Kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại nước ngoài

Một phần của tài liệu 0340 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển đông đô luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 36 - 40)

1.3.1.1. Kinh nghiệm thành công của các NHTMnước ngoài tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, các NTHM nước ngoài đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận vượt trội so với các ngân hàng trong nước. Tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, theo thống kê của Chi nhánh NHNN Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009 các ngân hàng nước ngoài có mức tăng trưởng lợi nhuận tới 168,3% so với năm 2008, trong khi tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng cổ

phần chỉ có 20,3%. Sự bứt phá về lợi nhuận của các NHTM nước ngoài tại Việt Nam có thể xét đến các lý do sau:

- Sự phát triển mạng lưới ngân hàng và đặc biệt của hệ thống máy rút tiền tự động của các NHTM nước ngoài như ANZ, HSBC xuất hiện ngày càng nhiều tại các khu trung tâm (trước đây, các máy ATM của các NHTM nước ngoài thường chỉ được đặt tại hội sở chính).

- Do đến từ các quốc gia phát triển, các ngân hàng thương mại nước ngoài có thế mạnh về công nghệ, kỹ thuật, việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại cũng hơn hẳn các ngân hàng trong nước. Tại một ngân hàng nước ngoài lớn, cơ cấu lợi nhuận là: 40% từ kinh doanh ngoại hối và trái phiếu, 20% từ thu phí thanh toán xuất nhập khẩu và các phí khác của khách hàng doanh nghiệp, 20% từ cho vay tiêu dùng cá nhân và dịch vụ, 20% từ các dịch vụ khác. Rõ ràng, dịch vụ phi lãi mới là nguồn lợi nhuận chính của các ngân hàng nước ngoài trong khi thu nhập từ lãi mới là nguồn lợi nhuận chính (70% đên 80%) của các ngân hàng nội địa. Điều này dẫn tới sự chênh lệch về chất lượng tín dụng của các ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài với mức tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng trong nước cao gấp 2 hoặc 3 lần ngân hàng nước ngoài.

- Để có nguồn vốn lớn và ổn định, các ngân hàng nước ngoài đã xây dựng cho mình một chính sách phát triển hợp lý trên cơ sở cân đối giữa dư nợ và nguồn vốn theo những tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, họ xây dựng một đội ngũ nhân viên giỏi về hoạt động marketing và thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Những nhân viên này luôn chủ động liên hệ với khách hàng để biết được kế hoạch kinh doanh sắp tới của khách hàng như kế hoạch vay vốn, trả nợ, thanh toán tiền hàng, mua bán ngoại tệ. Điều này đã giúp ngân hàng chủ động về mặt nguồn vốn trước khi giao dịch xảy ra, tránh được tình trạng khan hiếm về vốn.

- Một yếu tố giúp các ngân hàng nước ngoài giảm được rủi ro thanh khoản là nợ quá hạn, nợ xấu của họ thường rất thấp so với các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, các khoản nợ thường được thanh toán đúng hạn. Có được điều đó là do các khoản vay của họ thường được lựa chọn kỹ càng, được quyết định trên cơ sở các tiêu chí của thị trường, và ít khi bị chi phối bởi các ý muốn chủ quan của cán bộ tín dụng. Các ngân hàng thương mại chỉ hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận do vậy không phải thực hiện cho vay chính sách nên nợ quá hạn rất thấp, dư nợ tăng trưởng lành mạnh.

- Các NHTM nước ngoài xây dựng một đội ngũ nhân viên giỏi về nghiệp vụ. Các nhân viên này cũng được tiếp cận nhiều nguồn thông tin, giúp họ có khả năng dự báo được xu hướng thị trường.

1.3.1.2. Cải cách ngân hàng tại Australia

Cuộc khủng hoảng kinh tế thời gian qua đã làm cho nhiều ngân hàng cả quy mô lớn và nhỏ trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề. Mặc dù vậy, hệ thống ngân hàng Úc được đánh giá là ít chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng và phát triển ở mức độ cao. Điều này phần nào cho thấy kết quả tích cực của chính sách giảm thiểu điều tiết ngân hàng triển khai ở Úc trong gần 30 năm qua.[11]

Trong đó:

- Dỡ bỏ điều tiết bằng công cụ trần lãi suất

Việc dỡ bỏ điều tiết lãi suất được tiến hành từng bước. Tháng 9 năm 1973 qui định về lãi suất đối với công cụ huy động tiền gửi được dỡ bỏ, qui định lãi suất đối với các loại tiền gửi khác được dỡ bỏ vào tháng 12/1980, và hiệu lực điều tiết lãi suất cho vay kết thúc vào tháng 4/1985. Mục đích của việc dỡ bỏ kiểm soát bằng trần lãi suất nhằm tháo gỡ cho hệ thống ngân hàng để có thể phục hồi khả năng cạnh tranh của ngân hàng so với tổ chức tài chính phi ngân hàng.

