Kinh nghiệm về hoạt động thanh tra,giám sát

Một phần của tài liệu 0344 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra giám sát của chi nhánh NH nhà nước đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37)

- Ở Mỹ: Hoạt động thanh tra tại chỗ được coi là “ hòn đá tảng” của việc giám sát, phòng ngừa. Việc kiểm tra được tiến hành bởi 3 cơ quan gồm: Cơ quan kiểm tra thường kiểm tra các ngân hàng lớn khoảng 2 năm 1 lần. Mục đích các cuộc thanh tra, giám sát qua hệ thống máy vi tính đối với các NHTM ở Mỹ nhằm đưa đến những nhận xét và đánh giá trên 5 lĩnh vực hoạt động là: An toàn vốn, chất lượng tài sản có, khả năng quản lý, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời.

- Ở Anh: Ngân hàng Anh không thực hiện định kỳ các cuộc thanh tra tại chỗ mà được tiến hành thông qua việc nghiên cứu và phân tích các báo cáo định kỳ, qua các cuộc phỏng vấn và thảo luận với các nhà quản lý cao cấp của ngân hàng đó; đồng thời người ta cũng chú ý đến các thông tin bổ sung không có trong báo cáo thống kê để phục vụ và làm rõ những vấn đề cần đánh giá và kết luận.

- Ở Trung Quốc: Việc giám sát ngân hàng được tiến hành thông qua Vụ thanh tra và kiểm toán của ngân hàng nhân dân Trung Hoa. Các cuộc thanh tra tại chỗ thường được tiến hành 2 hoặc 3 năm một lần đối với ngân hàng quốc doanh, ngân hàng nước ngoài và các định chế phi ngân hàng.

- Ở Thái Lan: Các hoạt động giám sát đối với các ngân hàng được thực hiện theo phương thức giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ và đều do Thanh tra Ngân hàng Trung ương tiến hành. Thanh tra ngân hàng cũng áp dụng theo các chuẩn mực quốc tế là địa vị tài chính (vốn), khả năng thanh toán; chất lượng tài sản Có, khả năng thu nhập, quản trị điều hành.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả đối với hoạt động thanh tra, giám sát ở Việt Nam

Hoạt động thanh tra NHTW các nước có sự khác nhau tùy thuộc vào chế độ quản lý, trình độ phát triển của hệ thống tài chính tiền tệ và luật pháp của từng nước, song mục tiêu và tính hiệu quả thì không khác nhau, tức là đều duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng và bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền.

- về mô hình tổ chức: Trên thế giới, tổ chức thanh tra ngân hàng có thể thuộc hoặc không thuộc cơ cấu bộ máy của Ngân hàng Trung ương. Do mỗi mô hình tổ chức thanh tra có những ưu, nhược điểm khác nhau, nhưng ở Việt Nam có thể nghiên cứu một mô hình thanh tra giám sát ngân hàng tập trung, nằm ngoài NHNN và Bộ Tài chính.

- về phương thức thanh tra: Hầu hết các nước đều áp dụng hai phương thức thanh tra, đó là giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Hai phương thức này quan trọng như nhau, tuy nhiên phụ thuộc vào đặc điểm riêng biệt từng quốc gia mà hình thức giám sát của các nước có những thay đổi phù hợp. Ví dụ như ở Anh hình thức áp dụng chủ yếu là giám sát từ xa, hay ngược lại như tại Mỹ, việc kiểm tra và điều chỉnh hoạt động ngân hàng lại thường được thực hiện dưới hình thức thanh tra tại chỗ. Tuy nhiên cũng có nhiều nước áp dụng hình thức phối hợp: Giám sát từ xa trên cơ sở phân tích dữ liệu báo cáo do các ngân hàng gửi lên đồng thời với việc cử các thanh tra viên xuống các ngân hàng để kiểm tra. Ở Việt Nam, cần tiếp tục thực hiện cả giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Để đạt được hiệu quả cao khi áp dụng hình thức phối hợp này, các cơ quan giám sát rất cần có sự hỗ trợ đắc lực của kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập. Các cơ quan giám sát ngân hàng tại đây thường xuyên duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các công ty kiểm toán độc lập, nơi mà họ hoàn toàn tin tưởng rằng có thể làm nhẹ bớt gánh nặng trong công việc và thúc đẩy cho quá trình giám sát từ xa đạt hiệu quả hơn.

