Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy độngvốn của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 0360 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn mỹ đình luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 28 - 35)

1.2 HIỆU QUẢ HUY ĐỘNGVỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy độngvốn của ngân hàng thương mại

Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại bao gồm 02 nhóm chỉ tiêu chính: Nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính.

17

1.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu tài chính bao gồm:

- Nhóm chỉ tiêu về chi phí vốn:

Chi phí huy động vốn của ngân hàng bao gồm chi phí lãi và chi phí ngồi lãi. Chi phí lãi mà ngân hàng trả cho khách hàng là khoản chi phí phải trả cho số tiền khách hàng gửi tại ngân hàng dựa trên lãi suất danh nghĩa mà ngân hàng công bố cho khách hàng. Tuy nhiên, lãi suất thực tế của từng nguồn vốn huy động đối với ngân hàng là cao hơn bởi vì ngồi chi phí trả lãi, ngân hàng cịn phải bỏ ra nhiều loại chi phí khác nữa, gọi là chi phí ngồi lãi. Đây là các khoản chi phí như: chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí quản lý, dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh tốn, chi phí cho hoạt động marketing, quảng cáo, chi phí mua máy móc thiết bị,... và các chi phí khác liên quan đến hoạt động huy động vốn.

Chi phí huy động vốn được xem xét trong tương quan với quy mô vốn huy động được để đánh giá về mặt tài chính, ngân hàng có huy động vốn hiệu quả hay khơng, bởi nó phản ánh một đồng vốn ngân hàng huy động được cần phải bỏ ra bao nhiêu chi phí. Xem xét chi phí huy động vốn thơng qua các chỉ tiêu sau:

+ Chi phí trả lãi/ tổng vốn huy động: cho thấy để huy động được một

đồng vốn thì ngân hàng cần phải trả bao nhiêu tiền dựa trên lãi suất công bố cho khách hàng.

Trong đó:

Chi phí lãi = (Ai * Vi * Ni/360)

í=i

Ai: giá trị nguồn vốn thứ i

Vi: lãi suất nguồn vốn thứ i (%/năm)

18

Lãi suất (Vi) ngân hàng áp dụng căn cứ vào biểu lãi suất có giá trị tại thời điểm khoản tiền gửi đuợc hình thành.

Việc xác định chi phí đối với nguồn vốn huy động sẽ giúp nhà quản trị ngân hàng có cơ sở để định giá các dịch vụ tài chính, bao gồm lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, các loại phí dịch vụ đi kèm, v..v.. cũng nhu xây dựng các chiến luợc kinh doanh, quản trị tài sản và nguồn vốn hiệu quả.

Từ đó, các NHTM có thể tính đuợc chỉ tiêu chi phí trả lãi/ tổng vốn

huy động hay chính là lãi suất phải trả bình quân. Căn cứ vào chỉ tiêu này,

các ngân hàng có thêm cơ sở để đua ra mức lãi suất huy động vốn trong tuơng lai.

Chỉ tiêu này đuợc tính theo cơng thức sau:

(Ai * Vi * Ni/360) i=1

Lãi suất phải trả bình qn

(T1)

n

Ai

i=1

+ Chi phí ngồi lãi/ tổng vốn huy động (T2): cho thấy một đồng vốn

huy động đuợc ngoài lãi tiền gửi, ngân hàng bỏ ra chi phí là bao nhiêu cho việc quản lý, bảo hiểm tiền gửi, dự trữ, luơng nhân viên, trang thiết bị, quảng cáo tiếp thị,.. .Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ ngân hàng huy động vốn càng hiệu quả do huy động đuợc luợng vốn lớn mà chi phí bỏ ra cho các hoạt động quản lý, quảng cáo tiếp thị. không nhiều.

+ Tỷ lệ chi phí vốn/ Tổng vốn huy động đuợc tính nhu sau:

Tỷ lệ chi phí Chi phí lãi + Chi phí

vốn/ Tổng vốn = ngồi lãi (T3)

huy động Tổng vốn huy động

Những chỉ tiêu trên thấp khi chi phí vốn của NHTM thấp đồng thời tổng vốn huy động cao. Do vậy, những chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu

19

quả huy động vốn càng cao và nguợc lại. Nếu những chỉ tiêu này cao chứng tỏ ngân hàng tốn kém nhiều chi phí cho hoạt động huy động vốn, tức là hiệu quả huy động vốn không cao.

