Đối với cơ quan thanh tra,giám sát NHNN Việt Nam

Một phần của tài liệu 0344 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra giám sát của chi nhánh NH nhà nước đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 97 - 117)

3.3.4.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức thanh tra NHNN

- Nâng cao tính độc lập của thanh tra ngân hàng bằng cách tổ chức lại hệ thống NHNN gọn nhẹ hơn theo khu vực, thanh tra Chi nhánh NHNN không

thực hiện công tác GSTX mà nhiệm vụ này chỉ để thanh tra NHNN thực hiện đối với Hội sở chính của các NHTM. Đồng thời, nên tổ chức hệ thống thanh tra ngân hàng theo ngành dọc, chịu sự chỉ đạo cả về mặt nghiệp vụ và tổ chức của thanh tra NHNN.

- Hiện tại các phòng thanh tra tại chỗ thực hiện thanh tra theo các nhóm NHTM được phân chia theo hình thức sở hữu. Để tiến tới áp dụng các chuẩn mực của Basel 2, cơ cấu tổ chức thanh tra NHNN nên phân thành các khối thanh tra theo loại hình rủi ro (khối rủi ro thị trường, khối rủi ro tác nghiệp ), như vậy tính chuyên môn hoá của thanh tra tại chỗ được nâng cao.

3.3.4.2. Đổi mới phương pháp thanh tra, giám sát ngân hàng

Đổi mới phương pháp thanh tra ngân hàng theo phương pháp thanh tra trên cơ sở đánh giá rủi ro. Cụ thể:

Cần có hệ thống văn bản pháp luật phù hợp với đặc trưng của thanh tra ngân hàng trên cơ sở đánh giá rủi ro. Xây dựng, phát triển, ứng dụng và cập nhật quy trình giám sát trên cơ sở đánh giá rủi ro.

Liên hệ thường xuyên với lãnh đạo cao cấp của NHTM: Xây dựng mối quan hệ mật thiết và tin cậy lẫn nhau giữa thanh tra ngân hàng với lãnh đạo các NHTM. Chính sự tin cậy sẽ giúp ban lãnh đạo của NHTM cởi mở và trung thực trong việc báo cáo và trao đổi các vấn đề của ngân hàng với thanh tra ngân hàng. Để có được sự tin cậy này đòi hỏi cơ quan thanh tra cần phải tập trung vào giám sát rủi ro hơn là tập trung vào vấn đề tuân thủ, có chương trình hỗ trợ các ngân hàng giảm thiểu rủi ro hơn là trừng phạt. Bên cạnh đó, cần có những biện pháp khuyến khích thích hợp để hình thành và phát triển “văn hóa trung thực” trong ngành ngân hàng.

Cần có quy định cho phép thanh tra ngân hàng có quyền yêu cầu kiểm toán độc lập thực hiện các công việc kiểm toán báo cáo về giới hạn tín dụng, hệ thống thông tin quản trị và các chỉ tiêu an toàn hoạt động nhằm hỗ trợ hoạt động thanh tra ngân hàng.

3.3.4.3. Khẩn trương xây dựng và hoàn thiện nội dung, quy trình thanh tra, giám sát

NHNN cần cải tiến và hoàn thiện nội dung , quy trình thanh tra tại chỗ, có sự phối hợp đồng bộ và thống nhất giữa phương thức giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Tập trung thanh tra những nội dung theo cảnh báo của chương trình giám sát từ xa, không tiến hành thanh tra dàn trải

Hoàn thiện phương thức giám sát từ xa theo hướng: giám sát liên tục tình hình tài chính các TCTD. Thiết lập một hệ thống báo động sớm và phát hiện kịp thời những TCTD có khó khăn trong hoạt động, phối hợp với thanh tra tại chỗ và các nguồn thông tin khác để đánh giá xếp loại các TCTD

Khi xây dựng nội dung quy trình giám sát từ xa cần chấp hành đầy đủ các nguyên tắc như: quy chế quy trình giám sát từ xa phải phù hợp với chế độ hạch toán hiện hành trong hệ thống các TCTD và sát với thông lệ quốc tế về hoạt động ngân hàng.

