Hiệu quả hoạt động thanh tra,giám sát ngân hàng

Một phần của tài liệu 0344 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra giám sát của chi nhánh NH nhà nước đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 36)

1.3.4.1. Quan niệm về hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng a- Quan niệm chung về hiệu quả

Trong từ điển Tiếng Việt có ghi ” Hiệu quả là kết quả như ý muốn của việc làm mang lại. Đây là quan niệm chung nhất và rộng nhất về hiệu quả.

Trong thực tế, chưa có một nhà nghiên cứu hay một cuốn sách định nghĩa một cách rõ ràng và chính xác được hiệu quả về mộtcông việc nào đó. Người ta thường nói rằng: ta làm một việc có hiệu quả hay kém hiệu quả mà thôi.

Thông thường, một hoạt động được coi là hiệu quả nếu nó đảm bảo được 2 điều kiện sau:

(1)Kết quả công việc đạt được mục tiêu đề ra; ( 2)Tiết kiệm chi phí.

Từ những vấn đề nêu trên có thể hiểu “Hiệu quả tthanh tra giám sát ngân hàng là kết quả của công tác thanh tra giám sát đạt được như mong muốn, đúng với yêu cầu về công tác thanh tra giám sát đã được chuẩn hóa và tiết kiệm được chi phí theo yêu cầu của đơn vị “.

b- Các tiêu chí đánh giá hiệu quả TTGSNH

* Tiêu chí định luợng

Đó là những tiêu chí có thể lượng hóa được một cách cụ thể và có thể so sánh ở các thời điểm khác nhau. Trong hoạt động TTGSNH, những tiêu chí định lượng được thể hiện gồm:

- Số lượng cuộc thanh tra đã định và được thực hiện; - Những đoàn thanh tra đã tiến hành trong năm;

- Những sai phạm đã được hát hiện trong quá trình thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa;

- Những yêu cầu hoặc kiến nghị của cơ quan TTGSNH đã được các TCTD khắc phục, chỉnh sửa;

- Những kiến nghị lên cấp trên được xem xét giải quyết sau mỗi cuộc thanh tra hoặc định kỳ...

* Tiêu chí định tính

Đó là những nội dung công việc trong quá trình thanh tra giám sát mà không thể tính toán được và cũng khó xác định được hiệu quả cụ thể mà phải kết hợp với tiêu chí về định lượng, đó có thể là:

- Việc thực hiện quy trình thanh tra giám sát;

- Việc bố trí mô hình tổ chức của cơ quan TTGSNH có phù hợp hay chưa phù hợp.?

- Việc kết hợp giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ;

1.3.4.2. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thanh tra,

giám sát ngân hàng a- Nhân tố chủ quan

(1) Quan điểm định hướng cho hoạt động thanh tra.

Mục tiêu của hoạt động thanh tra là rõ ràng. Tuy nhiên, trên thực tế quan điểm định hướng cho hoạt động thanh tra trong các thời kỳ khác nhau có thể khác nhau. Điều này đôi khi có thể làm giảm hiệu quả thực sự của hoạt động thanh tra.

(2) Điều kiện hoạt động.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động thanh tra cũng như cơ chế đãi ngộ đối với thanh tra viên có tác động trực tiếp tới hiệu quả hoạt động thanh tra.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị lạc hậu, không đồng bộ sẽ cản trở quá trình thu thập và xử lý thông tin. Thông tin về NHTM có thể cập nhật không đầy đủ và thiếu chính xác dẫn đến việc phân bổ nguồn lực thanh tra không

hợp lý. Bên cạnh đó, cơ chế đãi ngộ, bao gồm đãi ngộ vật chất, đãi ngộ về sử dụng và cơ chế đảm bảo an toàn cho thanh tra viên cũng tác động không nhỏ tới hiệu quả hoạt động thanh tra. Một cơ chế thích đáng sẽ có tác dụng phát huy hết năng lực cá nhân, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc của thanh tra viên.

(3) Nguồn nhân lực.

Một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thanh tra là nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động này. Chỉ với một đội ngũ thanh tra viên có trình độ chuyên môn, đáp ứng được các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp mới đảm bảo các nội dung thanh tra đề ra được thực hiện đầy đủ và phản ánh đúng thực trạng, điều kiện hoạt động của từng ngân hàng và hệ thống ngân hàng. b- Nhân tố khách quan

(1) Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật.

Mọi hoạt động thanh tra đều được dựa trên một khuôn khổ pháp luật nhất định, bao gồm các luật điều chỉnh hoạt động thanh tra nói chung, hoạt động thanh tra ngân hàng nói riêng; hoạt động ngân hàng và các hoạt động có liên quan. Hệ thống chính sách này do các cơ quan lập pháp, các cơ quan có thẩm quyền khác và chính cơ quan thanh tra ngân hàng ban hành.

Một khuôn khổ pháp lý đầy đủ, rõ ràng và phù hợp với thực tiễn sẽ tạo tiền đề và là công cụ sắc bén của hoạt động thanh tra. Ngược lại, với một hệ thống luật và quy chế thiếu đồng bộ, không rõ ràng và không phù hợp với thực tiễn sẽ gây ra sự lãng phí nguồn lực thanh tra, làm giảm hiệu quả công tác thanh tra.

