1.3.1.1. Khái niệm
Một số khái niệm về hiệu quả trong hoạt động kinh doanh:
- Hiệu quả kinh doanh chính là phần chênh lệch tuyệt đối giữa kết quả thu
được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Quan điểm này đã gắn kết được kết
quả thu được với chi phí bỏ ra, coi hiệu quả kinh doanh là sự phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn lực (các chi phí). Tuy nhiên, kết quả và chi phí là những đại lượng
luôn vận động vì vậy quan điểm này còn bộc lộ nhiều hạn chế do chưa biểu hiện
được mối tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chi phí .
- Hiệu quả kinh doanh là đại lượng được đo bằng thương số giữa phần tăng thêm của kết quả thu được với phần tăng thêm của chi phí. Theo quan điểm này, hiệu quả kinh doanh được xem xét thông qua các chi tiêu tương đối. Khắc phục được hạn chế của các quan điểm trước đó, quan điểm này đã phán ánh mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, phản ánh sự vận động của kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh, đặc biệt phản ánh được sự tiến bộ của hoạt động kinh doanh trong kỳ thực hiện so với các kỳ trước đó. Tuy vậy, nhược điểm lớn nhất của định nghĩa này là doanh nghiệp không đánh giá được hiệu quả kinh doanh trong kỳ thực hiện do không xét đến mức độ tuyệt đối của kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh. Theo đó,
phần tăng của doanh thu có thể lớn hơn rất nhiều so với phần tăng của chi phí nhưng chưa thể kết luận rằng doanh nghiệp thu được lợi nhuận.
- Hiệu quả kinh doanh phải phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh. Quan điểm này đã chú ý đến sự vận động của kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh, mối quan hệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó. Mặc dù vậy, tác giả đưa ra quan điểm này chưa chỉ ra hiệu quả kinh doanh được đánh giá thông qua chỉ tiêu tuyệt đối hay tương đối.
Mỗi quan điểm về hiệu quả kinh doanh đều chứa đựng những ưu nhược điểm và chưa hoàn chỉnh. Qua các quan điểm trên, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa đầy đủ về hiệu quả kinh doanh như sau:
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và của ngân hàng nói riêng là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong hoạt động kinh doanh; trình độ tổ chức, quản lý để thực hiện ở mức độ cao nhất các mục tiêu kinh tế - xã hội với mức chi phí thấp nhất.
Hiệu quả hoạt động bảo lãnh được thể hiện qua hai khía cạnh, theo chiều rộng và theo chiều sâu.
- Hiệu quả bảo lãnh đánh giá theo chiều rộng: là việc đánh giá phạm vi thị trường, phạm vi đối tượng khách hàng mà ngân hàng đã cung cấp dịch vụ bảo lãnh.
+ Phạm vi hoạt động bảo lãnh theo thị trường: là việc ngân hàng cung cấp bảo lãnh cho một số loại hình kinh doanh cụ thể, giúp khách hàng thuận lợi trong việc cung cấp hồ s và giao dịch với ngân hàng, qua đó làm tăng lượng khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh, đồng thời kéo theo yêu cầu mở rộng thị trường cho hoạt động bảo lãnh. Để làm được điều này yêu càu phải có thời gian để tiếp cận, nghiên cứu và th ch ứng với thị trường mới.
+ Phạm vi hoạt động bảo lãnh theo đối tượng khách hàng: là việc đánh giá
hiệu quả hoạt động bảo lãnh thong qua lượng khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng. Có thể nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh thong qua việc khuyến khích, kích thích các nhóm khách hàng của đối thủ cạnh tranh chuyển sang sử dụng dịch vụ của ngân hàng mình. Hoặc bên cạnh các đối tượng khách hàng truyền thống thì mở rộng đối tượng khách hàng khác trên thị trường.
- Hiệu quả bảo lãnh đánh giá theo chiều sâu: là việc đánh giá hiệu quả hoạt động bảo lãnh của ngân hàng trên thị trường hiện có, với nhóm đối tượng khách hàng hiện có. Việc đánh giá theo chiều sâu chủ yếu thong qua việc đa dạng hóa sản phẩm và chất lượng dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng.
Việc đa dạng hóa các hình thức, phương thức bảo lãnh một mặt giúp cho ngân hàng có them nhiều sản phẩm dịch vụ để phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của khách hàng, mặt khác giúp cho ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao thu nhập, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của mình.
Có thể đa dạng hóa hoạt động bảo lãnh ngân hàng theo các hướng:
+ Phát triển dịch vụ mới trên cơ sở hoàn thiện các dịch vụ hiện có về nội dung và hình thức.
+ Phát triển dịch vụ mới tương đối (mới đối với ngân hàng này nhưng có thể không mới với ngân hàng khác), đa dạng hóa theo hướng này có thể tiết kiệm chi ph nghiên cứu dịch vụ.
+ Phát triển dịch vụ mới tuyệt đối (hoàn toàn mới mẻ với các ngân hàng và cả thị trường), đa dạng hóa theo hướng này thường chi ph nghiên cứu cao và rủi ro cũng lớn.