- về nội dung thanh tra: Kinh nghiệm của các nước hoạt động thanh tra tập trung vào thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro theo các tiêu chí CAMELS

và chủ yếu thanh tra tại trụ sở chính.

Từ thực tế mô hình tổ chức, phương thức, nội dung thanh tra ngân hàng của các nước trên thế giới đang áp dụng, vấn đề đặt ra là lựa chọn một mô hình áp dụng cho Việt Nam như thế nào là phù hợp, đủ mạnh, độc lập để có thể phát huy những ưu điểm, hạn chế nhược điểm của mô hình thanh tra NHNN hiện nay.

Kết luận chương 1: Nhìn chung, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng là một trong những hoạt động rất quan trọng của ngân hàng trung ương nhằm ổn định hệ thống tài chính tiền tệ. Trên đây là những khái quát chung về hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động của các NHTMtrên địa bàn tỉnh Hải Dương trên địa bàn tỉnh Hải Dương

2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương

Hải Dương là tỉnh thuộc trung tâm Đồng bằng Bắc Bộ, thuộc địa bàn trọng điểm của kinh tế các tỉnh phía Bắc. Phía Đông giáp thành phố Hải Phòng, phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên; phía Bắc giáp 3 tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh; phía Nam giáp tỉnh Thái Bình. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 1.660,9km2.

Trong những năm qua, Hải Dương thực sự đã trở thành điểm sáng về sự năng động trong phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế của tỉnh phát triển khá. Sự nghiệp giáo dục- đào tạo tiếp tục giữ vững thành tích và có bước phát triển mới. Lĩnh vực văn hóa- xã hội có những bước tiến bộ trên nhiều mặt. Các phong trào thi đua yêu nước hướng tới Đại hội Đảng các cấp được tổ chức sâu rộng. Trật tự - an ninh tại địa phương được giữ vững; hoạt động đối ngoại với các tỉnh trong khu vực được mở rộng.

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2010 - Cục thống kê tỉnh Hải Dương - NXB Thống kê)

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2010 - Cục thống kê tỉnh Hải Dương - NXB Thống kê)

Năm 2010, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn nảy sinh như: thời tiết, dịch tai xanh trên đàn lợn diễn biến phức tạp, thiếu điện cho sản xuất và sinh hoạt, giá cả thị trường cuối năm tăng cao.nhưng với tinh thần nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã phát triển

khá toàn diện. Sau đây là một số chỉ tiêu chủ yếu đạt được so với năm 2009: - Tổng sản phẩm GDP trong tỉnh tăng 10,1%

- Cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản- công nghiệp, xây dựng- dịch vụ lần lượt là : 23,0% - 45,3% - 31,7%

- Giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng 34,8%

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 4.342 tỷ đồng, bằng 116,4% dự toán năm, tăng 5,8%, trong đó thu nội địa 3.742, bằng 107,5% dự toán năm, tăng 7,6% so với năm 2009.

- Tạo thêm việc làm cho 2,8 vạn lao động

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong những năm qua, kinh tế tỉnh cũng còn một số tồn tại :

Mặc dù kinh tế tiếp tục đà phục hồi nhưng chưa ổn định. Trong nông nghiệp, chưa nhân rộng được nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả cao. Định hướng phát triển công nghiệp chưa rõ nét, phần lớn các dự án có quy mô vừa và nhỏ, trình độ công nghệ thấp. Chưa tạo được sự bứt phá trong các ngành dịch vụ.

Chất lượng thu hút đầu tư chưa cao, còn ít các dự án có quy mô lớn, trình độ công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến. Tiến độ đầu tư nhiều chương trình dự án còn chậm

Cải cách hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu, ở một số lĩnh vực còn rườm rà.

