Hiệu quả bảolãnh tạiAgribank Chi nhánh Thăng Long

Một phần của tài liệu 0328 giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ bảo lãnh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 86 - 97)

Bảo lãnh tại Agribank Chi nhánh Thăng Long hiện phát triển tương đối mạnh nhưng hiệu quả chưa cao.

2.4.3.1. Hoạt động Bảo lãnh tại Agribank Chi nhánh Thăng Long hiện phát triển tương đổi mạnh

Nghiệp vụ bảo lãnh đã được quan tâm, phát triển và không ngừng tăng trưởng qua các năm, tương đối an toàn và có hiệu quả. Hiện tại, nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng đã phát triển mạnh so với những năm trước đó, doanh số bảo lãnh v à dư nợ bảo lãnh không ngừng tăng lên, chất lượng của các món bảo lãnh cũng không ngừng được nâng cao, số lượng doanh nghiệp xin mở bảo lãnh cũng tăng dần. C ơ cấu bảo lãnh đang phát triển vững chắc theo hướng đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh. Ngoài việc tập trung phát triển các loại hình bảo lãnh chính như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn thanh toán thì Ngân hàng còn mở rộng và phát triển thêm các loại hình bảo lãnh khác với tỷ trọng ngày càng tăng trong những năm gần đây.

Trong giai đoạn 2012-2014, với việc tuân thủ đúng quy trình, chế độ hoạt động bảo lãnh cũng như nâng cao năng lực cán bộ nhân viên, Agribank Chi nhánh Thăng Long đã đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng.

Bảng 2.12: Quy mô bảo lãnh tại CN Thăng Long các năm 2012-2014

Bảo lãnh hoàn thanh toán 3 3 ĩõ

Bảo lãnh đảm bảo chất lượng 21 19 32

Bảo lãnh thanh toán - - 2

Bảo lãnh vay vốn - - -

TỔNG 77 85 122

(Nguồn: Phòng tín dụng - Agribank Chi nhánh Thăng Long)

Doanh số phát hành bảo lãnh năm 2013 tăng 30% so với năm 2012. Đặc biệt số doanh số phát hành bảo lãnh năm 2014 tăng mạnh, tăng 465% tương đương 6o tỷ đồng so với năm 2013. Điều này cho thấy với năng lực của mình, Agribank Thăng Long ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến với dịch vụ bảo lãnh của mình, số món bảo lãnh tăng lên, giá trị các món bảo lãnh cũng tăng so với các năm trước.

Bảng 2.13: Số món bảo lãnh phát sinh các năm 2012-2014

Năm 2013, doanh số phát hành bảo lãnh tăng 30% so với năm 2012, tương đương 2.936 triệu đồng. Năm 2014, doanh số phát hành bảo lãnh tăng mạnh, tăng 465% so với năm 2013, tương đương 59.408 triệu đồng. Các loại hình bảo lãnh chủ yếu được khách hàng s dụng là bảo lãnh thực hiện hợp đồng, luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao. Bên cạnh những khách hàng truyền thống thường xuyên sử dụng dịch vụ bảo lãnh hiện có, bằng uy t n, kinh nghiệm và năng lực của mình, Agribank Chi nhánh Thăng Long đã thu hút được các khách hàng mới s dụng dịch vụ bảo lãnh với những hợp đồng có giá trị lớn. Do vậy, số lượng các món bảo lãnh qua các năm cũng tăng, năm 2012, số lượng các món bảo lãnh phát sinh chỉ đạt 77 món, năm

6 2

Tổng số dư bảo lãnh (triệu VNĐ) 242,315 162,45 95,769 ^

Tỷ lệ cho vay bắt buộc/tổng số dư bảo lãnh (đã quy đổi VNĐ)_________

46% 29% 0%

2013 đã tăng lên 85 món bảo lãnh, năm 2014 số món bảo lãnh đạt 122 món, tăng 43% so với năm 2013 và tăng 58% so với năm 2012.

Chi nhánh Thăng Long ngày càng có uy tín và thu hút được nhiều khách hàng với những món bảo lãnh lớn. Ngân hàng đạt được kết quả như vậy là nhờ có sự cố gắng nỗ lực của toàn thể bộ phận trong chi nhánh đã thực hiện các biện pháp nhằm đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh, có chính sách phí bảo lãnh hợp lý đồng thời giữ được mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng lớn thường xuyên của ngân hàng.

