Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu 0340 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển đông đô luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 89 - 95)

3.2.3.1. Phát triển hoạt động dịch vụ

- Tiếp tục phát triển các dịch vụ truyền thống hiện đang mang lại nguồn thu dịch vụ lớn cho Chi nhánh như bảo lãnh, thanh toán, kinh doanh ngoại tệ..., trong đó cần chú ý chăm sóc các khách hàng là các đối tác chiến lược sử dụng đồng bộ các sản phẩm dịch vụ của BIDV.

- Gắn liền công tác phát triển các hoạt động tín dụng với phát triển tăng thu dịch vụ bảo lãnh, tăng doanh thu dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ khác của Chi nhánh. Đồng thời đảm bảo đủ ngoại tệ đáp ứng nhu cầu cho vay và thanh toán kinh doanh hàng nhập khẩu theo quy định đối với những khách hàng thường xuyên tại Chi nhánh nhằm tăng nguồn thu dịch vụ từ kinh doanh ngoại tệ và tài trợ thương mại.

- Mở rộng các hoạt động thanh toán chuyển tiền trong nước và dịch vụ thanh toán chuyển tiền quốc tế.

- Triển khai kịp thời và thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của hệ thống BIDV, trong đó có các sản phẩm gắn với ứng dụng công nghệ hiện đại, nhiều tiện ích nhằm tăng tính hấp dẫn, cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đẩy mạnh ứng dụng các tiện ích của dự án Hiện đại hoá ngân hàng trong hoạt động thanh toán gắn liền với quá trình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử theo hướng xử lý các giao dịch tự động trực tuyến.

- Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ như dịch vụ thẻ, BSMS, thu hộ, các dịch vị ngân hàng điện tử như Home banking, Phone banking, Internet banking... thông qua việc tiếp thị các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tới giao dịch tại chi nhánh, áp dụng các hình thức khuyến mại trong thời kỳ thu hút khách hàng.

- Phối hợp triển khai mạnh mẽ các chương trình Marketing theo hướng dẫn chỉ đạo của Hội sở chính trong toàn hệ thống và các chương tình Marketing độc lập của Chi nhánh trên cơ sở thống nhất nội dung, hình thức quảng bá bộ nhận diện thương hiệu của BIDV.

- Nâng cao chất lượng cung cấp sản phẩm theo chiều sâu, gắn với đổi mới phong cách phục vụ, gắn chất lượng sản phẩm với chiến dịch quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.

- Nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên, đặc biệt là nhân viên trực tiếp giao dịch với khách hàng thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng mềm.

chẽ, vừa đảm bảo nhanh chóng thuận lợi cho khách hàng. Thường xuyên điều tra ý kiến khách hàng về chất lượng sản phẩm cung ứng, thái độ phục vụ của nhân viên... để từ đó khắc phục những mặt còn thiếu sót. Tham khảo sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng trong nước và nước ngoài để hoàn thiện sản phẩm của ngân hàng mình.

- Quan tâm chăm sóc những khách hàng thân thiết và khách hàng tiềm năng của Chi nhánh như thăm hỏi trong các dịp đặc biệt như lễ tết, sinh nhật...

- Đa dạng hoá kênh phân phối sản phẩm. Hiện nay, giao dịch tại quầy vẫn là kênh phân cần được chú ý vì đây là kênh phân phối phổ biến nhất, bên cạnh đó cần phát triển thêm các kênh phân phối mới trong đó có hệ thống ATM, các dịch vụ ngân hàng điện tử, ngân hàng tại nhà... tạo sự thuận lợi cho khách hàng. Do vậy, cần xây dựng và phát triển hệ thống ATM, các phòng giao dịch, các trang điện tử để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận với các thông tin ngân hàng, tăng tính cạnh tranh cho ngân hàng.

- Mở rộng liên kết với nhiều ngân hàng khác trong và ngoài nước để đa dạng hoá sản phẩm cung cấp và đảm bảo tiện lợi cho khách hàng khi có nhu cầu giao dịch liên ngân hàng.