Mục tiêu của tỉnh đề ra đến năm 2015:

Mục tiêu chung: Phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Từng bước tái cơ cấu kinh tế, tạo bước chuyển biến về chất lượng tăng trưởng. Chủ động, sáng tạo, đạt hiệu quả cao trong hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Đẩy nhanh chuyền dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Giải quyết hài hòa, bền vững các vấn đề xã hội. Giữ vững ổn định chính trị xã hội; tăng cường tiềm lực quốc phòng, quân sự địa phương, từng bước xây dựng nền hành chính vững mạnh. Tạo nền tảng vững chắc để Hải Dương cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.

Các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế:

- Tổng sản phẩm GDP trong tỉnh tăng 11%

- Cơ cấu kinh tế nông, lâm, thủy sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 43% - 20% - 27%

STT m

Chỉ tiêu- Giá trị xuất khẩu tăng bình quân 17%/năm trở lên - Thu ngân sách nội địa tăng 15%/năm

- Tổng vốn đầu tư trong 5 năm ( 2011- 2015) đạt 145 - 150 ngàn tỷ đồng.

2.1.2. Một số nét cơ bản về tình hình hoạt động của các NHTM trên địa bàntỉnh Hải Dương tỉnh Hải Dương

Tính đến cuối quý IV năm 2010, hệ thống các ngân hàng trên địa bàn Hải Dương gồm có:

- Chi nhánh NHNN tỉnh Hải Dương: là đơn vị trực thuộc của NHNN Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn với những nhiệm vụ như tổ chức phổ biến, hướng dẫn việc triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, làm đầu mối tổ chức triển khai các chủ trương, chính sách, cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng cho các tổ chức tín dụng, kho bạc trên địa bàn; tham mưu cho cấp ủy và chính quyền trong chỉ đạo công tác ngân hàng nhằm thực hiện định hướng và phát triển kinh tế tỉnh

-10 chi nhánh cấp I của NHTM Nhà nước, bao gồm: NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương, NHNo&PTNT Sao Đỏ, NHTMCP Công thương tỉnh Hải Dương, NHTMCP Công Thương Nhị Chiểu, NHTMCP Công Thương khu công nghiệp, NHĐT&PT tỉnh Hải Dương, NHTĐT&PT Bắc Hải Dương, NH Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long, NHTMCP Ngoại Thương tỉnh Hải Dương và NH Chính sách xã hội tỉnh Hải Dương.

-10 chi nhánh (CN) cấp I NHTM Cổ phần: Chi nhánh NHTMCP Hàng Hải, CN NHTMCP Sài Gòn Thương Tín, CN NHTMCP Kỹ Thương, CN NHTMCP Đại Dương, CN NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng, CN NHTMCP Đông Nam Á, CN NHTMCP Á Châu, CN NHTMCP Sài Gòn, CN NHTMCP Xăng Dầu, CN NHTMCP Quốc Tế.

- 01 hội sở chính Ngân hàng TMCP Đại Dương

Có thể nói mạng lưới chi nhánh các NHTM tại địa bàn tỉnh Hải Dương rất đa dạng. Trong đó, khối tổ chức tín dụng( TCTD) nhà nước và có cổ phần chi phối của Nhà nước vẫn phát huy lợi thế bề dày kinh nghiệm và màng lưới hoạt động rộng, thu hút được nguồn tiền gửi tương đối khá, chiếm 71,2% tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn tỉnh, dư nợ chiếm đến 75,8% tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh.