- Chỉ tiêu về thu nhập từ lãi

+ Chênh lệch thu chi lãi/ Chi phí trả lãi của ngân hàng

Mối liên hệ nguồn vốn và tài sản là mối liên liên hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Đó là hai mặt của quá trình hoạt động của NHTM. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng, tức là khả năng đáp ứng kịp thời các nhu cầu về sử dụng vốn hay khả năng sinh lời từ đồng vốn huy động đuợc thì các NHTM cũng thuờng sử dụng chỉ tiêu chêch lệch thu

chi lãi/ chi phí trả lãi của ngân hàng để đánh giá mối liên hệ sinh lời của tài

sản và nguồn vốn cũng nhu hiệu quả hoạt động HĐV. Chỉ tiêu này đuợc tính nhu sau:

Chênh lệch thu chi lãi Thu lãi - Chi lãi

—7 7 77— = 177.77 (T4)

Chi phí trả lãi Chi phí trả lãi

Chỉ tiêu này cho thấy một đồng chi phí ngân hàng bỏ ra để HĐV sẽ thu đuợc bao nhiêu đồng lợi nhuận từ đồng vốn đó. Chỉ tiêu này càng cao thì cho thấy ngân hàng càng sử dụng hiệu quả đồng vốn huy động của mình trong việc tối thiểu hóa chi phí huy động cho đồng vốn đó.

+ Chênh lệch lãi suất bình quân: Một biện pháp đo luờng hiệu quả chỉ tiêu thu nhập truyền thống mà các nhà quản lý sử dụng để điều hành ngân hàng là chênh lệch lãi suất bình qn, đuợc tính nhu sau:

Chênh lệch lãi Thu từ lãi Tổng chi phí trả lãi

suất bình qn = Tổng TS sinh - Tổng NV phải trả (T5)

lời lãi

Chỉ tiêu này đo luờng hiệu quả đối với hoạt động trung gian của NHTM trong quá trình huy động vốn và cho vay. Chỉ tiêu này cao khi ngân

20

hàng huy động được nguồn vốn lớn với chi phí thấp và đem cho vay và đầu tư thu được lãi cao, tức là hoạt động huy động vốn có hiệu quả.

+ Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM):

NIM Thu từ lãi - Chi phí trả lãi

Tơng tài sản sinh lời (T6)

NIM được sử dụng để đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà NHTM có thể đạt được thơng qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. NIM càng cao tức là thu nhập từ lãi của ngân hàng càng cao. Tuy nhiên theo đánh giá của hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard & Poor’s, tỷ lệ này nếu dưới 3% là thấp, trên 5% là quá cao. Với NIM nằm trong khoảng 3%-5%, ngân hàng có thể bảo vệ thu nhập trước rủi ro lãi suất. Như vậy, với NIM trong khoảng này, có thể coi NHTM đã huy động vốn có hiệu quả. Nếu chi phí trả lãi cho các nguồn tiền gửi và tiền vay tăng nhanh hơn thu từ lãi trên các khoản cho vay và đầu tư, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên sẽ giảm và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của ngân hàng. Nếu lãi suất thị trường giảm khiến thu nhập từ các khoản cho vay và đầu tư giảm nhanh hơn chi phí trả lãi, NIM cũng giảm. Các nhà quản lý ngân hàng phải nỗ lực không ngừng để đảm bảo rằng chi phí HĐV khơng tăng đáng kể so với thu nhập từ các tài sản sinh lời, vì điều này sẽ làm giảm NIM.

- Chỉ tiêu về doanh thu từ hoạt động huy động vốn

Doanh thu/Tông vốn huy động

Tông doanh thu

Tông vốn huy động (T7)

Ngân hàng huy động vốn để cho vay, đầu tư và kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác như thanh toán trong nước và quốc tế, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ, tư vấn, uỷ thác... Các hoạt động này tạo ra doanh thu cho ngân hàng. Tất cả những hoạt động này để thực hiện được đều cần có

Tỷ lệ HĐV so với cho vay và đầu tư

Tơng vốn huy động

= Z ZZZZ. <T≡)

21

vốn, theo mỗi quy mơ và mức độ khác nhau. Do vậy, có thể coi doanh thu từ các hoạt động này cũng chính là doanh thu từ việc NHTM huy động vốn. Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng vốn ngân hàng huy động đuợc tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy ngân hàng huy động vốn càng hiệu quả.

1.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu phi tài chính:

- Sự ổn định và bền vững của nguồn vốn

Tính ổn định và bền vững ở đây bao gồm sự bền vững về quy mô, ổn định về tốc độ tăng truởng, cơ cấu nguồn vốn. Công tác huy động vốn khơng thể có hiệu quả khi mà nguồn vốn huy động không đạt đuợc quy mô nhất định theo kế hoạch huy động của ngân hàng hay không đáp ứng đuợc nhu cầu về khối luợng vốn cho kinh doanh; cơ cấu của ngân hàng khơng có sự hợp lý giữa các nguồn vốn huy động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, giữa vốn ngoại tệ và vốn nội tệ.