Giỡ bỏ kiểm soát tỷ lệ lãi suất làm cho yêu cầu đảm bảo chỉ số thanh khoản và dự trữ bắt buộc của ngân hàng giảm tác dụng, đồng thời có tác dụng thúc đẩy tự do hóa lãi suất đối với chứng khoán chính phủ.

- Áp dụng tỷ lệ hối đoái thả nổi

Tỷ lệ hối đoái cố định của Úc trước đây trở thành một cản trở lớn khi nhiều quốc gia khác tham gia thị trường toàn cầu thả nổi tỷ giá theo quyết định của thị trường. Vào những năm 1980, tỷ lệ lãi suất ở Úc cao hơn ở nhiều quốc gia khác, nguồn ngoại tệ từ ngoài vào đầu tư ở Úc tăng. Trong khi đó, RBA phải mua một lượng lớn ngoại tệ để ổn định tỷ giá, đặt ra áp lực quản lý thanh khoản nội địa bởi vì đưa tiền vào thị trường đã gây nên hiện tượng tăng giá. Khó khăn trong điều hành thanh khoản nội địa và đe dọa tăng lạm phát là nguyên nhân dẫn tới quyết định áp dụng thả nổi tỷ lệ hối đoái.

- Cho phép ngân hàng nước ngoài tham gia thị trường Úc

Qui định khắt khe đối với sự tham gia của ngân hàng ngoại quốc tại Úc được dỡ bỏ. Tới tháng 9 năm 1984, đề nghị mở ngân hàng nước ngoài ở Úc được chấp nhận, qui định hạn chế về sở hữu của ngân hàng nước ngoài đối với tổ chức tài chính phi ngân hàng ở Úc được dỡ bỏ. Hơn thế nữa, qui định đối với thành lập ngân hàng nội địa cũng được điều chỉnh theo chiều hướng thuận lợi, dễ dàng hơn. Thúc đẩy tăng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đổi mới công nghệ và giảm chi phí tiếp cận dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng nước ngoài được nhận định có đóng góp tích cực cho sự phát triển hệ thống ngân hàng Úc.

- Nỗ lực nâng cao vốn chủ sở hữu của mỗi ngân hàng và hệ thống ngân hàng

có vai trò quan trọng, cho phép ngân hàng vượt qua khó khăn, phát triển bền vững.

- Tận dụng tối đa lợi thế tham gia thị trường của đối tác nước ngoài để khích lệ hệ thống ngân hàng phát triển ở nhịp độ cao hơn.

- Quan tâm đáp ứng nhu cầu dịch vụ ngân hàng ở vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa.

- Hạn chế mở rộng mạng lưới chi nhánh ngân hàng để nâng cao hiệu quả. Trong xu thế toàn cầu hóa, mở rộng thị trường, để chiếm lĩnh và duy trì thị phần cạnh tranh, nhiều ngân hàng nội địa sử dụng chiến lược mở rộng mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch để duy trì vị thế và lợi thế của mình khi có sự xuất hiện của đối tác cạnh tranh mới. Kinh nghiệm của Úc trong giai đoạn cải cách, mở cửa thị trường cho đối tác nước ngoài từ 1984 tới nay cho thấy, giải pháp mở rộng mạng lưới chi nhánh của ngân hàng nội địa không mang lại hiệu quả và lợi thế trong cạnh tranh, thay vào đó, giải pháp áp dụng công nghệ tiến tiến trong cung ứng dịch vụ ngân hàng là lựa chọn thích hợp. Vì vậy, ngân hàng Úc đã chuyển hướng, giảm đáng kể chi nhánh không hiệu quả.

Thay vào đó, ngân hàng Úc nỗ lực sử dụng công nghệ tiên tiến trong cung ứng dịch vụ ngân hàng. Số lượng máy ATM và hình thức thanh toán, rút tiền tại nơi thanh toán tiền của cửa hàng được sử dụng rộng rãi. Kinh nghiệm của Úc cho thấy, khi giảm số lượng chi nhánh hoạt động, lợi thế cạnh tranh của ngân hàng nội địa không những không bị giảm đi mà còn cải thiện hơn do hiệu quả được cải thiện và chi phí giảm. Chi phí vốn của nhà đầu tư sử dụng vốn của ngân hàng cũng được giảm đáng kể do lãi suất giảm, kết quả của giảm chênh lệch lãi cho vay và lãi huy động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0340 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển đông đô luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w