Hải Dương là tỉnh thuộc trung tâm Đồng bằng Bắc Bộ, thuộc địa bàn trọng điểm của kinh tế các tỉnh phía Bắc. Phía Đông giáp thành phố Hải Phòng, phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên; phía Bắc giáp 3 tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh; phía Nam giáp tỉnh Thái Bình. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 1.660,9km2.
Trong những năm qua, Hải Dương thực sự đã trở thành điểm sáng về sự năng động trong phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế của tỉnh phát triển khá. Sự nghiệp giáo dục- đào tạo tiếp tục giữ vững thành tích và có bước phát triển mới. Lĩnh vực văn hóa- xã hội có những bước tiến bộ trên nhiều mặt. Các phong trào thi đua yêu nước hướng tới Đại hội Đảng các cấp được tổ chức sâu rộng. Trật tự - an ninh tại địa phương được giữ vững; hoạt động đối ngoại với các tỉnh trong khu vực được mở rộng.
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2010 - Cục thống kê tỉnh Hải Dương - NXB Thống kê)
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2010 - Cục thống kê tỉnh Hải Dương - NXB Thống kê)
Năm 2010, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn nảy sinh như: thời tiết, dịch tai xanh trên đàn lợn diễn biến phức tạp, thiếu điện cho sản xuất và sinh hoạt, giá cả thị trường cuối năm tăng cao.nhưng với tinh thần nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã phát triển
khá toàn diện. Sau đây là một số chỉ tiêu chủ yếu đạt được so với năm 2009: - Tổng sản phẩm GDP trong tỉnh tăng 10,1%
- Cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản- công nghiệp, xây dựng- dịch vụ lần lượt là : 23,0% - 45,3% - 31,7%
- Giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng 34,8%
- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 4.342 tỷ đồng, bằng 116,4% dự toán năm, tăng 5,8%, trong đó thu nội địa 3.742, bằng 107,5% dự toán năm, tăng 7,6% so với năm 2009.
- Tạo thêm việc làm cho 2,8 vạn lao động
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong những năm qua, kinh tế tỉnh cũng còn một số tồn tại :
Mặc dù kinh tế tiếp tục đà phục hồi nhưng chưa ổn định. Trong nông nghiệp, chưa nhân rộng được nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả cao. Định hướng phát triển công nghiệp chưa rõ nét, phần lớn các dự án có quy mô vừa và nhỏ, trình độ công nghệ thấp. Chưa tạo được sự bứt phá trong các ngành dịch vụ.
Chất lượng thu hút đầu tư chưa cao, còn ít các dự án có quy mô lớn, trình độ công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến. Tiến độ đầu tư nhiều chương trình dự án còn chậm
Cải cách hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu, ở một số lĩnh vực còn rườm rà.
Mục tiêu của tỉnh đề ra đến năm 2015:
Mục tiêu chung: Phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Từng bước tái cơ cấu kinh tế, tạo bước chuyển biến về chất lượng tăng trưởng. Chủ động, sáng tạo, đạt hiệu quả cao trong hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Đẩy nhanh chuyền dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Giải quyết hài hòa, bền vững các vấn đề xã hội. Giữ vững ổn định chính trị xã hội; tăng cường tiềm lực quốc phòng, quân sự địa phương, từng bước xây dựng nền hành chính vững mạnh. Tạo nền tảng vững chắc để Hải Dương cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.
Các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế:
- Tổng sản phẩm GDP trong tỉnh tăng 11%
- Cơ cấu kinh tế nông, lâm, thủy sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 43% - 20% - 27%
STT m
Chỉ tiêu- Giá trị xuất khẩu tăng bình quân 17%/năm trở lên - Thu ngân sách nội địa tăng 15%/năm
- Tổng vốn đầu tư trong 5 năm ( 2011- 2015) đạt 145 - 150 ngàn tỷ đồng.