Nhóm giải pháp về tổ chức

Một phần của tài liệu 0344 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra giám sát của chi nhánh NH nhà nước đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 90 - 94)

3.2.2.1. Chú trọng nguồn nhân lực thanh tra giám sát

Trong mọi lĩnh vực, công tác tổ chức và cán bộ luôn là yếu tố then chốt và giữ vai trò quyết định cho sự thành bại của lĩnh vực đó. Đối với công tác thanh tra của NHNN cũng vậy. Trong thời gian qua, công tác tổ chức cán bộ của Thanh tra NHNN đã có nhiều đổi mới và chuyển biến tích cực về bố trí hệ thống tổ chức bộ máy cũng snhư trong công tác đào tạo và đào tạo lại, nhưng

so với yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới thì vẫn phải tiếp tục nghiên cứu và đổi mới. Việc đổi mới phải nhất quán theo phương châm vận dụng sáng tạo theo mô hình tiên tiến trên thế giới, phù hợp với đặc điểm cụ thể ở nước ta, đảm bảo được tính hiện thực và phải tính đến lâu dài, đón đầu và xu hướng tất yếu khách quan, có như vậy quá trình đổi mới thực sự biện chứng và khoa học.

Trong những năm trước mắt, đổi mới tổ chức cán bộ của Thanh tra , giám sát chi nhánh nên theo hướng kiện toàn và củng cố mô hình tổ chức hiện tại. Cần tập trung tăng cường những cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm công tác ngân hàng và có phẩm chất đạo đức để nâng cao cả số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra. Mặt khác, do yêu cầu công tác, cần nâng cao trình độ chuyên môn (đặc biệt là các kiến thức mới), ngoại ngữ, vi

tính, chính trị... để phục vụ Hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới.

Ngân hàng Nhà nước cần có quy chế điều động cán bộ trong ngành ngân hàng, qua đó có thể lựa chọn được những cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, kinh nghiệm hoạt động ngân hàng về Ngân hàng Nhà nước nói chung và thanh tra ngân hàng nói riêng. Mặt khác, những cán bộ không phù hợp với hoạt động quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng của NHNN phải được kiên quyết xử lý, bố trí công việc phù hợp với năng lực và trình độ.

Để đạt được các mục tiêu trên, vấn đề đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực là hết sức cần thiết. Thanh tra, giám sát ngân hàng cần được đào tạo, cập nhật về phương pháp thanh tra, giám sát và các chuẩn mực quốc tế về Thanh tra,giám sát cũng như phải có sự hiểu biết sâu sắc về nghiệp vụ và các công cụ ngân hàng hiện đại ... Đặc biệt lưu ý đến phương pháp đào tạo thanh tra viên trong công việc (on work), chẳng hạn như thanh tra viên NHNN tham gia trực tiếp các đoàn thanh tra tại các TCTD ở nước ngoài để tiếp thu trực tiếp phương pháp thanh tra, cách làm việc, các tiêu chuẩn đánh giá các TCTD ... tiên tiến của họ.

- Trước mắt, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ thanh tra, giám sát cần tập trung vào một số nghiệp vụ sau:

+ Bồi dưỡng cán bộ đã có kinh nghiệm, thâm niên công tác về công tác thanh tra,giám sát các kiến thức cần thiết như quản lý nhà nước, trung cấp lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học... để đủ tiêu chuẩn đề nghị bổ nhiệm thanh tra viên.

+ Đào tạo đội ngũ thanh tra viên làm trưởng đoàn thanh tra về trình tự, các bước thanh tra, phương pháp thu thập và phân tích, xử lý thông tin, phương pháp tập hợp và trình tự giải quyết vấn đề của một cuộc thanh tra.

+ Đào tạo lại về quy trình thanh tra tại chỗ cho cán bộ, thanh tra viên.

+ Đào tạo phương pháp, kỹ năng chạy và phân tích giám sát từ xa cho những cán bộ, thanh tra viên làm nhiệm vụ giám sát.

