Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu 0340 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển đông đô luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 75 - 79)

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Trong những năm gần đây, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam. Lãi suất thị trường biến động dẫn tới khách hàng dân cư và các tổ chức kinh tế ưa chuộng các sản phẩm tiền gửi ngắn hạn dẫn tới nguồn vốn không ổn định, gây bất lợi cho các Ngân hàng thương mại nói chung và của chi nhánh Đông Đô nói riêng.

- Khoa học công nghệ, cụ thể là trong ngành ngân hàng chưa phát triển dẫn tới hạn chế trong việc thực hiện rộng rãi các dịch vụ ngân hàng hiện đại, những dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ cao như các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, Home banking, Phone banking và Internet banking...

- Nền kinh tế đang chuyển đổi, các chính sách về quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước và các quy định về pháp luận trong ngành ngân hàng và các ngành liên quan đang trong quả trình điều chỉnh, đổi mới và hoàn thiện. Sự thay đổi nhanh, nhiều của cơ chế chính sách vĩ mô và sự ban hành các văn bản pháp luật mới hoặc thay thế, điều chỉnh, bổ sung cũng khiến cho hoạt động của các doanh nghiệp nới chung cũng như của ngân hàng thương mại bị chi phối mạnh.

- Sự xuất hiện và mở rộng của các ngân hàng trong nước và nước ngoài dẫn tới sự cạnh tranh quyết liệt. Địa bàn hoạt động của Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Đông đô tập trung rất nhiều ngân hàng trong nước như Ngân

hàng Nông nghiệp, ngân hàng Ngoại thương, SEABANK, Tiên Phong bank, Liên Việt bank, Techcombank và ngân hàng nước ngoài như Fubon bank do vậy, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng là rất gay gắt.

- BIDV Đông Đô là chi nhánh phụ thuộc, do vậy tất cả các hoạt động đều chịu sự chỉ đạo và quản lý của Hội sở chính, các dịch vụ của chi nhánh thực hiện đều là những sản phẩm hiện có của BIDV. Các quy trình hoạt động nghiệp vụ tuân thủ thống nhất theo quy trình áp dụng cho toàn bộ hệ thống BIDV, do vậy đôi khi những quy trình còn chưa phù hợp với hoạt động đặc thù tại địa bàn của Chi nhánh.

- Chỉ số giá cả có xu hướng ngày càng tăng gây ảnh hưởng tới tâm lý của khách hàng dẫn tới việc ưa chuộng các sản phẩm tiền gửi ngắn hạn hoặc linh hoạt, điều này làm cho nguồn vốn huy động của chi nhánh chưa ổn định, đồng thời đây cũng là một trong số những nguyên nhân làm gia tăng chi phí nói chung và chi phí huy động nói riêng khi chi nhánh áp dụng cung cấp các sản phẩm tiền gửi linh hoạt.

- Về phía khách hàng, khách hàng của ngân hàng là tất cả các thành phần trong xã hội với trình độ, thu nhập còn chưa đồng bộ giữa các khu vực. Đa số khách hàng có tâm lý thanh toán bằng tiền mặt và chưa có thói quen sử dụng thẻ hoặc các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt khác, do vậy ảnh hưởng tới khả năng phát triển các dịch vụ bán lẻ của ngân hàng. Mặt khác, ý thức chấp hành pháp luật của người dân (cá nhân và tổ chức) còn chưa cao, số liệu kế toán do khách hàng cung cấp chưa thực sự đáng tin cậy, gây trở ngại cho việc thẩm định, đánh giả khách hàng của ngân hàng và hạn chế việc mở rộng các dịch vụ ngân hàng đặc biệt là các sản phẩm tín chấp.

- Mô hình tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Đông Đô hiện nay là mô hình hoạt động truyền thống, các bộ phận nghiệp vụ được bố trí hoạt động theo chức năng mà chưa phải theo các phẩm dịch vụ.

- Chi nhánh mới thành lập hơn 7 năm nên chưa có nhiều kinh nghiệp trong quản trị điều hành.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật của Chi nhánh vẫn còn là một vấn đề cần quan tâm. Cơ sở vật chất còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ để đáp ứng yêu cầu phát triển của nghiệp vụ, dịch vụ và công nghệ ngân hàng, ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ cung cấp nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay.

- Chưa có bộ phận chuyên trách về Marketing, nghiên cứu thị trường và khách hàng, năm 2010 chi nhánh thành lập phòng Quan hệ khách hàng cá nhân với mục tiêu thúc đẩy hoạt động ngân hàng bán lẻ của chi nhánh, đây cũng là bộ phận có những ý tưởng về công tác Marketing và chăm sóc khách hàng, tuy nhiên do mới thành lập, các cán bộ chưa có kinh nghiệm nên chưa có những chính sách phù hợp để thu hút khách hàng.

- Chưa có chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh của chi nhánh, các kênh phân phối còn đơn giản và truyền thống.

- Công tác đào tạo tại Chi nhánh còn chưa có tính hệ thống, đặc biệt là công tác đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ mới. Do vậy, sự phối hợp giữa các bộ phận trong chi nhánh còn chưa thật tốt.

- Nhìn chung số lượng cán bộ còn ít so với quy mô và khối lượng công việc của chi nhánh, điều này làm cho mỗi cán bộ luôn phải kiêm nhiệm nhiều việc trong công tác, ảnh hưởng tới chất lượng của công việc.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận văn đã phân tích các số liệu hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Đông Đô qua 3 năm 2009, 2010, 2011 thông qua các biện pháp thống kê, so sánh... và đã thực hiện được các vấn đề chính sau:

- Giới thiệu khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Đông Đô.

- Đi sâu phân tích các mảng hoạt động của Chi nhánh bao gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, hoạt động dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại tệ, công tác Marketing và phát triển khách hàng, hoạt động phát triển mạng lưới và nhân sự, hoạt động quản trị điều hành.

- Phân tích cơ cấu thu nhập, chi phí của Chi nhánh, từ đó đưa ra bức tranh tổng thể về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

- Đưa ra những kết quả đạt được và những hạn chế của Chi nhánh, cùng với các nguyên nhân của những hiệu quả và những tồn tại đó. Đây là cơ sở thực tế để luận văn đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm phát huy các điểm mạnh, hạn chế, giải quyết các tồn tại, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Chi nhánh.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

Một phần của tài liệu 0340 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển đông đô luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 75 - 79)

w