Mục đích để áp dụng chung, thống nhất cho tất cả các Đoàn thanh tra. Trong quy trình thanh tra, nên đặc biệt chú ý đến việc thu thập thông tin, phân tích tình hình và tập hợp đầy đủ những văn bản pháp lý có liên quan đến đối tượng thanh tra.

Cần có hệ thống văn bản pháp lý đầy đủ và phù hợp, nên xuất bản các đĩa CD trong đó chứa đựng những văn bản pháp luật liên quan để các thanh tra viên có cơ sở tra cứu bất cứ khi nào.

3.3.4.4. Cơ quan Thanh tra, giám sát NHNN Việt Nam tăng cường sự chỉ đạo

và phối hợp hoạt động với Thanh tra Chi nhánh về các mặt

Về nghiệp vụ thanh tra, giám sát:

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước xây dựng quy trình thanh tra và phúc tra trong ngành ngân hàng. Nghiên cứu để ban hành nội dung và quy trình thanh tra về các mặt nghiệp vụ như tín dụng, kế toán tài chính, nguồn vốn, kho quỹ .

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước tiếp tục sửa đổi, cải tiến chương trình giám sát cho phù hợp với việc giám sát từ xa của chi nhánh tổ chức tín dụng tại địa phương.

về công tác đào tạo:

Tập trung đào tạo công nghệ ngân hàng hiện đại cho thanh tra, thâm nhập thực tế các nghiệp vụ kinh doanh hiện đại của TCTD, nhất là giao dịch ngân hàng một cửa, thanh toán thẻ, kinh doanh hối đoái,...Cho phép chi nhánh được tuyển dụng cán bộ làm công tác thanh tra bằng hình thức xét tuyển, những cán bộ có năng lực, đạo đức và kinh nghiệm từ các Ngân hàng thương mại hoặc cơ quan kinh tế khác của tỉnh sang làm việc tại Thanh tra, giám sát chi nhánh.

Thanh tra NHNN cần thường xuyên tổ chức tập huấn các văn bản, nghiệp vụ mới về hoạt động ngân hàng, đào tạo và tái đào tạo về thanh tra và quản lý cho cán bộ để phục vụ tốt hơn cho công tác thanh tra.

Tiến hành tổng kết, đánh giá công tác thực tế sau khi tập huấn văn bản, nghiệp vụ mới để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế phát sinh. Khuyến khích cán bộ ngân hàng tích cực học tập bồi dưỡng kiến thức và có sự hỗ trợ kịp thời về mặt vật chất đối với cán bộ đạt thành tích cao trong học tập.

về công tác điều hành của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước:

Thanh tra NHNN nên tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của Thanh tra Chi nhánh để giúp Thanh tra Chi nhánh có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm điều hành hoạt động thanh tra và tổ chức, chỉ đạo một cuộc thanh tra. Những kiến nghị, vướng mắc của Chi nhánh đề nghị Thanh tra NHNN có phản hồi hoặc thông tin kịp thời.

Khi tiến hành thanh tra toàn diện 1 NHTM, Thanh tra NHNN nên là đầu mối chỉ đạo thanh tra Chi nhánh tỉnh, thành phố tiến hành thanh tra đồng thời chi nhánh NHTM đó trên địa bàn của mình. Kết luận thanh tra sau đó gửi cho

Chi nhánh NHNN nơi NHTM đóng trụ sở chính, có như vậy mới có thể đánh giá một cách tổng thể và toàn diện chất lượng hoạt động của NHTM.

Kết luận chương 3: Nói chung, hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định hệ thống tài chính, ổn định thị trường tiền tệ. Nếu thực hiện tốt nghiệp vụ thanh tra, giám sát, đưa ra đươc những cảnh báo kịp thời , những kiến nghị hữu ích thì hoạt động của hệ thống NHTM sẽ bớt đi rủi ro rất nhiều, tạo nên sự ổn định và phát triển thị trường tài chính, tiền tệ. Bởi vậy, việc cần và nên làm là đưa ra và thực hiện được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Trong phạm vi hiểu biết của mình, trên đây tôi đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiều quả hoạt động thanh tra giám sát của chi nhánh NHNN với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Hải Dương, đồng thời cũng xin phép được đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan cấp trên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra giám sát NHNN Việt Nam nói chung, NHNN chi nhánh tỉnh Hải Dương nói riêng.