1.3.1.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động bảo lãnh ngân hàng
❖Chỉ tiêu định lượng:
- Số dư bảo lãnh:
Số dư bảo lãnh là tổng giá trị csac khoản bảo lãnh của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Đây là chỉ tiêu mang tính thời điểm , sự gia tăng
hoặc sụt giảm của chỉ tiêu này cho thấy sự gia tăng hoặc sụt giảm cuart hoạt động bảo lãnh ngân hàng so với thời điểm so sánh.
- Doanh sổ bảo lãnh:
Doanh số bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh phát sinh trong một thời kỳ nhất định. Đây là chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động bảo lãnh của ngân hàng trong một thời k nhất định.
- Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh:
Doanh thu của hoạt động bảo lãnh là một trong các chỉ tiêu quan trọng trong doanh thu từ các sản phẩm tín dụng của ngân hàng và có tính chất đánh giá bao trùm hơn cả trong các chỉ tiêu định lượng. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động bảo lãnh. Nguồn thu này chính là khoản phí mà bên được bảo lãnh phải trả cho ngân hàng khi s dụng dịch vụ bảo lãnh mà ngân hàng cung cấp. Bên cạnh việc phản ánh tình hình hoạt động bảo lãnh, chỉ tiêu này còn phản ánh chính sách phí của ngân hàng.
Tuy nhiên, để đánh giá được toàn diện, ngoài các số liệu tuyệt đối còn phải xem xét doanh thu bảo lãnh trong mối quan hệ tương quan với doanh thu từ các hoạt động khác của ngân hàng. Cụ thể:
Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động Doanh thu từ hoạt động bảolãnh
bảo lãnh trong tổng doanh thu =--- x 100%
từ hoạt động tín dụng (%) Tổng Doanh thu từ hoạt động tín dụng
Chỉ tiêu này thể hiện vị tr của hoạt động bảo lãnh trong toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tỷ trọng này càng lớn càng chứng tỏ tầm quan trọng của bảo lãnh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Tỷ trọng doanh thu Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh
từ hoạt động bảo lãnh =--- x 1
00%
Các chỉ tiêu này thể hiện vị trí của hoạt động bảo lãnh trong toàn bộ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Dư nợ do ngân hàng thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh:
Khi bảo lãnh đến hạn, bên nhận bảo lãnh phải nhận được đầy đủ số tiền bảo lãnh từ bên được bảo lãnh hoặc bên được bảo lãnh đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình với bên nhận bảo lãnh. Trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ của mình, ngân hàng thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, khi đó bảo lãnh chuyển thành cho vay bắt buộc. Đối với các khoản bảo lãnh ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thay khách hàng thì rủi ro là đã xảy ra. Ngân hàng cần phải chú ý kiểm soát chỉ tiêu này bởi dư nợ do thực hiện nghĩa vụ thay khách hàng gia tăng cho thấy chất lượng công tác thẩm định trong hoạt động bảo lãnh đã bị giảm sút, kéo theo nguy c ơ rủi ro và tổn thất cho ngân hàng là rất cao.
Dư nợ do trả thay khách hàng
Tỷ lệ dư nợ do trả thay =--- x 100%
khách hàng (%) Tổng dư nợ bảo lãnh
Tỷ lệ này càng thấp cho thấy hoạt động bảo lãnh của ngân hàng có chất lượng và ổn định.
❖ Chỉ tiêu định tính:
- Hiệu quả xã hội đổi với khách hàng:
+ Hỗ trợ về vốn cho các thành phần kinh tế mà ngân hàng không phải sử dụng vốn bằng tiền mặt.
+ Từ đó hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
- Hiệu quả đổi vớ ngân hàng bảo lãnh:
+ Đa dạng hóa hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm (mở rộng vào phát triển sản phẩm, sản phẩm bán chéo).
+ Tạo nguồn tăng thu nhập mà không phải đầu tư vốn bằng tài sản hoặc tiền mặt.
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng
Hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh ngân hàng nói riêng chịu tác động của rất nhiều yếu tố. Các nhân tố này tác động vào nhiều khía cạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động bảo lãnh cũng như hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.3.2.1. Nhân tổ khách quan - Nhân tổ môi trường:
+ Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế tác động lớn đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng theo cả hướng t ích cực và hướng tiêu cực. Môi trường kinh tế ổn định, phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó có hoạt động bảo lãnh. Nền kinh tế lành mạnh, các chủ thể tham gia nền kinh tế ấy sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, từ đó thúc đẩy hoạt động bảo lãnh, nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh. Ngược lại, nền kinh tế suy thoái, lạm phát cao khiến các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, kéo theo các rủi ro cho ngân hàng, trong đó có cả rủi ro trong hoạt động bảo lãnh.
