thời gian qua. Góp phần đa dạng hóa các công cụ nợ và tăng lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán, thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn, đặc biệt vốn dài hạn.

2.2.3.3. Góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng thu cho ngân sách nhà nước

Hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước đã góp phần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất các hàng hoá có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, góp phần nâng cao tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước các mặt hàng nông, lâm, thủy sản năm 2009 lên 15 tỷ USD, trong đó nông sản đạt trên 8 tỷ USD, thủy sản trên 4 tỷ USD, lâm sản trên 2 tỷ USD.

Kết quả khảo sát các doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước cho thấy đa số các doanh nghiệp đều có lãi, tỷ trọng doanh thu của các dự án vay vốn đầu tư của Nhà nước trong tổng doanh thu của doanh nghiệp bình quân là 36,8%/năm, chứng tỏ các dự án này có đóng góp đáng kể vào kết quả hoạt động chung của doanh nghiệp. Đồng thời, số các doanh nghiệp chuyển dịch dần từ nhóm có doanh thu xuất khẩu ít sang nhóm có doanh thu xuất khẩu nhiều hơn, cho thấy khả năng cạnh tranh quốc tế của doanh nghiệp được cải thiện rõ rệt. Do sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển, tạo được nguồn thu cho doanh nghiệp, nhờ đó đóng góp nhiều hơn cho NSNN thông qua thuế với số tiền ước tính hàng ngàn tỷ đồng/năm.

2.2.3.4. Tạo việc làm cho người lao động, ổn định đời sống của nhân dân và góp phần bảo vệ môi trường

Thực tế đối với những dự án phát triển, đặc biệt là những dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc, cấp thoát nước, xử lý rác thải, các

cụm/khu công nghiệp, trồng rừng.v.v... có ý nghĩa về KT-XH rất lớn. Các dự án này không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp mà còn có tác động lan toả, tạo động lực cho phát triển các ngành phụ trợ hoặc có liên quan và các vùng lân cận, tạo công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, nâng cao mức sống cho người dân.v.v...

Vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước trong các doanh nghiệp đã góp phần quan trọng mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Trong các năm gần đây số lượng lao động trung bình tại các doanh nghiệp không ngừng tăng lên với tốc độ trung bình là 6,5%/năm; số các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động ngày càng tăng lên, số các doanh nghiệp sử dụng ít lao động giảm đi. Xu hướng các doanh nghiệp ngày càng mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Trong giai đoạn 2006 -2010, theo số liệu tổng hợp từ 4.214 dự án trong cơ sở dữ liệu các dự án khả thi được NHPT thẩm định và duyệt vay, các dự án này tạo ra tổng số 501.419 việc làm, chiếm 6,7% tổng số việc làm tạo ra của cả nước.

Vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước thông qua các dự án tại địa bàn KT-XH khó khăn và đặc biệt khó khăn đã góp phần quan trọng tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống của nhân dân, đặc biệt ở vùng nông thôn.

Cùng với tạo công ăn việc làm, các dự án trồng rừng, xử lý nước thải, cấp thoát nước đều đem lại hiệu quả KT-XH, có tác dụng phủ xanh đất trống, đồi trọc, cải tạo môi trường sinh thái, giảm bớt thảm hoạ thiên tai, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất. Các dự án trồng rừng nguyên liệu giấy, bột giấy, ván nhân tạo... vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước qua NHPT đều có thời hạn vay tương đối dài (từ 8 - 15 năm), các diện tích trồng từ năm 2000 đến nay đã bắt đầu đi vào khai thác và trả nợ gốc.

Ngoài ra, công tác trồng rừng còn thu hút một lượng lớn người lao động địa phương, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, tăng thu nhập cho một bộ phận nhân

dân vùng sâu, vùng xa. Công tác trồng rừng bảo đảm cung cấp đủ nguyên liệu và tạo tiền đề phát triển cho các ngành công nghiệp khác (khai thác than, công nghiệp chế biến nông, lâm sản), hạn chế việc khai thác và sử dụng gỗ rừng tự nhiên một cách bừa bãi.

Một phần của tài liệu 0352 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại NH phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 65 - 73)