tỉnh Hải Dương
Tính đến cuối quý IV năm 2010, hệ thống các ngân hàng trên địa bàn Hải Dương gồm có:
- Chi nhánh NHNN tỉnh Hải Dương: là đơn vị trực thuộc của NHNN Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn với những nhiệm vụ như tổ chức phổ biến, hướng dẫn việc triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, làm đầu mối tổ chức triển khai các chủ trương, chính sách, cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng cho các tổ chức tín dụng, kho bạc trên địa bàn; tham mưu cho cấp ủy và chính quyền trong chỉ đạo công tác ngân hàng nhằm thực hiện định hướng và phát triển kinh tế tỉnh
-10 chi nhánh cấp I của NHTM Nhà nước, bao gồm: NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương, NHNo&PTNT Sao Đỏ, NHTMCP Công thương tỉnh Hải Dương, NHTMCP Công Thương Nhị Chiểu, NHTMCP Công Thương khu công nghiệp, NHĐT&PT tỉnh Hải Dương, NHTĐT&PT Bắc Hải Dương, NH Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long, NHTMCP Ngoại Thương tỉnh Hải Dương và NH Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương.
-10 chi nhánh (CN) cấp I NHTM Cổ phần: Chi nhánh NHTMCP Hàng Hải, CN NHTMCP Sài Gòn Thương Tín, CN NHTMCP Kỹ Thương, CN NHTMCP Đại Dương, CN NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng, CN NHTMCP Đông Nam Á, CN NHTMCP Á Châu, CN NHTMCP Sài Gòn, CN NHTMCP Xăng Dầu, CN NHTMCP Quốc Tế.
- 01 hội sở chính Ngân hàng TMCP Đại Dương
Có thể nói mạng lưới chi nhánh các NHTM tại địa bàn tỉnh Hải Dương rất đa dạng. Trong đó, khối tổ chức tín dụng( TCTD) nhà nước và có cổ phần chi phối của Nhà nước vẫn phát huy lợi thế bề dày kinh nghiệm và màng lưới hoạt động rộng, thu hút được nguồn tiền gửi tương đối khá, chiếm 71,2% tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn tỉnh, dư nợ chiếm đến 75,8% tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh.
Diễn biến một số chỉ tiêu hoạt động chủ yếu của các TCTD trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Biều số 2.3:
Diễn biến một số chỉ tiêu hoạt động chủ yếu của các TCTD trên địa bàn tỉnh Hải Dương
2
Tổng dư nợ 19.967 29.269 39.550
Tốc độ phát triển so với năm trước 22,4% 46,6% 35,1%
3
Nợ xấu 321,4 528,7 463,7
Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 1,61% 1,8% 1,2%
4
Lợi nhuận 310,6 419,92 1.064,56
Để tăng nguồn vốn huy động, các NHTM luôn tích cực triển khai các
dịch vụ ngân hàng mới, mở rộng, đa dạng hóa khách hàng, đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ hấp dẫn để thu hút khách hàng; tiết kiệm có quà tặng, tiết kiệm
bậc thang rút gốc linh hoạt, tiết kiệm có phiếu dự thưởng, chứng chỉ tiền gửi lãi suất cao, mở rộng dịch vụ phát hành thẻ, ...Tổng nguồn vốn huy động đến cuối năm 2010 đạt 75.620 tỷ đồng,tăng 35,5% so với cùng kỳ năm 2009, vượt chỉ tiêu đề ra ( chỉ tiêu đề ra tăng 25%).
Để giữ vững thị phần và tăng trưởng tín dụng, các NHTM tiếp tục chủ động tìm kiếm khách hàng và các dự án phát triển kinh tế của tỉnh, chú trọng cho vay các dự án hiệu quả, có khả năng trả nợ cao. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, tập trung cho vay phát triển ngành nghề là thế mạnh của địa phương như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, xây dựng cơ sở hạ tầng,.. ..Một số NHTM mở rộng cho vay các DN vừa và nhỏ, khu vực kinh tế nông nghiệp nông thôn gắn việc mở rộng tín dụng với kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn và phát triển dịch vụ, đưa tốc độ tăng trưởng tín dụng tương đối cao. Cụ thể: dư nợ toàn địa bàn thời điểm cuối quý IV/2010 là 39.550 tỷ đồng ,tăng 35,1% so với cùng kỳ năm trước.
Đi đôi với tăng trưởng tín dụng, các NHTM chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng tín dụng nằm trong tầm kiểm soát và hạn chế nợ xấu, kiên quyết xử lý một số món nợ cho vay kinh doanh vận tải thủy, một mặt tích cực xử lý tài sản đảm bảo nợ vay đối với những doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, một mặt tạo mọi điều kiện, tháo gỡ khó khăn cho những khách hàng tạm thời thiếu vốn để khách hàng tiếp tục sản xuất kinh doanh, trả nợ cho ngân hàng, kết quả nợ xấu trên toàn ngành trên địa bàn giảm đáng kể, đến cuối năm 2010 còn 1,2% tổng dư nợ.
Để đạt được kết quả kinh doanh cao, ngoài sự nỗ lực của bản thân các NHTM trên địa bàn, phải kể đến vai trò lãnh đạo, quản lý của NHNN chi nhánh Hải Dương, đặc biệt là vai trò của thanh tra, giám sát chi nhánh trong việc kiểm tra, giám sát các NHTM, yêu cầu chấp hành các quy định của pháp luật, chế độ, thể lệ, chính sách của Nhàn nước và ngân hàng