3.3.2.1 Ôn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát
Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ theo huớng kiểm soát lạm phát, đánh giá lại nhằm cắt giảm đầu tu công, thu - chi ngân sách một cách hợp lý nhằm giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách.
Hoàn thiện môi truờng pháp lý và tạo điều kiện nâng cao hiệu quả đầu tu và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt nhập khẩu để giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thuơng mại và ổn định tỷ giá.
Có biện pháp cụ thể kiên quyết ngăn chặn, xoá bỏ các tổ chức cá nhân kinh doanh tiền tệ, tín dụng trái phép duới mọi hình thức, vì điều này làm ảnh huởng tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng.
3.3.2.2. Tái cơ cấu ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng
Việc tái cơ cấu các NHTM và tổ chức tài chính là một trong các nội dung của nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế đuợc bộ kế hoạch và đầu tu đua ra, nhằm hoàn thiện hoạt động của các NHTM theo huớng giảm số luợng, tăng quy mô, nâng cao chất luợng tín dụng và hoạt động ngân hàng. Hiện tại ở
94
nước ta có quá nhiều ngân hàng với quy mô nhỏ, vốn thấp, khả năng cạnh tranh kém. Bên cạnh đó là sự mở rộng quá mức quy mô tín dụng trong điều kiện quản lý thanh khoản của các ngân hàng còn nhiều bất cập, sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Chính phủ cũng cần phát huy mọi nguồn lực xúc tiến việc thực hiện việc cơ cấu lại các NHTM và tổ chức tài chính phù hợp với sự phát triển và tiến trình hội nhập WTO.
Tuy nhiên, việc tái cơ cấu các NHTM và các tổ chức tín dụng là cả một quá trình, cần phải xây dựng lộ trình cụ thể để thực hiện. Trước khi tiến hành cơ cấu lại, cần tiến hành phân loại và đánh giá lại toàn bộ hoạt động của các NHTM, từ đó có cơ sở để xác định nhu cầu về số lượng và quy mô cần thiết của các tổ chức tín dụng để tiến hành tái cơ cấu.
Từ những kinh nghiệm quốc tế về quá trình cơ cấu lại ngân hàng, Việt Nam cần thành lập cơ quan, đơn vị tư vấn quá trình cơ cấu lại ngân hàng. Cơ quan này giúp Chính phủ đề ra các giải pháp cụ thể để cải tiến và nâng cao năng lực tài chính của các NHTM. Bên cạnh đó, cần mở rộng vai trò giám sát và nâng cao năng lực của NHNN cũng như thành lập cơ quan chuyên quản lý, giám sát và cung cấp thông tin tài chính.
3.3.2.3 Hoàn thiện hoạt động bảo hiểm tiền gửi
Bảo hiểm Tiền gửi là tổ chức tài chính nhà nước được thành lập theo quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, phát triển an toàn hệ thống ngân hàng. Hoạt động bảo hiểm tiền gửi ra đời cùng với các quy định, quy chế của NHNN về việc áp dụng các loại hình bảo hiểm này đã góp phần gia tăng niềm tin của khách hàng khi gửi tiền vào NHTM. Tuy nhiên, mức bảo hiểm tiền gửi hiện nay tối đa là 50 triệu đồng. Mức bảo hiểm này còn thấp và không công bằng đối với những khách hàng có số dư tiền gửi lớn. Việc giới hạn về số tiền bảo hiểm làm hạn chế khả năng huy động vốn tiền gửi của các
95
NHTM đối với những món tiền gửi lớn. Mức bảo hiểm tiền gửi cần được áp dụng theo hướng gia tăng theo một tỷ lệ nhất định đối với số tiền thực gửi của khách hàng. Như vậy, vừa đảm bảo tính công bằng cho khách hàng gửi tiền, vừa góp phần gia tăng hiệu quả huy động vốn của các NHTM.
3.3.2.4 Hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán
Với nhu cầu vốn cho nền kinh tế như hiện nay thì các NHTM khó có thể đáp ứng được nhất là nguồn vốn trung và dài hạn. Thị trường chứng khoán được hoàn thiện và phát triển sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn trung và dài hạn, góp phần làm giảm áp lực nguồn vốn loại này đối với NHTM, tạo điều kiện cho NHTM tập trung cân đối vốn cho các khoản tín dụng ngắn hạn bằng những nguồn vốn có kỳ hạn tương ứng với chi phí thấp. Mặt khác, phát triển thị trường chứng khoán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTMCP huy động vốn thông qua phát hành chứng khoán, đồng thời cũng tạo tính thanh khoản cho các công cụ nợ của ngân hàng. Bên cạnh đó, cũng như thị trường vàng và thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán cũng là một trong những kênh đầu tư có thể được nhà đầu tư lựa chọn khi so sánh với việc gửi tiền vào ngân hàng. Thị trường chứng khoán phát triển sẽ thúc đẩy ngân hàng không ngừng cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ để cạnh tranh với kênh huy động vốn này.