- Phối hợp chặt chẽ với Hội sở chính để theo dõi hoạt động của các ngân hàng khác, đặc biệt là các ngân hàng đại lý để tránh các rủi ro. Bên cạnh đó, do Chi nhánh không có điều kiện nghiên cứu thu thập thông tin của khách hàng trong nước và quốc tế cập nhật như tại Hội sở chính, vì vậy cần chú ý các cảnh báo của Hội sở chính, xác định các đối tượng cần quan tâm chăm sóc, những đối tượng có dấu hiện rủi ro, những khách hàng là những đối tượng nguy hiểm, báo cáo cho Hội sở chính những ý kiến hoặc những phát hiện của Chi nhánh về các hiện tượng nguy hiểm phát sinh tại Chi nhánh.

3.2.3.2. Tăng cường trang bị cơ sở vật chất cho quá trình hiện đại hoá ngân hàng

Hiện nay, hoạt động kinh doanh cuả ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật. Do vậy, chi nhánh cần chú ý tới việc trang bị cơ sở vật chất nhằm đáp ứng cho nhu cầu của công cuộc hiện đại hoá ngân hàng. Cơ sở vật chất tại Chi nhánh Đông Đô vẫn đang được đầu tư hoàn thiện. Để đảm bảo hiệu quả, Chi nhánh cần chú trọng tới những trang bị thiết yếu phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiệp vụ như hệ thống đường truyền, hệ thống máy vi tính của giao dịch viên. Những thiết bị này đảm bảo cho các hoạt động nghiệp vụ được thực hịên thuận tiện, chính xác và nhanh chóng, góp phần tăng hiệu quả họat động và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng. Việc sửa chữa, thay mới dần hệ thống máy tính giao dịch là cần thiết nhưng cũng cần có sự tính toán và quản lý chặt chẽ để đảm bảo chi phí được sử dụng hợp lý.

3.2.3.3. Phát triển mạng lưới và nguồn nhân lực

Phát triển mạng lưới và nguồn nhân lực là yêu cầu tất yếu trong quá trình hoạt động của Chi nhánh. Việc phát triển mạng lưới nhằm tìm kiếm địa bàn mới thuận lợi, thu hút được nhiều khách hàng hơn và mở rộng quy mô hoạt động của Chi nhánh, đi cùng với phát triển mạng lưới là việc phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng được sự mở rộng hoạt động.

- Chi nhánh cần nghiên cứu các địa bàn thuận lợi, có nhiều khách hàng tiềm năng, nhiều cơ hội kinh doanh để mở mới các điểm giao dịch hoặc di chuyển các điểm giao dịch đang ở vị trí kém thuận lợi tới địa điểm thuận lợi hơn. Việc di chuyển hoặc mở mới điểm giao dịch là quyết định quan trọng cần cân nhắc, nghiên cứu kỹ lưỡng vì đây là những quyết định đi kèm với chi phí rất lớn.

- Thực tế hiện nay, việc phân chia địa bàn của các Chi nhánh trong hệ thống không còn giới hạn trong những địa bàn cụ thể như trước đây, nhiều chi

nhánh với địa bàn hoạt động đan xen nhau, do vậy bản thân chi nhánh Đông Đô cũng cần phát triển khu vực hoạt động của mình trên tinh thần khai thác những lợi ích mà các Chi nhánh BIDV tại địa bàn đó chưa khai thác được, ví dụ như dịch vụ POS, là một trong những dịch vụ không giới hạn về địa bàn hoạt động theo Chi nhánh.

- Số lượng nhân viên tại Chi nhánh hiện nay còn chưa đủ so với số lượng công việc, điều này làm cho các cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều công việc. Để đảm bảo chuyên môn hoá trong hoạt động, Chi nhánh cần chú trọng công tác tuyển nhân lực với số lượng phù hợp và chất lượng cao.

