giám sát ngân hàng
3.1.2.1. Quan điểm về định hướng đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng ở Việt Nam
a. Những vấn đề chung về đổi mới thanh tra, giám sát ngân hàng
Thứ nhất, vị trí pháp lý, tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng được xây dựng trên cơ sở pháp
lý của NHNN.NHNN là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, nhưng NHNN có quyền tự chủ hơn về hoạt động, đặc biệt trong điều hành chính sách tiền tệ và giám sát an toàn hoạt động ngân hàng
Thứ hai, đối mới TTGSNH xuất phát từ lợi ích của toàn bộ hệ thống ngân hàng hướng tới mục tiêu bao trùm là bảo đảm sự an toàn, lành mạnh của hệ thống các TCTD
Thứ ba, đổi mới TTGSNH là một phần không thể tách rời trong chương
trình và lộ trình cải cách NHNN và ngành Ngân hàng nói chung nhằm thực hiện thành công mục tiêu đổi mới và phát triển của NHNN và ngành Ngân hàng .
Thư tư, nguyên tắc đổi mới TTGSNH là toàn diện, đồng thời bảo đảm
phù hợp với thực tiễn Việt Nam và các thông lệ tốt, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng
Thứ năm, kết hợp ưu tiên giải quyết những vấn đề bức xúc có tính ngắn hạn với việc xử lý các vấn đề mang tính dài hạn để đảm bảo quá trình đổi mới hệ thống TTGSNH được diễn ra thường xuyên, liên tục, có tính kế thừa và từng bước tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của TTGSNH
Thứ sáu, đảm bảo không gây ảnh hưởng tới hệ thống ngân hàng và hạn
chế tới mức tổi thiểu tạo ra những tác động tiêu cực, xáo trộn do quá trình cải cách TTNH tạo ra nhằm duy trì sự an toàn và ổn định của hệ thống các TCTD trong mọi tình huống
Thứ bảy, các vấn đề hoàn thiện khung pháp lý về TTGSNH và hoàn thiện các quy định an toàn hoạt động ngân hàng, xây dựng hệ thống thanh tra, giám sát dự trên cơ sở rủi ro, phát triển nguồn nhân lực, đổi mới mô hình tổ chức của TTGSNH là các trụ cột và các giải pháp chủ yếu trong tiến trình cải cách TTGSNH để tạo động lực thúc đẩy quá trình đổi mới TTGSNH
b. Những quan điểm cụ thể về đổi mới thanh tra, giám sát ngân hàng
Trước hết, phải đổi mới công tác tổ chức cán bộ
Đây là nguyên lý mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Công tác tổ chức cán bộ phải đi trước. Đi trước không phải là làm ngay mà trước hết phải có sự chuẩn bị thông qua các hoạt động nghiên cứu cơ bản, xây dựng các dự án đổi mới.
Phải xác định rõ mô hình tổ chức, cơ cấu chức năng, nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của TTGSNH phù hợp với yêu cầu đổi mới
Trong việc chuẩn bị về lực lượng để tiến hành đổi mới thì việc chuẩn bị một lực lượng chuyên gia giỏi về TTGSNH là hết sức quan trọng cần phải đầu tư sớm hơn. Trong công tác quản lý cán bộ, phải đổi mới từ khâu tuyển dụng, cơ chế sử dụng lực lượng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, đánh giá, đào tạo và đào tạo lại. Phải áp dụng những kiến thức quản trị mới để quản lý tốt lực lượng cán bộ, công chức thanh tra. Cán bộ TTGSNH phải chủ động ,hăng hái phát huy tinh thần trách nhiệm và sáng tạo trong đổi mới. Tuy nhiên, để đổi mới được công tác tổ chức, cán bộ của TTGSNH cũng phải sớm có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ đủ tài, đủ sức để thực hiện công tác này
Hai là, đổi mới TTGSNH phải trên cơ sở chương trình, kế hoạch, có chiến lược phát triển rõ ràng. Một kế hoạch đối mới được xây dựng công phu, khả thi, lại xâu chuỗi một cách logic từ mục tiêu phương pháp, nội dung đổi mới cả ngắn, trung và dài hạn, sẽ tiết giảm được những bước trung gian, củng cố lòng tin vào kết quả đổi mới
Mặt khác, ngay trong nội dung của dự án đổi mới cũng phải xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện trong từng thời kỳ, từng giai đoạn tương ứng với từng nội dung đổi mới. Kế tiếp, các nội dung đổi mới phải được thể hiện trong các chương trình, kế hoạch công tác cụ thể của TTGSNH và các đơn vị liên quan.
Ba là , đổi mới TTGSNH cần đồng thời đổi mới nâng cao năng lực tự quản trị điều hành của các TCTD. TTGSNH cần xác định khả năng tự quản trị của các TCTD chính là một cơ sở để đổi mới về tổ chức, hoạt động. TTGSNH đối mới mà năng lực tự quản trị của các TCTD không đổi mới hoặc đổi mới chậm chạp thì rõ ràng đổi mới của TTGSNH không có nền tảng vững chắc.
Bốn là, đổi mới TTGSNH phải trên cơ sở khai thác tốt lợi thế hợp tác quốc tế. Phải thật sự coi trọng nguồn lực hợp tác quốc tế về công nghệ ngân hàng nói chung và công nghệ thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng nói riêng. Chỉ khi thực sự coi trọng thì mới có thể khai thác nó hiệu quả. TTGSNH và các đơn vị liên quan phải chủ động trong vấn đề này thông qua các hoạt động xúc tiến quan hệ, xác định nhu cầu, sản phẩm trợ giúp kỹ thuật và điều tiết tiến độ, cách thức, hình thức thực hiện các dự án, phải gắn kết được các dự án khác nhau vào mục tiêu, kế hoạch đổi mới TTGSNH, tránh chồng chéo, kém hiệu quả.
