Phân biệt nghiệp vụbảo lãnh và nghiệp vụ tíndụng

Một phần của tài liệu 0328 giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ bảo lãnh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 34)

1.2.5.1. Sự giống nhau giữa nghiệp vụ bảo lãnh và nghiệp vụ tín dụng

Để nhìn ra sự giống nhau giữa nghiệp vụ bảo lãnh và nghiệp vụ tín dụng, trước tiên ta cần nắm lại khái niệm chính xác của hai nghiệp vụ này.

- Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng:

Bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình.

- Nghiệp vụ tí n dụng ngân hàng:

T ín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa Ngân hàng (TCTD) với bên đi vay (là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế) trong đó Ngân hàng (TCTD) chuyển giao tài sản cho bên đi vay s dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng (TCTD) khi đến hạn thanh toán.Xuất phát từ

đặc trưng của hoạt động ngân hàng là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ nên tài sản giao dịch trong tín dụng ngân hàng chủ yếu là dưới hình thức tiền tệ.

- Điểm giống nhau giữa bảo lãnh ngân hàng và tín dụng ngân hàng: + Điểm khác nhau cơ bản: Độ rủi ro trong hai nghiệp vụ là như nhau, do việc thẩm định hồ s ơ cho vay và hồ s ơ bảo lãnh có quy trình giống nhau:

• Thẩm định mục đích vay vốn (mục đích bảo lãnh)

• Thẩm định phương án kinh doanh khi cho vay (khi phát hành bảo lãnh): khả năng trả nợ, kế hoạch nguồn vốn ... của khách hàng.

• Thẩm định tài sản bảo đảm (trong nghiệp vụ bảo lãnh TSBĐ ngoài động sản và bất động sản có thể là tiền ký quỹ hoặc các chứng chỉ tiền gửi)

• Quản lý tiền vay và bảo lãnh thông qua các nghiệp vụ: kiểm tra, giám sát, đôn đốc ...

+ Mục đích: bảo lãnh ngân hàng và tín dụng ngân hàng đề nhằm đến mục đí ch giúp cho giao dịch kinh tế giữa các bên được diễn ra thành công.

+ Bảo lãnh và tín dụng đều cần phải có các hình thức bảo đảm an toàn từ phí a khách hàng, nhằm giảm thiểu tối đa mức độ rủi ro cho Ngân hàng.

+ Cả hai nghiệp vụ bảo lãnh và tín dụng đều mang lại nguồn thu cho ngân hàng từ phí bảo lãnh hay lãi cho vay, đồng thời luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định.

+ Để có thể sử dụng dịch vụ bảo lãnh ngân hàng hay tín dụng ngân hàng,

các khách hàng đều cần phải có một nguồn bảo đảm cho việc s dụng dịch vụ của

mình, đây cũng là cách thức ngân hàng giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.

+ Trong cả hai nghiệp vụ, khi rủi ro xảy ra, tổn thất của ngân hàng sẽ là việc mất vốn, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh.

+ Nghiệp vụ bảo lãnh sẽ trở thành nghiệp vụ cho vay trong tín dụng khi bên được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ của mình và Ngân hàng là chủ thể thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh đối với bên bảo lãnh .

Ngân hàng sẽ dung vốn của mình, để thực hiện nghĩa vụ kinh tế thay cho bên được bảo lãnh. Khi này, nghiệp vụ bảo lãnh sẽ trở thành nghiệp vụ cho vay, bên được bảo lãnh phải nhận nợ bắt buộc đối với ngân hàng.

1.2.5.2. Sự khác nhau giữa nghiệp vụ bảo lãnh và nghiệp vụ tín dụng

Nghiệp vụ bảo lãnh là một phần của nghiệp vụ tín dụng.Như đã nói ở trên,

bảo lãnh và tín dụng đều là cầu nối giúp các doanh nghiệp thực hiện các giao kết

kinh tế một cách thuận lợi mà không phải sử dụng đến đồng vốn của mình. - Điểm khác nhau c ơ bản giữa hai nghiệp vụ là nghiệp vụ tín dụng cho vay hạch toán nội bảng toàn bộ gốc và lãi, nghiệp vụ bảo lãnh khi phát hành bảo lãnh sẽ hạch toán ngoại bảng đối với số tiền bảo lãnh, chỉ khi nào khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ của mình và ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thay khách hàng thì khi đó mới hạch toán nội bảng.

- Khác nhau tiếp theo giữa bảo lãnh và tín dụng cho vay đó là tín dụng ngân hàng cho phép chủ thể kinh tế (người vay) sử dụng nguồn vốn của mình để

thực hiện các giao dịch kinh tế, còn bảo lãnh ngân hàng là việc ngân hàng sử dụng uy t n của mình để bảo đảm cho các giao kết kinh tế của các chủ thể được

diễn ra thuận lợi. Ngân hàng chỉ sử dụng uy tín của mình chứ chưa phải sử dụng

đến vốn của mình như đối với nghiệp vụ cho vay trong t n dụng ngân hàng. - Khác nhau thứ ba là ở nghĩa vụ của Ngân hàng, đối với bảo lãnh, nghĩa vụ của Ngân hàng sau khi phát hành bảo lãnh là cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh nếu bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Đối với tín dụng cho vay, sau khi ký hợp đồng cấp tín dụng thì Ngân hàng phải thực hiện ngay nghĩa vụ của mình với khách hàng, giao quyền sử dụng vốn vay cho khách hàng, đôn đốc khách hàng thực hiện đúng cam kết và trả nợ đúng hạn.

1.2.5.3. Mối quan hệ giữa nghiệp vụ bảo lãnh và nghiệp vụ tín dụng

nghiệp vụ tín dụng về bản chất là một. Khi ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho khách hàng thì nghiệp vụ bảo lãnh trở thành nghiệp vụ tín dụng nhưng mang tính chất tín dụng bắt buộc.

Hiện nay, các NHTM hạch toán phí bảo lãnh là phần thu trong mảng sản phẩm dịch vụ là không đúng bản chất tín dụng của bảo lãnh, phí bảo lãnh phải được hạch toán và xem xét như một sản phẩm tín dụng chứ không phải là thu nhập dịch vụ như các ngân hàng đang nhận định hiện nay.

1.3. HIỆU QUẢ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG1.3.1. Hiệu quả nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng

Một phần của tài liệu 0328 giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ bảo lãnh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w