KẾT LUẬN

Trong phạm vi đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài, luận văn đã hoàn thiện một bước việc nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn hoạt động thanh tra,giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng thương mại, qua đó đã đưa ra những giải pháp tăng cường hoạt động thanh tra của NHNN đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Những kết quả mà luận văn đã đạt được có thể tóm tắt như sau:

Xuất phát từ lý luận chung về Ngân hàng Nhà nước, luận văn đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về Thanh tra,giám sát Ngân hàng Nhà nước đối với các NHTM. Đồng thời giới thiệu kinh nghiệm về hoạt động thanh tra ngân hàng của một số nước trên thế giới.

Luận văn đã phân tích, đánh giá một cách khái quát về hoạt động ngân hàng và Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hải Dương, từ đó đi sâu phân tích thực trạng hoạt động thanh tra,giám sát với những kết quả đạt được và chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tồn tại, hạn chế về tổ chức và hoạt động thanh tra của thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển ngành ngân hàng, căn cứ những hạn chế đã chỉ ra trong hoạt động thanh tra,giám sát và những cơ hội, thách thức đối với sự phát triển của NHTM, luận văn đã đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với các NHTM trên địa bàn.

Mặc dù thời gian, kinh nghiệm và điều kiện nghiên cứu của tác giả còn nhiều hạn chế. Nhưng được sự hướng dẫn tận tình của PGS. TS Nguyễn Đình Tự và tập thể các thầy, cô giáo Trường Học viện Ngân hàng và của các đồng

nghiệp nên Luận văn đã mang lại những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong được sự tham gia đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các thầy, cô giáo và đồng nghiệp để Luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Đình Tự , tập thể các thầy cô giáo trường Học viện Ngân hàng và các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ThS. Lê Văn Hinh(2011), “ Ổn định thị trường tiền tệ: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng,(16), tr. 27-28.

2. Cục Thống kê tỉnh Hải Dương( 2011), Niên giám thống kê tỉnh Hải

Dương 2010,Nxb Thống Kê, Hà Nội.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam( 2010), Kỷ yếu hội thảo giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động Thanh tra, giám sát ngân hàng.

4. PGS- TS. Nguyễn Duệ (2005), giáo trình Ngân hàng Trung ương, Nxb Thống kê, Hà Nội.

5. TS. Tô Kim Ngọc ( 2004), giáo trình Lý thuyết Tiền tệ- Ngân hàng,

Nxb Thống kê, Hà Nội.

6. PGS - TS. Nguyễn Đình Tự ( 2008), Thanh tra, giám sát, kiểm soát, kiểm toán ngân hàng, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

7. Thanh tra Chính phủ( 2010), Thông tư số 02/2010/TT-TTCP ngày 02/3/2010 về việc quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam( 2009), quyết định số 2989/QĐ-NHNN ngày 14/12/2009 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

9. Quốc hội(2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10.Quốc hội( 2010), Luật các Tổ chức tín dụng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11.Quốc hội(2010), Luật Thanh tra 2010, Nxb Lao Động, Hà Nội

12.Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hải Dương(2010), Báo cáo tổng kết hoạt động Ngân hàng năm 2009, phương hướng nhiệm vụ năm

13.Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hải Dương( 2009), Báo cáo tổng kết hoạt động Ngân hàng năm 2008, phương hướng nhiệm vụ năm 2009.

14.Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hải Dương( 2011), Báo cáo tổng kết hoạt động Ngân hàng năm 2010, phương hướng nhiệm vụ năm

2011.

15.Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hải Dương ( 2008,2009,2010), Báo cáo giám sát và phân tích cuối quý IV năm 2008,2009, 2010.

16.Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hải Dương ( 2008, 2009,2010), Báo cao tổng kết công tác thanh tra, giám sát năm 2008, 2009, 2010.

17.ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương( 2010), Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2010, Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2011.

18.Học viện Ngân hàng(...), giao trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, NXb Thống Kê, Hà Nội.