Sau khi đã huy động đuợc vốn lớn thì điều mà NHTM quan tâm là tốc độ tăng truởng ổn định của nguồn. Vì nếu quy mơ vốn lớn nhung sẽ rất khó khăn cho ngân hàng khi đua ra quyết định cho vay hay đầu tu nếu ngân hàng không kiểm sốt, dự đốn đuợc xu huớng biến động của dịng tiền rút ra và dòng tiền gửi vào. Nguồn vốn tăng đều qua các năm, đạt mục tiêu về nguồn vốn đặt ra và có tốc độ gia tăng đều đặn là nguồn vốn tăng truởng ổn định.

Quy mô Quy mô

nguồn vốn - nguồn vốn

Tốc độ tăng năm N__________năm N-1

trưởng nguồn = X 100%

vốn năm N

Quy mô nguồn vốn năm N-1

22

- Cân đối giữa nguồn vốn huy động với cho vay và đầu tư

Hiệu quả công tác huy động vốn cịn được đánh giá thơng qua mối quan hệ cân đối với nhu cầu cho vay và đầu tư.

+ về quy mô:

Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn được đo lường bằng chỉ tiêu

Nếu nguồn vốn NHTM huy động không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay đối với nền kinh tế, ngân hàng sẽ không phát huy hết khả năng sinh lời và không đạt được hiệu quả kinh doanh như mong muốn. Bên cạnh đó, ngân hàng cịn phải gánh chịu những thiệt hại do việc bị mất khách hàng từ tay các ngân hàng bạn và những chi phí cơ hội khơng đáng có. Nếu NHTM huy động được một lượng vốn lớn nhưng không sử dụng hiệu quả nguồn vốn này, ngân hàng phải trả các chi phí lãi và ngồi lãi cho khoản vốn bị đóng băng mà khơng có khoản thu nào để bù đắp lại.

+ về cơ cấu:

Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và quyết định chi phí của NHTM. Cơ cấu huy động phải phù hợp với cơ cấu sử dụng. Nếu cơ cấu nguồn huy động không phù hợp, khơng đáp ứng được u cầu sử dụng thì sẽ khơng tối đa được dư nợ tín dụng và đầu tư, ngược lại cơ cấu huy động nhiều mà sử dụng khơng hết thì hoạt động khơng hiệu quả, ngân hàng vẫn phải chịu lãi suất trên phần huy động thừa.

Cơ cấu nguồn vốn là tỷ trọng mỗi loại vốn trên tổng nguồn vốn huy động. Cơ cấu nguồn vốn được xem là hợp lý nếu như giá trị và kỳ hạn của chúng phù hợp với giá trị và kỳ hạn của tài sản có ngân hàng đang nắm giữ. Thơng thường các NHTM vẫn sử dụng một phần nguồn vốn có kỳ hạn ngắn

23

để đầu tư vào các tài sản có thời hạn dài hơn nhưng chỉ ở một tỷ lệ nhất định, vì nếu lớn hơn nữa tức là sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn thì đến một thời điểm nào đó các ngân hàng phải chịu sức ép về khả năng thanh toán. Ngược lại, nếu ngân hàng sử dụng nguồn vốn dài hạn để cho vay ngắn hạn thì sẽ khó đảm bảo chênh lệch lãi suất và khơng hiệu quả vì nguồn vốn dài hạn có chi phí huy động cao hơn trong khi cho vay ngắn hạn thường có lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn. Mơ hình cấu trúc kỳ hạn giúp chúng ta phân tích sự phù hợp giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Dựa vào đó ngân hàng điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và danh mục tài sản để vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng doanh lợi, đồng thời duy trì khả năng thanh tốn (trường hợp thiếu hụt dự trữ), đầu tư thêm tài sản sinh lời (trường hợp thừa vốn), hoặc chuẩn bị tái đầu tư cho một tài sản sắp đến hạn.

+ về lãi suất:

Về nguyên tắc lãi suất trên tài sản phải cao hơn lãi suất trên nguồn có cùng kỳ hạn và các tài sản có thời hạn dài hơn phải có lãi suất cao hơn để bù đắp chi phí trả lãi cao hơn của bên nguồn vốn. Điều này được phản ánh qua chỉ tiêu sau:

Chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào = Lãi suất đầu ra - Lãi suất đầu vào

Chỉ tiêu này phải dương thì mới đảm bảo ngân hàng có thu nhập. Tuy nhiên đây mới chỉ xét đến lãi suất danh nghĩa và chưa tính đến các chi phí ngồi lãi khác. Do vậy, chỉ tiêu này chưa phản ánh đầy đủ thu nhập từ lãi của NHTM.

1.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu 0360 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn mỹ đình luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w