- Bên cạch đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực cần được chú trọng đặc biệt là việc đào tạo cán bộ mới, việc đào tạo các cán bộ về các kỹ năng, các quy trình, sản phẩm mới. Chi nhánh nên định kỳ tiến hành kiểm tra trình độ của cán bộ, đưa ra giải thưởng hấp dẫn để khuyến khích mọi người trau dồi nghiệp vụ.

- Thường xuyên tổ chức tập huấn, giải đáp các thắc mắc về nghiệp vụ, tập hợp các ý kiến, câu hỏi tại chi nhánh và xin ý kiến hướng dẫn từ Hội sở chính. Thường xuyên tổ chức các buổi học tập chung giữa các Chi nhánh trong và ngoài địa bàn để trao đổi kinh nghiệm và nghiệp vụ.

- Bên cạnh việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, Chi nhánh cần thực hiện các biện

pháp giáo dục nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ. Yêu cầu về đạo

đức nghề nghiệp là một sự đảm bảo cho sự an toàn và hiệu quả của hoạt động kinh

doanh ngân hàng, những tổn thất xuất phát từ sự thoái hoá đạo đức là rất nghiêm trọng, do vậy, Chi nhánh cần hết sức quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng đạo đức như:

+ Tạo điều kiện cho các cán bộ tham gia vào các hoạt động xã hội mang tính từ thiện như xây nhà tình nghĩa, các chương trình về nguồn, trợ cấp cho các em nhỏ khó khăn v.v... những hoạt động này có không chỉ có tác dụng nâng cao

uy tín, quảng bá hình ảnh của Chi nhánh mà còn góp phần rèn luyện đạo đức, khơi gợi phẩm chất tốt đẹp trong mọi cán bộ, nhân viên.

+ Khuyến khích mọi người trong Chi nhánh tham gia tìm hiểu về tấm gương đạo đức của các danh nhân do Hội sở chính hoặc các tổ chức trong và ngoài ngành tổ chức.

+ Các lãnh đạo Chi nhánh, trưởng các phòng ban cần tìm hiểu sâu sát về tâm tư, tình cảm và những khó khăn của cán bộ do mình quản lý, có những biện pháp giúp đỡ kịp thời. Bên cạnh đó cần có những biện pháp xử phạt, khen thưởng thích hợp cho những trường hợp vi phạm, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.

3.2.3.4. Nâng cao hiệu quả công tác quản trị điều hành

- Tăng cường tính kỷ cương, kỷ luật trong điều hành kinh doanh; phân công công việc và mức trách nhiệm cụ thể tới từng cấp, từng phòng ban, từng công việc, từ đó có cơ sở cụ thể để kiểm điểm đánh giá mức độ hoàn thành công việc đến từng tập thể, cá nhân.

- Chủ định xây dựng kế hoạch kinh doanh theo từng năm, đưa ra định hướng và giải pháp cơ bản. Xây dựng kế hoạch doanh thu, chi phí cụ thể, rõ ràng đến các hoạt động cơ bản.

- Thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch đặt ra cho từng phòng, Tổ, quỹ tiết kiệm và cho toàn Chi nhánh, đề ra các mục tiêu giải pháp cho kỳ tiếp theo, đồng thời chấm điểm thi đua, xếp loại lao động, khen thưởng kịp thời đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.

- Duy trì chế độ họp bàn giao hàng tháng, chấn chỉnh, nâng cao chất lượng lập và gửi báo cáo đánh giá kết quả kinh doanh, các báo cáo chấp hành quy chế, định kỳ hàng tháng, quý của các phòng, tổ, quỹ tiết kiệm để đảm bảo thông tin hai chiều giữa ban lãnh đạo và các phòng trong Chi nhánh, giúp cho ban lãnh

đạo nắm chắc tình hình hoạt động của Chi nhánh từ đó đưa ra các chỉ đạo kịp thời, giải quyết khó khăn, nắm bắt cơ hội.

Một phần của tài liệu 0340 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NH đầu tư và phát triển đông đô luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w