THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNGVỐN CỦA CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu 0360 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn mỹ đình luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 53)

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỸ ĐÌNH

2.3.1 Các hình thức huy động vốn tại chi nhánh

40

SL cán bộ 74 88 104 120 13 2 - Vốn huy động bình quân/người 29 -14 29 1 24 -5 24 0 25 1 2 Vốn huyđộng phân theo loại tiền:

2.123 42 2.572 449 2.542 -30 2.835 293 3.228 393 - Nội tệ 1.085 -703 1.889 804 1.804 -85 2.429 2.427 2.772 343 - Ngoại tệ (quy VNĐ) 1.038 745 683 -355 738 55 406 -332 45 6 50 3 Vốn huy động phân theo thời gian_________ 2.123 42 2.572 449 2.542 -30 2.835 293 3.228 393 - Không kỳ hạn 50 5 237 845 340 724 -121 647 -77 1 66 14 - Có kỳ hạn dưới 12 tháng 14 9 131 666 517 527 -139 581 54 1.119 538 - Có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng 88 7 667 592 -295 413 -179 264 -149 2 19 -72 - Có kỳ hạn trên 24 tháng 58 2 -993 469 -113 876 407 1.343 467 1.256 -86 4 Vốn huy động phân theo đối tượng khách hàng 2.123 42 2.572 449 2.542 -30 2.835 293 3.228 393

- Tiền gửi dân

cư 4 49 157 608 114 1.060 452 1.494 1.493 1.930 436 - Tiền gửi TCKT 1.180 -464 1.962 782 1.381 -581 1.161 1.159 1.238 77 - Tiền gửi TCTD ,TCTC, khác.... 44 9 349 2 -447 101 99 180 79 60 -120

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2009-2013 của AgribankMỹ Đình

2.3.1.1 Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền

Nguồn vốn nội tệ: Năm 2009 đạt 1.085 tỷ đồng. Năm 2010 là 1.889 tỷ đồng tăng 804 tỷ đồng, năm 2011 chỉ đạt 1.804 tỷ đồng, giảm 85 tỷ đồng so

41

với năm 2010 song năm 2012 đã tăng 625 tỷ đồng so với năm 2011, lên mức 2.429 tỷ đồng. Đến thời điểm 31/12/2013, nguồn vốn này đạt 2.772 tỷ đồng, tăng 343 tỷ đồng so với năm 2012. Như vậy, có thể thấy nguồn vốn nội tệ của Chi nhánh khá ổn định và phát triển tăng dần theo các năm. Năm 2013, trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước thắt chặt tiền tệ, khống chế lãi suất huy động đầu vào, các NHTM cạnh tranh gay gắt về lãi suất, việc đạt được nguồn vốn nội tệ là 2.772 tỷ đồng là một nỗ lực rất lớn của Chi nhánh.

Nguồn vốn ngoại tệ: Nguồn vốn ngoại tệ (chủ yếu là USD, đồng EURO chiếm tỷ trọng nhỏ) quy VND thực hiện qua các năm như sau: Năm đầu thành lập, nguốn vốn ngoại tệ còn hạn chế, sang năm 2009 đạt 1.038 tỷ đồng, năm 2010 đạt mức 683 tỷ, năm 2011 ở mức 738 tỷ đồng, năm 2012 là 406 tỷ đồng và năm 2013 là 456 tỷ đồng. Năm 2009, nguồn vốn ngoại tệ ở mức cao chủ yếu là nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng. Năm 2010 và 2011, thực hiện chủ trương của Agribank, Chi nhánh đã hoàn trả toàn bộ phần vốn trên và số vốn tại thời điểm 2010 và năm 2011 là vốn ổn định từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Năm 2012 do lãi suất huy động tối đa USD quy định ở mức thấp (2%) nên nguồn vốn ngoại tệ của Chi nhánh giảm mạnh. Năm 2013, lãi suất này tiếp tục giảm (1,25%) song nguồn vốn ngoại tệ của chi nhánh có sự tăng trưởng nhẹ.

2.3.1.2 Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian huy động

Nguồn vốn không kỳ hạn: Năm 2009 đạt 505 tỷ đồng, năm 2010 đạt 845 tỷ đồng, tuy nhiên đến 2011 nguồn vốn trên giảm 121 tỷ đồng, trong đó có 350 tỷ tiền gửi không kỳ hạn của CIENCO 5 giải ngân đền bù đất gửi tại đơn vị vào cuối năm 2010. Năm 2012 nguồn vốn loại này tiếp tục giảm 77 tỷ đồng, còn 647 tỷ đồng. Đến năm 2013, tăng 14 tỷ đồng, đạt 661 tỷ đồng.

Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng: Đây là nguồn vốn có tính thanh khoản cao sau nguồn tiền gửi không kỳ hạn, lại có lãi suất hấp dẫn nên liên

42

tục tăng trưởng qua các năm. Nếu như năm 2009, số dư của các tài khoản loại này chỉ đạt 149 tỷ đồng thì đến năm 2010 đã là 666 tỷ đồng, tăng 517 tỷ đồng (394%) so với năm 2009; năm 2011 giảm 139 tỷ đồng, giữ ở mức 527 tỷ đồng. Năm 2012 nguồn vốn này tăng 54 tỷ đồng, đạt 581 tỷ đồng. Năm 2103 nguồn vốn này lại tăng đáng kể, tăng 538 tỷ đồng (92%) so với cuối năm 2012.

Nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng: Năm 2009 đạt 887 tỷ đồng. Tuy nhiên do tình hình lạm phát tăng cao, khách hàng e dè khi gửi tiền có kỳ hạn dài cộng với việc Chi nhánh có chủ trương quy định lãi suất huy động thấp hơn đối với kỳ hạn dài để tránh rủi ro lãi suất nên năm 2010, 2011 và 2012 số dư tiền gửi loại này giảm khá mạnh. Cụ thể năm 2010 đạt 592 tỷ đồng giảm hơn so với năm 2009 là 295 tỷ đồng, đến cuối năm 2011 đạt 413 tỷ đồng giảm so với năm 2010 là 179 tỷ đồng và năm 2012 tiếp tục giảm 149 tỷ đồng so với năm 2011. Năm 2103 đạt 192 tỷ đồng, giảm 72 tỷ đồng (27%) so với cuối năm 2012.

Nguồn vốn có kỳ hạn trên 24 tháng: Năm 2009 đạt 582 tỷ đồng, năm 2010 đạt 469 tỷ đồng. Tuy nhiên, với tính chất linh hoạt của sản phẩm tiền gửi tiết kiệm bậc thang 24 tháng, năm 2011 và 2012 tiền gửi loại này đã tăng mạnh. Năm 2011 đạt 876 tỷ đồng và năm 2012 là 1.343 tỷ đồng. Nhưng đến 03/09/2013, theo quy định của Agribank, chi nhánh dừng huy động loại hình tiết kiệm này nên nguồn vốn có kỳ hạn trên 24 tháng tại thời điểm 31/12/2013 là 1.256 tỷ đồng, giảm 86 tỷ đồng (6%) so với năm 2012.

2.3.1.3 Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng

Nguồn vốn huy động từ dân cư: Năm 2009 đạt 494 tỷ đồng, chiếm 23,26% tổng nguồn. Năm 2010, tiền gửi dân cư tiếp tục tăng trưởng, đạt mức 608 tỷ đồng, chiếm 23,63% tổng nguồn. Cuối năm 2011, tổng tiền gửi dân cư là 1.060 tỷ đồng, tăng 452 tỷ tương đương tăng 74% so với cuối năm 2010 và

43

chiếm 42% tổng nguồn vốn. Năm 2012 tiền gửi dân cư tăng mạnh ở mức 41% so với năm 2011, đạt 1.494 tỷ đồng, chiếm 52,7% tổng nguồn vốn. Và đến năm 2013, đạt 1.930 tỷ đồng, tăng 436 tỷ đồng (29%) so với thời điểm 31/12/2012 Trong bối cảnh bị cạnh tranh gay gắt của 12 tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn, Chi nhánh đã rất nỗ lực tăng trưởng nguồn vốn dân cư và tăng tỷ trọng vốn dân cư trong tổng nguồn vốn.

Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế: Năm 2009 đạt 1.180 tỷ đồng, sang năm 2010 đạt 1.962 tỷ đồng, tăng 782 tỷ đồng. Năm 2011, tiền gửi tổ chức kinh tế ở mức 1.381 tỷ đồng (trong đó 130 tỷ đồng tiền gửi của Bảo hiểm xã hội). Năm 2012, nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế giảm 220 tỷ đồng, đạt 1.161 tỷ đồng. Năm 2013, nguồn vốn này đạt 1.238 tỷ đồng, tăng 77 tỷ đồng (7%) so với 31/12/2012.

Nguồn tiền gửi, tiền vay các Tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác:

Năm 2009, tiền gửi tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính là 449 tỷ đồng (chủ yếu là ngoại tệ). Sang năm 2010, thực hiện chỉ đạo của Tổng Giám đốc giảm toàn bộ tiền gửi của tổ chức tín dụng, Chi nhánh đã trả hết nguồn tiền gửi đó. Cuối năm 2011, tiền gửi tổ chức tín dụng là 101 tỷ đồng (đây là tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng Chính sách Xã hội). Năm 2012, Chi nhánh tiếp cận được với nguồn tiền gửi không kỳ hạn của Quỹ Tín dụng nhân dân, nâng con số này lên 180 tỷ đồng. Tuy nhiên đây là nguồn không kỳ hạn có tính chất không ổn định nên đến năm 2103 nguồn vốn này giảm 120 tỷ đồng (67%) so với năm 2012, chỉ còn ở mức 60 tỷ đồng.

