HIỆU QUẢ HUY ĐỘNGVỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu 0360 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn mỹ đình luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 27 - 28)

Cũng như bất kỳ hoạt động nào của NHTM, đối với hoạt động huy động vốn, vấn đề hiệu quả được xem xét trên giác độ ngân hàng chính là hiệu quả kinh doanh.

Hiệu quả kinh doanh của hoạt động huy động vốn là phạm trù kinh tế phản ánh những lợi ích đạt được từ hoạt động huy động vốn của NHTM trên cơ sở so sánh lợi ích thu được với chi phí bỏ ra trong suốt quá trình kinh doanh của ngân hàng. Nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nguồn vốn, lao động, máy móc thiết bị, công nghệ...) của NHTM để đạt được kết quả cao nhất với chi phí hợp lý nhất. Khi đó, hiệu quả kinh doanh đồng nhất với hiệu quả tài chính. Dưới giác độ này thì chúng ta có thể xác định hiệu quả kinh doanh một cách cụ thể bằng các chỉ tiêu định lượng cụ thể và từ đó có thể tính toán so sánh được, đó là tương quan giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Ngoài ra nó còn biểu hiện mức độ phát triển ngân hàng theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình huy động vốn nhằm thực hiện được mục tiêu kinh doanh, phản ánh trình độ và khả năng quản lý của NHTM trong hoạt động huy động vốn. Lúc này thì phạm trù hiệu quả

16

kinh doanh là một phạm trù trừu tượng và nó không thể xác định được bằng các chỉ tiêu định lượng.

Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trong hoạt động huy động vốn là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu, hay là phải đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực.

Riêng đối với hoạt động huy động vốn, hiệu quả đạt được còn thể hiện ở việc vốn huy động phải xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của ngân hàng. Vốn huy động của NHTM phải có sự tăng trưởng về số lượng để có thể thoả mãn các nhu cầu cho vay, thanh toán cũng như hoạt động kinh doanh khác ngày càng tăng của ngân hàng. Tuy nhiên vốn huy động phải được ổn định về mặt thời gian. Nếu ngân hàng huy động được một lượng vốn lớn mà không ổn định về mặt thời gian, thường xuyên có một dòng tiền lớn có khả năng bị rút ra thì lượng vốn dành cho vay, cho đầu tư sẽ không lớn. Như vậy hiệu quả sử dụng sẽ không cao và ngân hàng phải thường xuyên đối đầu với vấn đề thanh khoản. Còn nếu huy động nhiều mà không sử dụng hết thì vốn sẽ bị “đóng băng” khiến lợi nhuận sẽ bị giảm sút, do vẫn phải trả lãi và các chi phí kèm theo như chi bảo quản, kế toán, kho quỹ... mà không có khoản nào bù đắp lại.

Tóm lại, huy động vốn có hiệu quả là huy động vốn ổn định, đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của NHTM với chi phí hợp lý, góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0360 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn mỹ đình luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w