+ Môi trường pháp lý:
Pháp luật tạo hành trang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh ngân hàng nói riêng. Hệ thống pháp luật có c sở pháp lý đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của các ngân hàng. Các ngân hàng có điều kiện thực hiện kế hoạch kinh doanh đã đề ra, có điều kiện xây dựng quy trình kinh doanh ổn định và phù hợp với mô hình hoạt động của mình, từ đó tạo điều kiện để hoạt động bảo lãnh ngân hàng đạt hiệu quả cao h n đồng thời bảo đảm an toàn cho ngân hàng. Ngược lại, hệ thống pháp luật không đồng bộ, thiếu ổn định sẽ dẫn đến việc thực thi pháp luật không nghiêm chỉnh, tạo
các khe hở khó quản lý, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn vốn của ngân hàng. + Môi trường chí nh trị xã hội:
Đây cũng là nhân tố quan trọng, thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển, hiệu quả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó có cả hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Môi trường chính trị ổn đinh tạo điều kiện cho hoạt động của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể thực hiện tốt các nghĩa vụ hợp đồng của mình, giảm thiểu việc ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng, từ đó giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng.
+ Môi trường công nghệ:
Nền kinh tế hiện đại với công nghiệp ngày càng phát triển và phục vụ đắc lực cho mọi hoạt động của các chủ thể. Đối với ngân hàng cũng vậy, mức độ hiện
đại hóa của công nghệ sẽ phục vụ đắc lực cho các hoạt động kinh doanh của ngân
hàng trong đó có hoạt động bảo lãnh, giúp thỏa mãn nhu cầu khách hàng một cách
tốt nhất, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các đối thủ cạnh tranh, đồng thời tăng khả năng quản trị, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
- Nhân tổ khách hàng:
Những nhân tố thuộc về khách hàng là một trong các nhân tố khách quan mà ngân hàng khó có thể kiểm soát được. Vì vậy, trong công tác thẩm định khách hàng, ngân hàng phải phân tích, thẩm định kỹ lưỡng mọi chỉ số để giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động bảo lãnh.
+ Tính khả thi của dự án và hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng + Năng lực tài chính của khách hàng
+ Các biện pháp bảo đảm an toàn
Ngoài ra, hiệu quả hoạt động bảo lãnh phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách hàng, nhu cầu của khách hàng cao sẽ tạo điều kiện để hoạt động bảo
lãnh phát triển, từ đó đem lại hiệu quả cao hơn cho ngân hàng. Do đó, ngân hàng luôn phải xác định các nhu cầu của khách hàng để đáp ứng được tốt.
- Đổi thủ cạnh tranh:
Trong kinh doanh nói chung và kinh doanh tiền tệ nói riêng, việc tranh giành khách hàng, tranh giành thị trường giữa các đối thủ cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Những đối thủ có năng lực, có uy tín, nhiều thế mạnh sẽ thu hút được khách hàng hơn các đối thủ khác. Do vậy, đây là nhân tố khách quan nhưng ngân hàng có thể tự nâng cao năng lực, thế mạnh của mình để đạt được vị trí cao hơn các đối thủ cạnh tranh, từ đó mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cao h n.
1.3.2.2. Nhân tổ chủ quan
Các nhân tố chủ quan ở đây là các nhân tố thuộc về nội bộ ngân hàng.
a. Mô hình tổ chức tín dụng của ngân hàng quyết định hiệu quả tín dụng và bảo lãnh của ngân hàng đó, bao gồm:
- Mô hình tổ chức từ Hội sở đến Chi nhánh.
- Quy trình bảo lãnh:
Quy trình bảo lãnh quy định các bước xử lý nghiệp vụ bảo lãnh theo một trình tự, thủ tục thống nhất và bắt buộc được tổ chức thực hiện. Mỗi bước trong quy trình bảo lãnh đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cũng như hiệu quả của bảo lãnh.
Một quy trình bảo lãnh hợp lý sẽ đảm bảo an toàn cho ngân hàng đồng thời rút ngắn thời gian, thỏa man các nhu cầu của khách hàng một cách tối ưu nhất, từ đó nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả và tạo điều kiện phát triển cho hoạt động bảo lãnh.
Ngược lại, một quy trình bảo lãnh thiếu phù hợp sẽ cản trở hoạt động bảo lãnh, không làm thỏa mãn khách hàng, gây phiền hà và tốn kém không cần thiết và có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh.
b. Trình độ quản lý, chuyên môn của cán bộ ngân hàng
- Trình độ nghiệp vụ, thái độ phục v ụ của cán bộ ngân hàng:
Con người là nhân tố quyết định trong sự thành công của hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng. Hoạt động bảo lãnh là một trong các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng, do đó, để đảm bảo công tác quản trị rủi ro, đòi hỏi trình độ, tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng. Bên cạnh đó, thái độ phục vụ khách hàng cũng là yếu tố rất quan trọng góp phần xây dựng hình ảnh của ngân hàng đối với khách hàng. Thái độ phục vụ không tốt sẽ khiến ngân hàng mất đi các khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.
- Chat lượng bảo lãnh:
Cùng với tín dụng, chất lượng bảo lãnh là thước đo cho hiệu quả quản lý, hiệu quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Chất lượng hoạt động bảo lãnh tốt sẽ mang lại uy tín cao cho ngân hàng, từ đó lại càng thúc đẩy