Bất kỳ một khách hàng nào khi được Ngân hàng bảo lãnh đều phải trả cho Ngân hàng một khoản phí bảo lãnh. Đối với Ngân hàng, nếu không xảy ra rủi ro (phải thực hiện nghĩa vụ thay cho doanh nghiệp được bảo lãnh hay không thu hồi được nợ dẫn đến phát mại tài sản) thì khoản phí thu được là một nguồn thu nhập không nhỏ cho Ngân hàng. Với mức phí mà doanh nghiệp phải trả cho Ngân hàng đã tạo ra nguồn thu cho Ngân hàng mà không nhất thiết phải mở rộng nguồn huy động vốn đầu vào, chi phí đầu vào của bảo lãnh không phát sinh vì đây đ n giản là hình thức t n dụng dựa trên uy t n của bên bảo lãnh. Bên cạnh đó thì việc lập quỹ bảo lãnh cũng được thực hiện gián tiếp thông qua việc ký quỹ của khách hàng. Vì vậy mà hoạt động bảo lãnh trong thời gian vừa qua đã đóng góp đáng kể vào tổng lợi nhuận và đã góp phần nâng cao uy tín của Agribank Chi nhánh Thăng Long.

Cùng với sự phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh thì trình độ của cán bộ ngân hàng đã được nâng lên. Từ chỗ còn xa lạ và chưa có kinh nghiệm đối với hoạt động bảo lãnh, đến nay Chi nhánh đã có những tiến bộ đáng kể về năng lực, trình độ nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức...của cán bộ. Với kinh nghiệm ngày càng cao trong nghiệp vụ bảo lãnh, ngân hàng đã lựa chọn được những dự án khả thi của các doanh nghiệp đầu tư đúng hướng, biết giữ chữ t n trên thị trường để bảo lãnh. Bên cạnh công tác ổn định tổ chức mọi hoạt động kinh doanh vào nề nếp, Chi nhánh thường xuyên thực hiện công tác chấn

chỉnh các mặt hoạt động chuyên môn, đặc biệt là tăng cường đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, đẩy mạnh thẩm định, kiểm tra giám sát chặt chẽ bảo đảm an toàn và nâng cấp chất lượng tín dụng, thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước và của ngành nhằm tháo gỡ những khó khăn cho khách hàng.

Agribank Chi nhánh Thăng Long đã quy định mức phí với khách hàngtuân theo quy định của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Ngân hàng chú trọng đến việc điều chỉnh linh hoạt hơn phí bảo lãnh, việc thu phí bảo lãnh không còn cứng nhắc ở một mức phí đối với tất cả các khách hàng được bảo lãnh. Điều này sẽ có tác dụng tích cực đến việc củng cố mối quan hệ với các khách hàng truyền thống cũng như khai thác được nhu cầu bảo lãnh từ các khách hàng mới, thu hút thêm được một lượng lớn khách hàng. Bên cạnh đó thì Ngân hàng luôn thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết của mình trong bảo lãnh. Vì vậy đã tạo được niềm tin vững chắc đối với khách hàng trong và ngoài nước, củng cố uy tín trong hoạt động kinh doanh của mình đồng thời nâng cao được vị thế của Ngân hàng trên thị trường canh tranh.

2.4.3.2. Hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại Agribank Chi nhánh Thăng Long chưa cao

a. Những vấn đề còn tồn tại

Bên cạnh những thành công thì hoạt động bảo lãnh tại Agribank Chi nhánh Thăng Long vẫn còn có những hạn chế cần được khắc phục và giải quyết:

- Các khoản cho vay bắt buộc tại Agribank Chi nhánh Thăng Long trong giai đoạn 2012-2014:

Như vậy, dù hoạt động bảo lãnh tại Agribank Chi nhánh Thăng Long tuy phát triển mạnh trong giai đoạn này nhưng lại mang rủi ro. Tỷ lệ cho vay bắt buộc

năm 2012 là 46% trên tổng số dư bảo lãnh. Tỷ lệ này năm 2013 là 29%.

Số món bảo lãnh cho vay bắt buộc chỉ của một khách hàng nhưng lại có giá trị rất lớn, do vậy mang đến rủi ro cao cho ngân hàng.

- Hình thức bảo lãnh còn đơn điệu: Cho đến nay, Agribank Chi nhánh Thăng Long vẫn chủ yếu thực hiện bảo lãnh trong nước, chưa thực hiện bảo lãnh có liên quan đến yếu tố nước ngoài nào. Tuy Ngân hàng đã chú ý tới việc đa dạng hóa các hình thức bảo lãnh nhưng chưa chú trọng tới việc phát triển đồng đều và cân đối các loại hình bảo lãnh. Hầu hết các loại bảo lãnh này đều là hình thức bảo lãnh trực tiếp và theo từng món chứ chưa có loại hình bảo lãnh gián tiếp hoặc đối ứng...Như vậy, c ơ cấu bảo lãnh của Ngân hàng còn khá đơn giản, nhưng tạo điều kiện cho việc theo dõi và quản lý các khoản bảo lãnh một cách dễ dàng.