2.3.1.4 Các sản phẩm huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - chi nhánh Mỹ Đình

Trong danh mục sản phẩm huy động vốn của Agribank từ năm 2009 đến nay, Agribank cung cấp 35 sản phẩm huy động vốn tới đối tượng khách hàng là các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng.. với 3 nhóm sản

44

phẩm chủ yếu: Tiền gửi, tiết kiệm và giấy tờ có giá. Tuy nhiên trong 5 năm hoạt động kinh doanh gần đây, một số sản phẩm không còn phù hợp, chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm dần qua các năm nhu sản phẩm tiết kiệm bảo đảm theo giá vàng, chứng chỉ có giá ngắn hạn.. Thực hiện chỉ đạo của Agribank, Agribank chi nhánh Mỹ Đình cũng cung cấp đến khách hàng những sản phẩm huy động vốn tuơng tự, tuy nhiên chỉ có một số sản phẩm tiêu biểu đuợc phần đông khách hàng lựa chọn, đó là:

* Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà nguời gửi tiền vào NHTM với mục đích chủ yếu là để thanh toán, đuợc huởng lãi suất không kỳ hạn tùy theo từng thời kỳ. Chủ tài khoản có thể rút tiền hoặc thanh toán qua tài khoản cho bên thứ ba vào bất cứ lúc nào. Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tại chi nhánh chiếm phần lớn là các tổ chức doanh nghiệp với nhu cầu thanh khoản diễn ra tuơng đối thuờng xuyên.

* Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: (Bao gồm các loại trả lãi sau toàn bộ;

trả lãi truớc toàn bộ, trả lãi sau định kỳ) Đây là sản phẩm tiền gửi mà khách hàng gửi theo những kỳ hạn định truớc. Cụ thể tại Agribank chi nhánh Mỹ Đình đang huy động loại sản phẩm Tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau toàn bộ với các kỳ hạn: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 18 tháng và 24 tháng. Lãi suất tiền gửi cố định từng kỳ hạn và thuờng gia tăng với kỳ hạn dài hơn. Khi đáo hạn, nếu khách hàng chua rút vốn, ngân hàng tự động chuyển toàn bộ số du (lãi nhập gốc) sang kỳ hạn tuơng ứng và áp dụng lãi suất hiện hành cho kỳ hạn mới. Đây là nhóm sản phẩm đa dạng các loại kỳ hạn, phù hợp với tâm lý, nhu cầu thị hiếu của nguời gửi.

* Tiền gửi tiết kiệm bậc thang: Là sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn mà lãi

suất khách hàng đuợc huởng đuợc xác định tuơng ứng với thời gian gửi thực tế, thời gian gửi càng dài, lãi suất càng cao. Khách hàng có thể rút vốn bất kỳ thời điểm nào với lãi suất tuơng ứng với các bậc niêm yết trên sổ. Do đó, đây

45

là sản phẩm được ưa chuộng nhất tại chi nhánh trong các năm qua. Tuy nhiên, theo quy định của Agribank, chi nhánh đã ngừng huy động sản phẩm này kể từ ngày 03/09/2013 và thay thế bằng sản phẩm Tiết kiệm linh hoạt.

* Tiền gửi tiết kiệm dự thưởng: Tùy vào từng thời điểm cụ thể, ví dụ

như các ngày lễ, Tết, kỷ niệm ngày thành lập ngân hàng,.. Agribank thường đưa ra chương trình huy động loại sản phẩm này với thời gian huy động khoảng từ 2-3 tháng. Vì là sản phẩm đi theo từng chương trình cụ thể nên sẽ có kỳ hạn, mức lãi suất huy động và các giải thưởng đi kèm được Agribank quy định riêng. Với hình thức hấp dẫn và lợi ích của khách hàng được tăng cao nên sản phẩm này đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo khách hàng đến gửi tiền tại chi nhánh.

* Tiền gửi tiết kiệm học đường: Đây là hình thức tiết kiệm gửi góp

hướng tới mục tiêu tích lũy dài hạn cho nhu cầu học tập của khách hàng hoặc người thân trong tương lai. Theo đó, khách hàng sẽ gửi một số tiền cố định vào tài khoản theo định kỳ để có một số tiền lơn hơn khi đáo hạn. Kỳ hạn gửi của sản phẩm này tối thiểu 2 năm và tối đa là 18 năm. Sản phẩm này có kỳ hạn gửi dài và hình thức tính lãi chưa linh hoạt nên số lượng khách hàng sử dụng nó chiếm tỷ trọng rất nhỏ tại chi nhánh.