+ Đào tạo hoặc bổ sung thêm cán bộ thanh tra có trình độ cử nhân luật để tư vấn về các vấn đề pháp lý trong hoạt động ngân hàng; (i) Đào tạo hoặc bổ sung cán bộ thanh tra có trình độ kỹ sư tin học để hỗ trợ công tác thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa; (ii) Việc đào tạo lại phải kết hợp mạnh dạn sàng lọc, nâng cao chất lượng cán bộ thanh tra để tạo ra một đội ngũ cán bộ thanh tra thực sự mạnh. Trong quá trình hoạt động, những người không đủ điều kiện về phẩm chất, năng lực hoặc những người không đáp ứng được các điều kiện, yêu cầu của thời kỳ mới phải mạnh dạn đưa ra khỏi lĩnh vực hoạt động thanh tra. Hơn nữa, việc đào tạo phải gắn liền với tự đào tạo và nghiên cứu khoa học. Cán bộ vừa học, vừa làm vận dụng các kiến thức đã được học vào thực tiễn và phát hiện những bất hợp lý, những vấn đề bất cập nảy sinh và có biện pháp xử lý kịp thời.

- Theo xu hướng chung, quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ thanh tra sẽ được nâng cao, vì vậy đạo đức nghề nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm các hoạt động tác nghiệp và hành vi ứng xử của cán bộ thanh tra ngân hàng công tâm, không thiên vị, đúng pháp luật. Có lẽ cần phải xây dựng bộ qui tắc về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thanh tra ngân hàng.

3.2.2.2. Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành hoạt động thanh tra, giám sát

Tổ chức thanh tra chi nhánh đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Chánh Thanh tra Nhà nước. Bên cạnh đó, theo quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNN tỉnh,thanh tra, giám sát chi nhánh nằm trong cơ cấu của NHNN tỉnh mà người lãnh đạo cao nhất là Giám đốc NHNN tỉnh . Như vậy, để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ công tác thanh tra cần phải chỉ đạo điều hành tổ chức thanh tra chi nhánh NHNN thành phố theo cơ chế sau:

- Giám đốc chỉ đạo công tác thanh tra thông qua Chánh Thanh tra, Chánh Thanh tra điều hành thông qua các Phó Chánh Thanh tra phụ trách các khối. Các Phó Chánh thanh tra điều hành trực tiếp thanh tra viên và cán bộ thanh tra. Thanh tra viên giúp việc cho Phó Chánh Thanh tra, điều hành trực tiếp; Phó Chánh Thanh tra tham mưu cho Chánh Thanh tra; Chánh thanh tra tổng hợp tình hình và chịu trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc. Cơ chế chỉ đạo điều hành và tham mưu như trên nhằm đảm bảo tính tập trung thống nhất và phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, đồng thời phát huy tính dân chủ, sáng tạo của các cá nhân trong việc tham mưu, đề xuất. Cơ chế này được vận hành thường xuyên, trừ các trường hợp bất thường và đột xuất.

- Chánh Thanh tra Chi nhánh điều hành công tác thanh tra trên cơ sở chương trình thanh tra hàng năm, trong đó có chia ra kế hoạch hàng quý. Chương trình này được xây dựng trên cơ sở chương trình, kế hoạch thanh tra do Chánh Thanh tra NHNN xây dựng và chương trình công tác của Ban lãnh đạo chi nhánh NHNN Tỉnh. Định kỳ hàng quý sơ kết, rút kinh nghiệm và báo cáo bằng văn bản cho Giám đốc Chi nhánh và Chánh Thanh tra NHNN để có biện pháp chỉ đạo kịp thời và sâu sát.

Do tính chất đặc thù của công việc, các cán bộ, thanh tra viên thực hiện công tác thanh tra tại chỗ là công tác động, đến kỳ thanh tra, các các bộ, thanh tra viên thường xuyên làm việc tại đơn vị được thanh tra, trong khi đó công

tác giám sát từ xa yêu cầu cán bộ phải làm việc tại cơ quan thanh tra giám sát chi nhánh. Do đó, để chuyên môn hóa và tạo điều kiện làm việc có hiệu quả nhất, lãnh đạo NHNN, lãnh đạo TTGS chi nhánh có thể bố trí cán bộ phụ trách công việc thanh tra tại chỗ và cán bộ phụ trách nhiệm vụ giám sát từ xa riêng.

Một phần của tài liệu 0344 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra giám sát của chi nhánh NH nhà nước đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w