Tại Ngân hàng, các hình thức bảo lãnh trung dài hạn như bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh vay vốn chiếm tỷ trọng khá lớn so với các hình thức bảo lãnh khác như bảo lãnh thanh toán...mà những hình thức bảo lãnh này có thể đặt Ngân hàng vào tình trạng rủi ro nhiều hơn do giá trị hợp đồng lớn và hợp đồng thường kéo dài. Chính sách phí hiện nay chủ yếu là ở hai mức 1,5%/năm và 2%/năm nên chưa thực hiện được chính sách khách hàng một cách tốt nhất. Hơn nữa, phí bảo lãnh không chỉ phục thuộc vào tỷ lệ phí mà còn phục thuộc vào thời gian bảo lãnh và số tiền bảo lãnh, nhưng mức phí hiện nay chưa phản ánh được điều này.

- Ngoài ra, số lượng khách hàng đến xin mở bảo lãnh có tăng nhưng không đồng đều giữa doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh. Trong yêu cầu đảm bảo, việc yêu cầu hầu hết các khách hàng mới và khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh ký quỹ 100% là chưa hợp lý vì chính sách này tuy an toàn cho ngân hàng nhưng làm hoạt động bảo lãnh không phát huy

được chức năng bảo đảm cũng như tài trợ của bảo lãnh ngân hàng hơn nữa còn làm giảm khả năng thu hút khách hàng. Nếu có thể đơn giản hóa thủ tục, điều kiện bảo lãnh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đánh giá được khả năng phát triển của họ thì Ngân hàng có thể thực hiện được các hợp đồng bảo lãnh lớn và làm tăng thu nhập từ bảo lãnh cho Ngân hàng.

b. Những nguyên nhân * Nguyên nhân khách quan:

- Các quy định pháp lý điều chỉnh nghiệp vụ bảo lãnh còn chưa hoàn

chỉnh và đồng bộ. Môi trường pháp lý có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong đó có nghiệp vụ bảo lãnh. Hành lang pháp lý thuận lợi sẽ thúc đẩy nghiệp vụ bảo lãnh phát triển. Nghiệp vụ bảo lãnh hiện nay đang thực hiện theo Thông tư 28/2012/TT-NHNN Quy định về Bảo lãnh ngân hàng ngày 03/10/2012 của Ngân Hàng Nhà Nước và Quyết định số 376/QĐ-HĐTV-KHDN Quy định Bảo lãnh ngân hàng trong hệ thống Agribank ngày 07/05/2013 của Hội đồng thành viên NHNo&PTNT Việt Nam. Đồng thời nghiệp vụ bảo lãnh chịu sự điều chỉnh của Luật NHNN Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản dưới luật khác có tác dụng trực tiếp tới nghiệp vụ bảo lãnh. Tuy nhiên, việc chịu sự điều chỉnh của rất nhiều các văn bản quyết định đã gây ra sự chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau gây khó khăn cho việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. H n nữa, các văn bản thường xuyên được sửa đổi thường tạo ra sự không thống nhất trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh do việc s a đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có độ trễ của nó, việc hướng dẫn thực hiện chậm trễ. Trên hết, các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng có Luật riêng điều chỉnh.

Cũng như vậy, do Việt Nam chưa có Luật bảo lãnh nên việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cần phải tham chiếu quá nhiều văn bản, quyết định liên quan đến nghiệp vụ t n dụng, gây ra lẫn lộn giữa hai nghiệp vụ này và việc

thiếu đồng bộ do thiếu một Luật thống nhất về bảo lãnh. Bên cạnh đó, các quy định về thế chấp, cầm cố tài sản, các thủ tục giải quyết tranh chấp, phát mại tài sản...chưa đầy đủ, còn nhiều vướng mắc gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thực hiện bảo lãnh cũng như thu lại các khoản bồi hoàn nếu rủi ro xảy ra, đặc biệt là đối với DNNN-đối tượng khách hàng chính của Agribank Chi nhánh Thăng Long nói riêng và các NHTM nói chung. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà cửa được triển khai chậm chạp, thủ tục công chứng không rõ ràng và thống nhất cũng làm chậm lại tốc độ đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh của ngân hàng.

- Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp không đủ vốn để sản xuất kinh doanh. Vốn vay ngân hàng, vốn chiếm dụng, vốn đi vay khác là nguồn vốn chủ yếu để sản xuất kinh doanh. Thậm ch một số dự án mới được duyệt, doanh nghiệp mới được thành lập thì vốn vay và vốn bảo lãnh của ngân hàng chiếm đa phần. Số doanh nghiệp muốn xin bảo lãnh rất lớn nhưng số doanh nghiệp có tình hình tài chính ổn định, dự án kinh doanh khả thi không nhiều. Đây là một áp lực lớn đối với ngân hàng khi thẩm định để bảo lãnh, nhất là khi doanh nghiệp không có đủ điều kiện đảm bảo an toàn trong bảo lãnh, không có tài sản thế chấp.

Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu hết có số vốn tự có thấp, không đủ điều kiện để vay vốn và xin bảo lãnh, hiệu suất và năng suất khôn g cao, khả năng hoàn vốn tín dụng không cao. Các doanh nghiệp tư nhân thì không đủ vốn ký quỹ hoặc không có đảm bảo cho bảo lãnh...Năng lực tài ch nh, hiệu quả kinh doanh và t nh minh bạch trong báo cáo tài ch nh, trình độ và năng lực quản lý...của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế gây khó khăn cho ngân hàng trong quyết định bảo lãnh.

- Thông tin cho nghiệp vụ bảo lãnh chưa đầy đủ, ch nh xác và chưa được chú ý đúng mức. Một khách hàng hoặc doanh nghiệp có quyền vay vốn

và đề nghị bảo lãnh tại các ngân hàng khác nhau, mở tài khoản giao dịch tại nhiều nơi khiến cho sự quản lý của ngân hàng đối với doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, khó nắm bắt được tình hình hoạt động và công nợ thực tế của doanh nghiệp để có thể ra quyết định đúng đắn. Theo quy định của NHNN, tất cả các tổ chức tín dụng phải đưa thông tin về khách hàng và tất cả các món vay, bảo lãnh của khách hàng có giá trị vay bằng hay vượt mức quy định lên Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC). Thông qua việc thu thập thông tin từ CIC, các ngân hàng có thể biết được tình hình vay nợ của khách hàng. Tuy nhiên, cho đến nay, việc phổ cập và cập nhật thông tin trên CIC chưa đầu đủ. Các ngân hàng do muốn đảm bảo b í mật trong kinh doanh cũng như b í mật của khách hàng đã không đưa hoặc đưa thông tin không đầy đủ lên CIC. Điều này gây khó khăn trog việc nắm bắt tình hình dư nợ của khách hàng tại ngân hàng khác. Bên cạnh đó, ngay cả thông tin mà khách hàng cung cấp về tình hình sản xuất kinh doanh như các báo cáo tài chính còn chưa chuẩn xác. Nhiều khi khách hàng muốn được ngân hàng bảo lãnh đã “làm đẹp” các báo cáo này lên, điều này gây mất thời gian cho ngân hàng trong việc xác minh và thẩm định khách hàng.

* Nguyên nhân chủ quan:

Vốn tự có của Ngân hàng còn nhỏ, trong khi đó thì điều kiện bảo lãnh đối một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có. Do đó khi các tổng công ty lớn có nhu cầu đầu tư cho các công trình trọng điểm của nền kinh tế thì ngân hàng không thể một mình đáp ứng nhu cầu bảo lãnh. Nếu chờ để được Ch nh phủ, NHNo&PTNT Việt Nam cho phép thì lại lỡ mất cơ hội kinh doanh, do vậy sẽ phải dùng biện pháp mời các ngân hàng cùng tham gia đồng bảo lãnh, nhưng tính phối hợp giữa các ngân hàng không đơn giản và thuận lợi.

Tóm lại, bên cạnh những thành tựu trong hoạt động bảo lãnh mà Agribank Chi nhánh Thăng Long đạt được thì ngân hàng cũng không tránh

khỏi những hạn chế. Và việc phát huy những thành công bước đầu đó, kết hợp với việc khắc phục những hạn chế sẽ giúp cho hoạt động bảo lãnh tại Agribank Chi nhánh Thăng Long sẽ phát triển hơn, có chỗ đứng vững chắc hơn, để sẵn sàng đáp ứng và phục vụ cho các nhu cầu của thành phần kinh tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chưong 2, luận văn phân tí ch thực trạng về hoạt động bảo lãnh tại Agribank Chi nhánh Thăng Long trong thời gian 3 năm gần nhất. Luận văn đã đi vào phân tích hoạt động bảo lãnh theo c ơ cấu (theo loại bảo lãnh, hình thức bảo lãnh, đối tượng bảo lãnh ...); phản ánh thu nhập từ hoạt động bảo lãnh theo các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Đồng thời, qua điều tra khảo sát khách hàng, luận văn cũng đã phân tí ch khách quan hơn về thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng. Qua đó, luận văn đã nêu lên những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của

Một phần của tài liệu 0328 giải pháp nâng cao hiệu quả dịch vụ bảo lãnh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 86 - 97)

w