Diễn biến một số chỉ tiêu hoạt động chủ yếu của các TCTD trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Biều số 2.3:

Diễn biến một số chỉ tiêu hoạt động chủ yếu của các TCTD trên địa bàn tỉnh Hải Dương

2

Tổng dư nợ 19.967 29.269 39.550

Tốc độ phát triển so với năm trước 22,4% 46,6% 35,1%

3

Nợ xấu 321,4 528,7 463,7

Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 1,61% 1,8% 1,2%

4

Lợi nhuận 310,6 419,92 1.064,56

Để tăng nguồn vốn huy động, các NHTM luôn tích cực triển khai các

dịch vụ ngân hàng mới, mở rộng, đa dạng hóa khách hàng, đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ hấp dẫn để thu hút khách hàng; tiết kiệm có quà tặng, tiết kiệm

bậc thang rút gốc linh hoạt, tiết kiệm có phiếu dự thưởng, chứng chỉ tiền gửi lãi suất cao, mở rộng dịch vụ phát hành thẻ, ...Tổng nguồn vốn huy động đến cuối năm 2010 đạt 75.620 tỷ đồng,tăng 35,5% so với cùng kỳ năm 2009, vượt chỉ tiêu đề ra ( chỉ tiêu đề ra tăng 25%).

Để giữ vững thị phần và tăng trưởng tín dụng, các NHTM tiếp tục chủ động tìm kiếm khách hàng và các dự án phát triển kinh tế của tỉnh, chú trọng cho vay các dự án hiệu quả, có khả năng trả nợ cao. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, tập trung cho vay phát triển ngành nghề là thế mạnh của địa phương như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, xây dựng cơ sở hạ tầng,.. ..Một số NHTM mở rộng cho vay các DN vừa và nhỏ, khu vực kinh tế nông nghiệp nông thôn gắn việc mở rộng tín dụng với kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn và phát triển dịch vụ, đưa tốc độ tăng trưởng tín dụng tương đối cao. Cụ thể: dư nợ toàn địa bàn thời điểm cuối quý IV/2010 là 39.550 tỷ đồng ,tăng 35,1% so với cùng kỳ năm trước.

Đi đôi với tăng trưởng tín dụng, các NHTM chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng tín dụng nằm trong tầm kiểm soát và hạn chế nợ xấu, kiên quyết xử lý một số món nợ cho vay kinh doanh vận tải thủy, một mặt tích cực xử lý tài sản đảm bảo nợ vay đối với những doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, một mặt tạo mọi điều kiện, tháo gỡ khó khăn cho những khách hàng tạm thời thiếu vốn để khách hàng tiếp tục sản xuất kinh doanh, trả nợ cho ngân hàng, kết quả nợ xấu trên toàn ngành trên địa bàn giảm đáng kể, đến cuối năm 2010 còn 1,2% tổng dư nợ.

Để đạt được kết quả kinh doanh cao, ngoài sự nỗ lực của bản thân các NHTM trên địa bàn, phải kể đến vai trò lãnh đạo, quản lý của NHNN chi nhánh Hải Dương, đặc biệt là vai trò của thanh tra, giám sát chi nhánh trong việc kiểm tra, giám sát các NHTM, yêu cầu chấp hành các quy định của pháp luật, chế độ, thể lệ, chính sách của Nhàn nước và ngân hàng

2.2. Khái quát về tổ chức thanh tra, giám sát của NHNN Việt Nam

2.2.1. Cơ cấu tổ chức Thanh tra, giám sát của NHNN

Thanh tra ngân hàng là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về ngân hàng và giúp Thống đốc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của NHNN theo quy định của pháp luật

Thanh tra Ngân hàng có con dấu riêng để sử dụng theo quy định của pháp luật.

Điều hành hoạt động của Thanh tra Ngân hàng là Chánh thanh tra; giúp việc cho Chánh thanh tra có một số Phó chánh thanh tra. Chánh thanh tra do Thống đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất ý kiến với Tổng thanh tra; Phó chánh thanh tra do Thống đốc bổ nhiệm. Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Ngân hàng:

Theo quy định của pháp luật hiện hành về TTGSNH, TTNH có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Xây dựng trình Thống đốc chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm của toàn hệ thống thanh tra ngân hàng; tổ chức và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt.

- Thực hiện việc giám sát từ xa, tổng hợp phân tích tình hình và kết quả hoạt động của từng tổ chức tín dụng và toàn hệ thống các TCTD.

- Tiến hành các cuộc thanh tra tại chỗ về tổ chức và hoạt động của

Một phần của tài liệu 0344 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra giám sát của chi nhánh NH nhà nước đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w