19.Peter S.Rose(2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: 25 nguyên tắc cơ bản của Uỷ ban Basel. Nội dung nguyên tắc

Nguyên tắc số 1. Một hệ thống giám sát ngân hàng hiệu quả phải phân định rõ trách nhiệm và mục tiêu cho mỗi cơ quan liên quan trong hoạt động giám sát ngân hàng. Mỗi cơ quan giám sát cần hoạt động độc lập và có đầy đủ nguồn lực. Một khung pháp lý phù hợp cho hoạt động giám sát ngân hàng cũng rất cần thiết, trong đó bao gồm các quy định về quyền cấp phép thành lập ngân hàng và hoạt động giám sát thường xuyên; quyền thanh tra việc tuân thủ pháp luật và những vấn đề về hoạt động an toàn và hiệu quả của ngân hàng; và sự bảo vệ của pháp luật với các giám sát viên. Thiết lập cơ chế phù hợp trong việc chia sẻ và bảo mật thông tin giữa các cơ quan giám sát ngân hàng.

Nguyên tắc số 2. Những hoạt động mà tổ chức tín dụng cấp phép thực hiện và chịu sự giám sát cần được định nghĩa rõ ràng trong các quy định. Ngoài ra, phạm vi những tổ chức được gọi là “ngân hàng” và chịu sự giám sát cũng cần được xác định rõ ràng và kiểm soát chặt chẽ.

Nguyên tắc số 3: Cơ quan cấp phép phải có quyền đặt ra các tiêu chuẩn cho việc thành lập ngân hàng và từ chối các đơn xin thành lập không đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Quy trình cấp phép, ở mức tối thiểu, phải bao gồm các đánh giá về cơ cấu sở hữu, ban lãnh đạo cấp cao của ngân hàng, kế hoạch hoạt động và kiểm soát nội bộ cũng như tình hình tài chính của ngân hàng và nguồn vốn góp; đối với trường hợp chủ sở hữu hoặc ngân hàng mẹ là một ngân hàng nước ngoài, cần sự chấp thuận của cơ quan giám sát tại nước ngoài.

Nguyên tắc số 4: Thanh tra ngân hàng có quyền xem xét và bác bỏ những đề xuất chuyển đổi mức cổ phần trọng yếu hay cổ phần chi phối của ngân hàng có các bên khác

Nguyên tắc số 5: Thanh tra ngân hàng phải có quyền đề ra các tiêu chuẩn xem xét việc mua lại hay đầu tư của ngân hàng và đảm bảo rằng cơ cấu mua lại hay đầu tư không tạo rủi ro cho ngân hàng hay cản trở hoạt động giám sát hiệu quả

Nguyên tắc số 6: Thanh tra ngân hàng thiết lập các yêu cầu về mức vốn an toàn tối thiểu đối với các ngân hàng nhằm phản ánh đúng rủi ro trong hoạt động ngân hàng và cơ cấu vốn có khả năng bù đắp lỗ. Riêng đối với những ngân hàng có hoạt động trên phạm vi quốc tế, những yêu cầu này không được thấp hơn mức quy định của Basel Capital Accord.

Nguyên tắc số 7: Một phần quan trọng của bất cứ hệ thống giám sát ngân hàng nào là việc đánh giá độc lập về hệ thống những chính sách, thông lệ và thủ tục liên quan đến việc cho vay vốn và tiến hành các hoạt động đầu tư của một ngân hàng cũng như việc quản lý nợ và các hạng mục đầu tư gián tiếp của ngân hàng đó

Nguyên tắc số 8: Thanh tra ngân hàng cần được đảm bảo rằng các ngân hàng thiết lập và tuân thủ các chính sách, thông lệ và thủ tục đánh giá chất lượng tài sản và trích lập dự phòng tín dụng đầy đủ.

Nguyên tắc số 9: Thanh tra ngân hàng cần được đảm bảo rằng ngân hàng có hệ thống thông tin quản trị cho phép ban lãnh đạo nhận biết được mức độ tập trung trong danh mục đầu tư. Thanh tra ngân hàng cần quy định các hạn mức an

Một phần của tài liệu 0344 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra giám sát của chi nhánh NH nhà nước đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 97 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w