3.3.3 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
3.3.3.1 Hỗ trợ chi nhánh trong công tác huy động vốn
Chi nhánh kiến nghị Trụ sở chính Agribank có cơ chế hỗ trợ chi nhánh về tài chính trong công tác huy động vốn linh hoạt và kịp thời cũng như hỗ trợ chi nhánh trong việc tiếp cận các Tập đoàn lớn, các Tổng Công ty và chăm sóc các khách hàng có nguồn tiền gửi lớn.
Hỗ trợ các chi nhánh mới trong việc mở rộng mạng lưới tại những địa điểm thuận lợi, có thể xem xét bàn giao số phòng giao dịch phù hợp với địa
96
bàn của những chi nhánh cũ có quá nhiều phòng song việc khai thác và quản lý không thật sự hiệu quả và tránh chồng chéo.
3.3.3.2 Nghiên cứu hoàn thiện thủ tục giao dịch, tăng tiện ích cho khách hàng
Đề nghị Agribank rà soát lại quy trình, thủ tục, chứng từ giao dịch, chuơng trình liên quan trong giao dịch tiền gửi. Hoàn thiện quy trình giao dịch, chuơng trình cảnh báo, giám sát trên hệ thống về các giao dịch tiền gửi, huy động vốn.
Đối với sản phẩm tiền gửi (tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi) dự thuởng: mã số dự thuởng của khách hàng đuợc thiết kế trong hệ thống in trực tiếp trên sổ tiết kiệm hoặc chứng chỉ tiền gửi dự thuởng từ hệ thống Corebank, ngân hàng luu một bản, khách hàng giữ một bản (đóng dấu chi nhánh nơi gửi tiền). Ngoài ra, nghiên cứu hình thức khuyến mại khác nhu quay số điện tử, thẻ cào trúng thuởng các NHTM khác thực hiện, để hấp dẫn khách hàng, tiết kiệm chi phí quản lý phiếu dự thuởng và thời gian giao dịch.
3.3.3.3 Linh hoạt trong cơ chế điều hành huy động vốn
Việc giao kế hoạch và các chủ truơng phải nhanh chóng, kịp thời, linh hoạt, theo kịp diễn biến thị truờng để chi nhánh chủ động trong hoạt động kinh doanh cũng nhu trong việc giao chỉ tiêu đến từng phòng nghiệp vụ, phòng giao dịch và từng cán bộ.
Thực hiện cơ chế điều hành lãi suất theo huớng linh hoạt, tạo quyền tự chủ cho chi nhánh. Kiểm soát chặt chẽ việc chi trả lãi tiền gửi của các chi nhánh nhằm hạn chế việc cạnh tranh không lành mạnh về lãi suất huy động giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống. Nghiên cứu thị truờng nguồn vốn huy động để đua ra chính sách lãi suất huy động mềm dẻo, linh hoạt hấp dẫn khách hàng, phù hợp với diễn biến lãi suất thị truờng trong từng thời kỳ.
97
Triển khai mô hình quản lý vốn tập trung thực hiện mua bán vốn trong nội bộ, phân biệt rõ các phí điều vốn nội bộ, lãi suất mua bán vốn theo vùng, miền, theo loại nguồn vốn, loại hình khách hàng, kỳ hạn, nhằm đảm bảo hài hoà lợi ích giữa đơn vị thừa vốn và thiếu vốn. Nguyên tắc xây dựng và giao kế hoạch nguồn vốn phải phù hợp với cơ hội và các nguồn lực sẵn có của hệ thống (con nguời, công nghệ, sản phẩm...) đảm bảo sự cân đối, hài hòa giữa huy động và sử dụng vốn. Nguyên tắc có tăng truởng vốn huy động mới đuợc cho vay (theo tỷ lệ). Cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn theo số du tại mọi thời điểm. Điều chỉnh tỷ lệ cho vay/nguồn vốn, đảm bảo thanh khoản và hiệu quả kinh doanh. Cân đối cho vay trung dài hạn, cho vay ngoại tệ phù hợp với nguồn vốn.
