Các giải pháp về cho vay và đầu tư

Một phần của tài liệu 0340 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển đông đô luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 86 - 89)

3.2.2.1. Tuân thủ các quy trình nghiệp vụ, các quy định về tín dụng

- Các cán bộ tín dụng cần tuân thủ đúng các quy định, quy trình tín dụng để đảm bảo hiệu quả công việc và hạn chế rủi ro. Bên cạnh đó, nghiên cứu những vấn đề còn tồn tại hoặc thiếu sót của quy trình để tham gia góp ý kiến, hoàn thiện quy trình.

- Bám sát các văn bản chỉ đạo của Hội sở chính về công tác tín dụng trong từng thời kỳ để triển khai cụ thể tại Chi nhánh, nghiêm túc thực hiện phân cấp uỷ quyền trong phán quyết tín dụng của BIDV.

- Tuân thủ quy định lãi suất cho vay theo cơ chế thị trường từng thời gian theo định hướng của NHNN, hướng dẫn chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.

3.2.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động tín dụng

- Thực hiện kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay theo đúng quy định từ đó phát hiện những tiềm ẩn rủi ro, vướng mắc phát sinh để kịp thời đề xuất các biện pháp xử lý. Hoạt động cho vay của ngân hàng gắn bó mật thiết với hoạt động và hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng. Vì vậy, ngân hàng cần giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn của khách hàng. Trước khi cho vay,

ngân hàng cần kiểm tra tính hợp pháp của khoản vay và các yếu tố mang tính pháp lý của khoản vay như đăng ký chữ ký của những người có liên quan, các văn bản giấy tờ, các tài sản đảm bảo cho khoản vay, các bên có liên quan, các quy định về cấp tín dụng. Khi phát vay, ngân hàng cần kiểm tra đảm bảo đầy đủ chứng từ phát vay, các yếu tố chứng từ hợp lệ, tuân thủ đúng quy định. Sau khi cho vay, ngân hàng cần giám sát hoạt động sử dụng vốn vay của khách hàng để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của khách để phát hiện ra những rủi ro phát sinh, có biện pháp thu hồi vốn khi cần thiết để hạn chế nguy cơ mất vốn của ngân hàng.

- Thực hiện đào tạo cán bộ hậu kiểm về tín dụng, cán bộ quản lý rủi ro và quản trị tín dụng cùng với các cán bộ tín dụng một cách bài bản, thường xuyên trao đổi nghiệp vụ, kinh nghiệm giữa các bộ phận này vì cán bộ tín dụng và cán bộ quản trị tín dụng là những người tác nghiệp trực tiếp, cán bộ hậu kiểm tín dụng và cán bộ quản lý rủi ro là những người kiểm tra tín dụng, những cán bộ này cần nắm chắc các quy định, quy trình nghiệp vụ tín dụng để đảm bảo hoạt động tín dụng diễn ra suôn sẻ và hạn chế được rủi ro.

- Bên cạnh việc hậu kiểm hàng ngày, trong những đợt kiểm tra định kỳ của Chi nhánh hoặc kiểm tra theo chỉ đạo của Hội sở chính, phòng kiểm tra nội bộ cần huy động những cán bộ tín dụng tham gia vào quá trình kiểm tra theo hình thức kiểm tra chéo giữa các phòng vì các cán bộ tín dụng là những người có kinh nghiệm nhất và hiểu rõ nhất về hoạt động tín dụng, vì vậy để cán bộ tín dụng của phòng này kiểm tra hoạt động tín dụng của phòng khác là cần thiết để phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn, tăng hiệu quả của công tác kiểm tra nội bộ.

- Nâng cao chất lượng thẩm định dự án, các khoản vay, tài sản đảm bảo và công tác đánh giá khách hàng để hạn chế phát sinh các khoản nợ xấu.

3.2.2.3. Thực hiện tốt công tác phân loại nợ, chuyển nợ, gia hạn nợ, thực hiện tính toán và trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro, xử lý các khoản nợ quá hạn

- Tổ chức thực hiện phân loại nợ, gia hạn, chuyển nhóm nợ theo đúng quy định. Tiến hành xử lý các khoản nợ theo đúng chỉ đạo của Hội sở chính.

- Áp dụng các biện pháp để xử lý, thu hồi để giảm các khoản nợ xấu, nợ nhóm 2, nợ lãi treo bằng cách theo dõi sát sao tình hình hoạt động của khách hàng, thời điểm phát sinh luồng tiền để tiến hành thu hồi nợ từ các tài khoản thanh toán của khách hàng tại Chi nhánh; quản lý chặt chẽ tài sản đảm bảo, tiến hành xử lý phù hợp tài sản đảm bảo.

- Có biện pháp phù hợp để hỗ trợ khách hàng giúp tăng khả năng trả nợ của khách hàng.

- Tăng tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo. Tăng tần suất trả nợ của khách hàng, có thể tiến hành thu nợ gốc và lãi theo tháng hoặc quý khi khách hàng phát sinh luồng tiền chảy vào tài khoản.

- Tiến hành tính toán và trích lập và hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng đầy đủ theo đúng quy định.

3.2.2.4. Đẩy mạnh tín dụng bán lẻ

Hiện nay, dư nợ tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh có tỷ lệ chưa đáng kể trong tổng dư nợ, phần lớn các khoản tín dụng bán lẻ đều có kỳ hạn ngắn và có nguồn đảo bảo trả nợ đáng tin cậy (như giấy tờ có giá, tài sản khác được cầm cố đối với cho vay cầm cố tài sản hoặc đảm bảo bằng thu nhập hàng tháng được trả vào tài khoản tiền gửi thanh toán tại chi nhánh đối với vay lương, thấu chi), bên cạnh đó, phát triển tín dụng bán lẻ là xu hướng tất yếu của ngân hàng hiện đại.

- Tích cực duy trì và phát triển chất lượng phục vụ các khách hàng đang có

đủ chất lượng tín dụng.

- Đào tạo cho đội ngũ giao dịch viên về các sản phẩm tín dụng bán lẻ để tư

vấn cho khách hàng có nhu cầu.

- Hoàn thiện các sản phẩm tín dụng bán lẻ hiện có tại Chi nhánh, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới phù hợp với đặc thù địa bàn của Chi nhánh tại từng thời kỳ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Đa dạng hoá các dịch vụ tín dụng bán lẻ: tăng cường phát triển các sản phẩm hiện có như cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay hỗ trợ mua nhà, mua ô tô hoặc vay lương, vay thấu chi tài khoản; nghiên cứu phát triển thêm các sản phẩm mới.

- Đẩy mạnh tín dụng bán lẻ luôn đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, tuân thủ các quy định, quy trình về cấp và quản lý cho vay cá nhân để phòng ngừa rủi ro.

Một phần của tài liệu 0340 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển đông đô luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 86 - 89)

w