(2) Chính sách kinh tế vĩ mô

Chính sách kinh tế vĩ mô lành mạnh phải là cơ sở cho một hệ thống tài chính ổn định. Nếu các chính sách kinh tế vĩ mô thiếu lành mạnh, không phù hợp với điều kiện thực tiễn hoạt động của nền kinh tế và mang tính áp đặt,

hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ phải đối diện với một hệ thống công việc không thích hợp với thực tế và đôi khi kết quả hoạt động thanh tra bị méo mó.

(3) Kỷ luật thị trường có hiệu quả.

Một trật tự thị trường có hiệu quả phụ thuộc vào dòng thông tin đầy đủ cho người tham gia vào thị trường, những khích lệ về tài chính thích hợp để tôn vinh các định chế quản lý tốt và cung cấp một sự đảm bảo rằng các nhà đầu tư không bị cô lập khỏi những hậu quả từ những quyết định của họ. Một trật tự thị trường có hiệu quả sẽ góp phần vào sự ổn định tài chính, và do đó, nó vừa là những nền tảng không thể thiếu cho hoạt động thanh tra, vừa tạo điều kiện cho hoạt động thanh tra được diễn ra thuận lợi và có hiệu quả hơn.

(4) Sự độc lập của thanh tra ngân hàng.

Với chức năng thanh tra hoạt động của các NHTM, cơ quan thanh tra phải thực sự chủ động và độc lập trong việc phân bổ các nguồn lực thanh tra, trong quá trình ra các quyết định và thực hiện các hành động ứng xử đối với ngân hàng khi cần thiết.

Trường hợp cơ quan thanh tra không thể độc lập trong các hoạt động của mình, đặc biệt khi chịu các áp lực về mặt chính trị, hoạt động thanh tra sẽ chỉ mang tính hình thức và không thể đảm bảo thực hiện các mục tiêu của nó.

(5) Sự phát triển của các NHTM.

Trình độ phát triển và điều kiện hiện tại của các NHTM tác động tới hiệu quả của hoạt động thanh tra. Một hệ thống ngân hàng phát triển lành mạnh xét về cả quy mô hoạt động, quy mô vốn, trình độ công nghệ, trình độ quản lý, năng lực tài chính sẽ làm giảm đáng kể chi phí cho hoạt động thanh tra. Ngược lại, hệ thống ngân hàng với năng lực cạnh tranh yếu và thiếu sẽ đòi hỏi một nguồn lực thanh tra lớn.

Kiểm soát nội bộ là xem xét, đối chiếu và đánh giá tính tuân thủ của các hoạt động, nghiệp vụ, quyết định, chính sách, v.v so với luật và các qui định của cơ quan quản lý nhà nước. Tại các NHTM, kiểm soát nội bộ là tổng thể hệ thống các văn bản và các qui định về ngân hàng, các cơ chế kiểm soát được cài đặt trong tất cả các nghiệp vụ thuộc hệ điều hành của ngân hàng, hệ thống thông tin báo cáo. Cơ chế kiểm soát nội bộ được thiết lập do nhu cầu kiểm soát các hoạt động quản lý, điều hành, tác nghiệp và đảm bảo tính tuân thủ nhằm hạn chế và kiểm soát những rủi ro có thể phát sinh trong qui trình nghiệp vụ và hoạt động của ngân hàng. Một hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp là nhân tố quan trọng đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng an toàn và hiệu quả.

Như vậy giữa mục tiêu của kiểm soát nội bộ và mục tiêu của hoạt động thanh tra có những điểm chung, đó là nhằm phòng ngừa, phát hiện và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất là kiểm soát nội bộ NHTM chỉ phục vụ lợi ích của bản thân ngân hàng; trong khi hoạt động thanh tra lại quan tâm tới lợi ích của hệ thống ngân hàng và trên hết là của nền kinh tế. Chính vì vậy, trong quá trình giám sát, NHTW luôn chú ý đặc biệt đến hoạt động kiểm soát nội bộ cũng như sử dụng hoạt động này như một kênh thông tin quan trọng hỗ trợ cho hoạt động thanh tra. Một mặt, NHTW đưa ra yêu cầu tối thiểu mà kiểm soát nội bộ phải đáp ứng, mặt khác tạo ra động lực khuyến khích các NHTM hướng tới việc áp dụng những chuẩn mực cao hơn trong hoạt động kiểm soát. Qua đó, NHTW sử dụng kiểm soát nội bộ NHTM như một căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ rủi ro và năng lực quản trị rủi ro của NHTM đồng thời là căn cứ để tiến hành phân bổ nguồn lực thanh tra.

(7) Kiểm toán độc lập

NHTM có thể chủ động lựa chọn cơ quan kiểm toán để phục vụ cho những nhu cầu nhất định như mục tiêu tăng vốn, mở rộng hoạt động hay để tăng niềm tin của công chúng, của đối tác hoặc đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý.

NHTW sử dụng kiểm toán độc lập như là một nguồn thông tin tham chiếu cho hoạt động thanh tra. Cơ quan thanh tra có thể sử dụng một số kết quả kiểm toán của cơ quan kiểm toán như kết quả báo cáo tài chính, công tác hạch toán, kế toán...để bổ sung căn cứ cho việc định hướng hoạt động thanh tra NHTM.

Một phần của tài liệu 0344 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra giám sát của chi nhánh NH nhà nước đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w