3.3.3.4 Nghiên cứu triển khai các sản phẩm tiện ích, phù hợp với nhu cầu khách hàng
Chất luợng các sản phẩm tiền gửi thể hiện qua sự tiện lợi, hợp lý, tính chuyên nghiệp, hiện đại cũng nhu lợi ích thật sự mà khách hàng nhận đuợc cũng nhu hiệu quả đạt đuợc của công tác huy động vốn ngân hàng thu đuợc từ sản phẩm trên. Nhu vậy, một sản phẩm huy động có chất luợng nhất thiết phải có quy trình thủ tục thực hiện một cách nhanh gọn, tiện lợi, các điều khoản của sản phẩm phải hợp lý và mang tính logic nhung dễ hiểu và dễ nhận biết đối với khách hàng, điều quan trọng nhất là sản phẩm phải mang lại lợi ích thật sự cho khách hàng. Nếu sản phẩm huy động có chất luợng tốt sẽ đáp ứng đuợc mục đích cuối cùng của ngân hàng là huy động đuợc nguồn vốn tiền gửi cần thiết từ sản phẩm này.
Ban Nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ cần đánh giá, phân loại sản phẩm dịch vụ huy động vốn hiện có của Agribank trên thị truờng (số luợng, hiệu quả, vuớng mắc trong quá trình triển khai sử dụng.); những sản phẩm các ngân hàng khác đã triển khai thành công mà Agribank chua có; tổ
98
chức thực hiện điều tra ý kiến khách hàng, phân tích khả năng sinh lời của sản phẩm dịch vụ (xác định doanh thu, hiệu quả, vòng đời sản phẩm) trên cơ sở đó phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn phù hợp, chất luợng, có khả năng sinh lời cao, có tính thuơng hiệu. Để cho ra đời một sản phẩm có chất luợng, ngay từ công tác ban đầu ở khâu phát triển sản phẩm, ban Nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ cần đánh giá, tổng kết những kinh nghiệm từ những sản phẩm đã triển khai để xây dựng sản phẩm mới mang tính uu việt hơn sản phẩm cũ. Truớc khi áp dụng toàn hệ thống cần thí điểm ở một vài chi nhánh để thăm dò thị truờng và phản ứng của khách hàng. Sản phẩm ngân hàng cũng nhu các sản phẩm khác, có chu kỳ sống bao gồm các giai đoạn: thâm nhập, tăng truởng, bão hòa, suy thoái. Ban Nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ cần phối hợp với các chi nhánh thuờng xuyên theo dõi chu kỳ sống của các loại sản phẩm, đánh giá sản phẩm đang ở giai đoạn nào nhằm có các biện pháp tác động phù hợp để tránh sản phẩm buớc sang giai đoạn suy thoái. Đối với các sản phẩm tiền gửi ngân hàng đã và đang huy động, sau một thời gian kiểm nghiệm, đánh giá về chất luợng, hiệu quả của các sản phẩm tiền gửi này bởi chính khách hàng sử dụng và bởi nhân viên ngân hàng, ngân hàng cần tiến hành đánh giá lại, tổng hợp ý kiến từ phía khách hàng và từ phía nhân viên ngân hàng về những uu điểm và nhuợc điểm của sản phẩm. Để từ đó, ngân hàng tiếp tục duy trì, khai thác và phát huy tính hiệu quả cũng nhu khắc phục, sửa chữa những điểm còn hạn chế, giúp cho các sản phẩm tiền gửi ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, đối với những sản phẩm không còn phù hợp, không đáp ứng đuợc nhu cầu thực tế cần hạn chế hoặc loại bỏ để thay thế bởi các sản phẩm mới mang tính hiệu quả hơn.
Thực hiện nghiên cứu thị truờng, phân đoạn khách hàng đua ra các sản phẩm huy động vốn phù hợp với các đối tuợng khách hàng gửi tiền, đặc điểm các vùng miền, xây dựng chính sách uu đãi về lãi suất, khuyến mãi phù hợp
99
từng phân đoạn khách hàng, đa dạng hóa và hoàn thiện hệ thống danh mục sản phẩm huy động vốn, gia tăng tiện ích cho sản phẩm huy động vốn, bán chéo sản phẩm....
Xây dựng các gói sản phẩm dịch vụ kết hợp chặt chẽ giữa cho vay - thanh toán - huy động vốn và các dịch vụ tiện ích khác nhu mobile banking, internet banking.... Các gói sản phẩm dịch vụ phù hợp theo nhóm khách hàng cá nhân (cán bộ viên chức, huu trí, nông dân, tiểu thuơng.), nhóm khách hàng tổ chức (tổng công ty, tập đoàn, doanh nghiệp vừa và nhỏ).