* Tiết kiệm linh hoạt: Là sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn (kỳ hạn gửi

tương tự tiết kiệm có kỳ hạn), theo đó trong thời gian gửi, khách hàng có thể rút một phần hoặc toàn bộ tiền gốc và được hưởng lãi suất không kỳ hạn tương ứng với số tiền và thời gian thực gửi. Số tiền còn lại tiếp tục được hưởng lãi suất đã cam kết khi khách hàng gửi tiền. Tuy đây là sản phẩm mới nhưng nhờ tính linh hoạt và thay thế cho sản phẩm Tiết kiệm bậc thang nên đã nhận được sự quan tậm của nhiều khách hàng.

' .Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Thực hiện Thực hiện % Thực hiện Thực hiện % Thực hiện % 46

Trên đây là các sản phẩm huy động vốn tiêu biểu tại Agribank chi nhánh Mỹ Đình. Mỗi sản phẩm có những uu và nhuợc điểm riêng, đuợc khách hàng lựa chọn phụ thuộc vào nhu cầu và mục đích của cá nhân.

2.3.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính

Để phân tích thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Mỹ Đình, hệ thống chỉ tiêu đã nêu ở chuơng một đuợc sử dụng kết hợp với những thông tin đã tổng hợp đuợc từ phần 2.3.1 nhu sau:

2.3.2.1 Phân tích chi phí vốn

Trong nền kinh tế mang tính cạnh tranh gay gắt nhu hiện nay, huy động vốn đang là vấn đề sống còn của các NHTM để duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Để mở rộng thị phần và huy động ngày càng nhiều nguồn vốn tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân cu, các ngân hàng cạnh tranh nhau về mọi mặt: công nghệ, chất luợng SPDV, cơ sở vật chất hạ tầng,... Trong đó, yếu tố quan trọng cần phải kể đến chính là lãi suất huy động. Lãi suất huy động chính là công cụ quan trọng đuợc các ngân hàng sử dụng nhằm thu hút khách hàng, gia tăng thị phần huy động vốn trong nền kinh tế. Tuy nhiên việc sử dụng công cụ lãi suất nhu thế nào để gia tăng nguồn vốn huy động mà vẫn đảm bảo khả năng tài chính cho ngân hàng là điều không đơn giản, bởi lãi suất chính là chi phí vốn của ngân hàng. Nếu điều hành lãi suất không linh hoạt sẽ ảnh huởng nghiêm trọng đến thu nhập của NHTM.

Việc quy định, điều hành lãi suất huy động vốn hiện nay tại Agribank thực hiện theo sự chỉ đạo, điều hành của NHNN. Căn cứ các văn bản huớng dẫn về lãi suất của NHNN từng thời kỳ, Agribank quy định khung và trần lãi suất huy động cho chi nhánh, khống chế chi nhánh áp dụng lãi suất cao, ảnh huởng đến hiệu quả kinh doanh. Agribank áp dụng chính sách lãi suất huy động mở trên toàn hệ thống, tạo ra một chính sách lãi suất huy động linh họat

47

và phù hợp với từng khu vực. Chi nhánh chủ động điều chỉnh lãi suất của đơn vị dựa trên khung và trần do Agribank quy định và linh hoạt theo tín hiệu thị truờng.

Để phân tích chi phí vốn của Agribank chi nhánh Mỹ Đình, phuơng pháp chi phí bình quân quá khứ đuợc áp dụng để tính toán chi phí vốn và đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn.

Tổng nguồn vốn (tỷ đồng) (1) 2.12 3 2.57 2 21, 1 2.542 -1,1 2.835 11,5 3.228 13,8 Chi phí trả lãi (tỷ đồng) (2) 187 3 20 6 8, 8 24 22,1 253 2 225 -11 Chi phí ngoài lãi

(tỷ đồng) (3) 0 2 27 5 3 37 37,1 85 ,7129 63 25,8- Chi phí vốn (tỷ đồng) (2 = 3+4) 207 23 0 11,11 28 5 23,9 338 131 ,7 288 - 36,9 T1 = (2)/ (1) (%) 8, 81 7,8 9 -10,4 9,7 6 23,6 8,92 -8,53 6,97 - 21,8 T2 = (3)/ (1) (%) 94 0, 6 1,0 4 11, 6 1,4 38,7 3 105,99 1,95 34,9- T3 = (4)/ (1) (%) 9, 75 8,9 4 - 8,1 11,21 25,3 11,92 6,3 4 8,9 - 25,2

Nguồn: Báo cáo phân tích tài chính 2009-2013 của Agribank chi nhánh Mỹ Đình

Một phần của tài liệu 0360 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn mỹ đình luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w