Năm là, cần đổi mới mạnh mẽ khâu tổ chức thực hiện
Đây là vấn đề Chính phủ đang quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Trong quá trình đổi mới, TTGSNH phải quan tâm, tránh tình trạng có nhiều giải pháp, biện pháp, kế hoạch đổi mới nhưng không có kết quả cụ thể do khâu tổ chức thực hiện yếu. Các biện pháp, các điều kiện để tổ chức thực hiện phải được cụ thể hóa trong các kế hoạch đổi mới, trong từng nội dung đổi mới , tránh tình trạng chung chung. Các biện pháp thực hiện phải giải quyết được cơ bản và triệt để những vấn đề đặt ra trong các nội dung cần đổi mới, phải xác định rõ trách nhiệm cụ thể của từng đơn vị, từng các nhân, kể cả trách nhiệm giám sát, theo dõi quá trình tổ chức thực hiện
3.1.2.2. Định hướng đổi mới và phát triển nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
thanh tra, giám sát ngân hàng
Tại Thông báo kết luận số 191-TB/TW của Bộ Chính trị về mục tiêu, giải pháp phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010, định hướng đến năm
2020 đã nêu định hướng phát triển hệ thanh tra ngân hàng như sau: nghiên cứu hệ thống thanh tra trực thuộc NHNN, về lâu dài có thể trực thuộc Chính phủ để làm nhiệm vụ thanh tra cho cả lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, chứng khoán và hoạt động tín dụng.
Thực hiện Đề án phát triển ngành ngân hàng đã được phê duyệt, trong lộ trình xây dựng NHNN Việt Nam thành một NHTW hiện đại, ngày 27/5/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN Việt Nam.
Theo Quyết định này, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đã được thành lập với vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức mới như đã đề cập ở Chương 1.
Việc thành lập Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN trên cơ sở bộ máy Thanh tra NHNN hiện nay đã đi đúng định hướng để tăng cường tính độc lập, thống nhất cũng như tính hiệu quả của hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng tại Việt Nam. Giúp thanh tra, giám sát ngân hàng có đủ quyền lực cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giám sát an toàn hệ thống và việc chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong hoạt động của các TCTD; hoàn thiện các điều kiện tiên quyết cho một hệ thống giám sát ngân hàng có hiệu quả theo 25 nguyên tắc cơ bản của ủy ban Basel.
Tuy nhiên trước xu hướng hội nhập và phát triển của các TCTD, để phù hợp với thông lệ quốc tế, hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ được tiếp tục hoàn thiện và đổi mới, từng bước tạo tiền đề để xây dựng được Cơ quan Giám sát tài chính hợp nhất, có vị thế và vai trò cao hơn trong việc thực hiện chức năng giám sát an toàn toàn bộ hoạt động tài chính, bao gồm ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm.
Trong những năm tới đây, cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ được hoàn thiệm theo mô hình của thanh tra trên cơ sở rủi ro. Trên thế giới, từ những năm 90 của thế kỷ XX, phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro đã trở thành một thông lệ tốt nhất trên thế giới đối với các có quan thanh tra, giám sát tài chính. Tại Việt Nam, tháng 11/2009 Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đã xây dựng và ban hành: “Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro” phiên bản 1 đã chỉ ra 7 loại rủi ro cơ bản chi phối hoạt động của các TCTD (trong đó có rủi ro tuân thủ) và xây dựng quy trình thanh tra sáu bước trên cơ sở rủi ro; tại Điều 51 Luật NHNN cũng quy định “Kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng”. Để phù hợp với phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro, đảm bảo tính khoa học và chuyên sâu trong tổ chức Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ được cơ cấu theo các khối rủi ro.
Đơn vị Thanh tra, giám sát ngân hàng tại các NHNN Chi nhánh sẽ được tách ra độc lập với NHNN Chi nhánh và chịu sự quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn về công tác tổ chức, cán bộ và chuyên môn nghiệp vụ của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Hoạt động giám sát các Ngân hàng sẽ được thực hiện tập trung tại Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, đơn vị Thanh tra, giám sát Chi nhánh không thực hiện GSTX đối với các ngân hàng mà chỉ thực hiện hoạt động GSTX hệ thống QCS trên địa bàn và thực hiện thanh tra tại chỗ hợp nhất các TCTD theo kế hoạch của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đã được Thống đốc phê duyệt và thanh tra đột xuất theo sự chỉ đạo của Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng.
Từ việc phân tích xu hướng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam nói chung, của hệ thống TCTD nói riêng cùng những định hướng đổi mới của hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng Việt Nam ta nhận thấy rằng: xu thế
toàn cầu hóa và hội nhập trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ngân hàng cùng sự phát triển của hệ thống TCTD trong nước đòi hỏi hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng ở nước ta phải đổi mới cả về tổ chức bộ máy lẫn nội dung nghiệp vụ, phương pháp và cơ chế điều hành. Mục tiêu đổi mới cho đến năm 2010 đã cơ bản hoàn thành, mục tiêu sau năm 2010 đang được tiếp tục triển khai thực hiện sẽ tiếp tục hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng theo hướng hiệu quả và phù hợp với chuẩn mực, thông lệ quốc tế.