Rà soát cẩm nang huy động vốn, phát triển dịch vụ mobile banking chỉnh sửa kịp thời phổ biến toàn hệ thống. Xây dựng phuơng pháp xác định doanh thu, chi phí, tính hiệu quả của sản phẩm huy động vốn mới có tính cạnh tranh cao. Ban hành quy trình đua sản phẩm dịch vụ ra thị truờng (đề suất ý tuởng, nghiên cứu, thăm dò nhu cầu, khảo sát thị truờng, thiết kế sản phẩm, áp dụng công nghệ, tiếp thị và truyền thông, lựa chọn thời điểm đua sản phẩm ra thị truờng, vận hành chỉnh sửa, quản lý, duy trì, đánh giá hàng tháng, hàng quý về số luợng giao dịch, khách hàng sử dụng, doanh thu và chi phí, chất luợng và tính cạnh tranh, xác định kinh phí nghiên cứu phát triển sản phẩm).
3.3.3.5 Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác huy động vốn
Xây dựng và triển khai hệ thống Quản lý quan hệ khách hàng CRM, truớc tiên cập nhật đầy đủ thông tin khách hàng vào CIF hiện tại sau đó xây dựng thành một hệ thống quản lý quan hệ khách hàng đầy đủ. Đây là một trong những công cụ giúp các NHTM bảo vệ thị phần và tạo tăng truởng.
Nghiên cứu xây dựng, triển khai thống nhất bộ mã sản phẩm huy động vốn nhằm quản lý tập trung các sản phẩm huy động vốn toàn hệ thống. Nghiên cứu mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất luợng sản phẩm, tích hợp bổ sung các tiện ích gia tăng cho sản phẩm huy động vốn qua
100
thẻ, SMS, internet banking. Mở rộng ứng dụng SMS banking, đa dạng ứng dụng kỹ thuật không dây; tiếp tục hoàn thiện đề án Internet Banking giai đoạn II góp phần đa dạng hóa kênh phân phối sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế Agribank.
Xây dựng các ứng dụng nghiệp vụ trên hệ thống IPCAS, nâng cao năng lực xử lý, độ an toàn và ổn định trong hệ thống IPCAS: chỉnh sửa hệ thống IPCAS tăng cường khả năng kiểm soát, phê duyệt, nghiên cứu nghiệp vụ, xây dựng chương trình cho công tác kiểm tra kiểm soát, kiểm toán, hậu kiểm, giao dịch một cửa, nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch ngoại tệ giữa Sở giao dịch và chi nhánh, nghiên cứu xây dựng hạn mức quản lý tiền mặt, hạn mức phê duyệt trên hệ thống IPCAS; nghiên cứu chuyển hệ thống báo cáo nội bộ trên IPCAS về tại chi nhánh.
Để đảm bảo được việc quản lý huy động vốn đầy đủ, Trung tâm công nghệ thông tin cần xây dựng hệ thống đáp ứng được việc quản lý thông tin huy động vốn trên một số phân hệ như sau: Quản lý các nguồn vốn huy động từ tiền gửi, trong đó bao gồm tiền gửi thanh toán (không kỳ hạn), tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm; Quản lý các nguồn vốn huy động từ phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, các chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn; Quản lý các nguồn vốn huy động từ đi vay, vay từ NHNN, vay từ các định chế tài chính; Quản lý các nguồn vốn từ các nguồn khác, sử dụng các luồng tiền nhàn rỗi trong hệ thống...
3.3.3.6 Chú trọng công tác đào tạo, tuyển dụng
Khi tuyển dụng, Agribank cần chú trọng hơn nữa đến các kỹ năng mềm của ứng viên như khả năng làm việc theo nhóm, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng giải quyết vấn đề và xử lý tình huống, kỹ năng tổ chức công việc... Điều này có thể kiểm tra thông qua vòng phỏng vấn và quá trình thử việc.
101
Tiếp tục tổ chức thêm các khóa đào tạo thường xuyên, nâng cao về nghiệp vụ, phong cách giao dịch, kỹ năng bán hàng và ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác nghiệp vụ, tiếp thị, quảng bá cho cán bộ chuyên trách. Trước khi áp dụng sản phẩm dịch vụ mới, cần có các khóa đào tạo về quy trình triển khai thực tế. Điều này sẽ góp phần nâng cao hình ảnh cũng như tính chuyên nghiệp cho cán bộ làm nghiệp vụ, tránh sai sót nhầm lẫn gây ảnh